Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục an toàn giao

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 77 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục an toàn giao

thông cho học sinh THPT

3.2.4.1. M c đ ch

Kiểm tra luôn là để đo lường kết quả, kiểm tra kết quả giáo dục an toàn giao thông để đo lường chất lượng giáo dục an toàn giao thông. Dựa trên kết quả kiểm tra để thực thi đánh giá và rút kinh nghiệm sai sót. Từ đó đề xuất khen thưởng và xử phạt nhằm mục đích khuyến khích kêu gọi tinh thần thi đua nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông của nhà trường.

Việc kiểm tra, đánh giá phải đạt được các yêu cầu chính xác, chân thực và gắn với thực tiễn; có tác dụng trực tiếp đến việc xác định trình độ, phẩm chất và năng lực thực sự của học sinh; chất lượng và hiệu quả giáo dục của giáo viên; hiệu quả của công tác quản lý, chỉ đạo của Ban chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông.

3.2.4.2. N i dung và cách thức thực hiện:

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông, người quản lý cần:

a. Xây dựng kế hoạch chi tiết việc kiểm tra thực hiện giáo d c an toàn giao thông

Cùng với việc xây dựng kế hoạch hoạt động sẽ là kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục an toàn giao thông. Theo đó, việc kiểm tra đánh giá sẽ được quy định thời gian, nội dung, mục đích, đối tượng tiến hành. Kế hoạch kiểm tra cần làm rõ hình thức, phương pháp kiểm tra. Cụ thể như:

+ Giám sát từ xa: Cán bộ Ban chỉ đạo ATGT thu thập, sàng lọc, phân tích, phân tổ, tổng hợp số liệu thông qua hệ thống các mẫu biểu báo cáo của các bộ phận về việc thực hiện giáo dục an toàn giao thông. Báo cáo gồm: báo cáo định kì theo tháng, báo cáo nhanh khi có các hiện tượng đột xuất, báo cáo sơ kết theo kì. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục an toàn giao thông của các cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra, nhằm đánh giá kết quả đạt được, phát hiện kịp thời sai sót, sai phạm, rủi ro tiềm ẩn, kịp thời cảnh báo kiến nghị biện pháp ngăn ngừa và phục vụ cho yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra trực tiếp.

+ Kiểm tra trực tiếp:Ban chỉ đạo sẽ kiểm tra thông qua việc xác minh, đối chiếu, thu thập các bằng chứng liên quan đến các thông tin kiểm tra, từ đó xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ liên quan đến tình hình hoạt động giáo dục an toàn giao thông của các cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra để có cơ sở đưa ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp.

+ Kiểm tra gián tiếp: Một bộ phận trong ban chỉ đạo sẽ thực hiện kiểm tra thông qua hòm thư góp ý. Những nội dung được phản ánh trong thư góp ý sẽ giúp Ban chỉ đạo thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của cá nhân (hoặc bộ phận) trong việc GD ATGT đã được giao phó. Từ đó có những nhận xét, góp ý cho cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình.

b. Thành lập b phận chuyên trách về kiểm tra hoạt đ ng giáo d c an toàn giao thông:

Ban chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông căn cứ vào nội dung, yêu cầu kiểm tra để lựa chọn cán bộ chuyên trách về kiểm tra cho phù hợp để trình Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập ban kiểm tra công tác giáo dục an toàn giao thông. Thông thường thành viên của ban này có đại diện của: cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân, Đoàn thanh niên và tổ chuyên môn.

Trưởng ban kiểm tra cần có đủ năng lực chuyên môn để tổ chức thực hiện nhiệm vụ đã nêu trong quyết định và đề cương kiểm tra; cần nắm chắc năng lực, kinh nghiệm của mỗi thành viên trong để phân công nhiệm vụ phù hợp đối với từng người. Các thành viên tự chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra của mình đối với công việc được phân công, thường xuyên báo cáo trưởng ban tiến độ, những vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra. Cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để ban kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ. Việc nhận xét đánh giá của từng thành viên phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực. Ban kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra nêu cụ thể những vấn đề tồn tại hạn chế, sai sót, sai phạm cùng với bằng chứng sát thực, thuyết phục để làm cơ sở kiến nghị với cá nhân (bộ phận) được kiểm tra. Ban chỉ đạo sẽ thống nhất biên bản về những ưu, khuyết và phương hướng khắc phục tồn tại đối với cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra.

Tóm lại, việc thành lập bộ phận chuyên trách kiểm tra thực hiện giáo dục an toàn giao thông là rất cần thiết, bởi những người được giao nhiệm vụ cụ thể sẽ xác định rõ hơn trách nhiệm của mình, có kĩ năng thực hiện có hiệu quả các biện pháp kiểm tra, từ đó góp phần đạt được mục đích của việc kiểm tra, đánh giá.

c. Xây dựng hoàn thiện các tiêu ch đánh giá, khen thưởng, kỷ luật về an toàn giao thông:

thành viên ban an toàn giao thông nhà trường. Ở bước này, đòi hỏi xây dựng chuẩn đánh giá các giáo viên, học sinh, hiệu quả hoạt động của các bộ phận tham gia. Một thực tế là hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn, chuẩn mực nào dùng để đánh giá hiệu quả việc giáo dục an toàn giao thông, sáng kiến về giáo dục an toàn gao thông. Đây là một nguyên nhân khá lớn dẫn đến sự thờ ơ, thiếu chuyên tâm của cá nhân, bộ phận trong công tác giáo dục này. Không những thế, sự thiếu quy chuẩn đo lường này còn dẫn đến các hoạt động an toàn giao thông chưa thu hút được giáo viên học sinh và cả cha mẹ học sinh, người dân tham gia.

Vì vậy, các nhà trường cần xây dựng riêng “thước đo” đánh giá khả năng, kỹ năng, chất lượng giáo dục an toàn giao thông đối với các giáo viên, xây dựng các tiêu chí đánh giá, thi đua, khen thưởng, kỉ luật trong công tác giáo dục an toàn giao thông. Mà các thước đo lường ấy được ban an toàn giao thông mỗi nhà trường định lượng theo từng cuộc thi riêng, từng hoạt động riêng, sinh hoạt riêng... phù hợp với đặc thù giao thông, đặc điểm tình hình của mỗi nhà trường, đảm bảo tính chính xác, khách quan, đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính nhân văn. Các tiêu chí này cần được đưa ra bàn bạc, thảo luận, lấy ý kiến đóng góp từ tất cả các cá nhân và bộ phận trong nhà trường, theo đó, các hình thức đánh giá, khen thưởng, kỉ luật đều được xây dựng với những nội dung, quy định cụ thể, giúp cho cá nhân (hoặc bộ phận) dễ dàng phấn đấu thực hiện. Ví dụ: Tiêu chuẩn đánh giá “Lớp có phong trào thực hiện tốt an toàn giao thông” sẽ quan tâm đến việc lớp hưởng ứng phong trào chung của nhà trường như thế nào, số học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông đầu và cuối giờ (theo sổ theo dõi của Đội cờ đỏ), kết quả tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông của lớp; Tiêu chuẩn “Giáo viên chủ nhiệm quản lý giỏi về an toàn giao thông của lớp” sẽ quan tâm đến kết quả thực hiện của các em, công tác chỉ đạo điều hành tổ chức các hoạt động của lớp; Tiêu chuẩn “Học sinh có ý thức tốt khi tham gia giao thông” sẽ xem xét đến những học sinh có ý thức tham gia giao thông đúng luật, không vi phạm an toàn giao thông, học sinh tích cực tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông của trường, lớp,…

d. Thực hiện đánh giá dựa trên hiệu quả giáo d c an toàn giao thông bằng thực tế hoạt đ ng học sinh tham gia giao thông:

Đây là công tác rất khó thực hiện vì hành vi tham gia giao thông của các em hàng ngày mang tính cá nhân. Phạm vi kiểm tra của ban an toàn giao thông nhà trường là đánh giá hành vi tham gia giao thông của các em ở khuôn viên trường và ngoài nhà trường (khu vực xung quanh trường) để làm cơ sở đánh giá hiệu quả công tác giáo dục và đánh giá một phần kỹ năng hiệu quả sư phạm an toàn giao thông chung của nhà trường hay của tổ-nhóm giáo viên, chứ không thể kiểm soát được trong suốt quá trình

các em tham gia giao thông từ nhà đến trường và ngược lại. Việc kiểm tra này mang tính đột xuất bằng câu hỏi, bất ngờ hành vi tham gia giao thông của một em hay một số em trong các lớp trong thực tế để xem xét hành vi tham gia giao thông của các em. Bước này của biện pháp không mang tính cụ thể một quá trình thực thi, mà là một bước bổ trợ cho hoạt động kiểm tra đánh giá chính.

e. Quan tâm việc rút kinh nghiệm sau kiểm tra- đánh giá:

Chúng ta thường nói: “không có kiểm tra thì không là quản lý”, nhưng có kiểm tra mà không có nhận xét, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời thì cũng không còn giá trị của việc kiểm tra. Chính vì vậy, sau mỗi cuộc kiểm tra, các nhà trường cần quan tâm đến việc tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm về những vấn đề tổng hợp được. Việc rút kinh nghiệm sẽ được tiến hành trực tiếp với cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra, trong đó ban kiểm tra cần chỉ rõ những ưu điểm, những mặt thành công cần tiếp tục phát huy và nêu ra những vấn đề còn hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Qua buổi làm việc, ban kiểm tra cũng giúp người (hoặc bộ phận) được kiểm tra xây dựng biện pháp khắc phục những tồn tại hiện có để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.

Sau mỗi đợt kiểm tra, Ban chỉ đạo sẽ họp và tổng hợp những vấn đề thực tiễn, đánh giá lại quá trình chỉ đạo, sau đó đi đến thống nhất: những hoạt động nào đã triển khai tốt, có hiệu quả, cần biểu dương khen thưởng và tiếp tục phát huy; những hoạt động nào còn hạn chế, chưa đem lại hiệu quả cao, nguyên nhân của tồn tại và hướng khắc phục, điều chỉnh,… Việc làm này sẽ đem lại hiệu quả cao nhất trong việc bám sát thực tiễn để thực hiện công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường.

g. Làm t t công tác khen thưởng sau kiểm tra-đánh giá:

Khi tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông, Ban chỉ đạo cần có phân công theo dõi kết quả hoạt động của các tập thể, cá nhân để đưa ra những đề xuất tuyên dương khen thưởng hoặc nhắc nhở phê bình. Cần nhắc nhở cá nhân hoặc tập thể lớp nào, bộ phận nào không tham gia (phê bình, nhắc nhở tùy theo mức độ); đề xuất tuyên dương và khen thưởng những tập thể, cá nhân nhiệt tình tham gia, đã đưa ra được những ý kiến xác đáng. Có lịch phân công theo dõi giáo viên và học sinh đã thực hiện đúng trật tự an toàn giao thông chưa, học sinh có tham gia đầy đủ các buổi hoạt động tuyên truyền ngoại khóa không... Khi tổ chức các phong trào thi đua giữ trật tự an toàn giao thông phải có những giải thưởng hợp lý để khích lệ mọi người hưởng ứng tham gia. Sau đó phải có tuyên dương và khiển trách trong các cuộc họp… Làm được điều này sẽ kích thích giáo viên, học sinh tham gia tích cực hoạt động giáo dục an toàn giao thông. Trong các tiết sinh hoạt lớp hoặc khi lồng ghép giáo dục an toàn giao thông trong các giờ học, giáo viên cũng phải đề ra các quy định có thưởng, có phạt để

học sinh tích cực và tự nguyện tham gia. Trong các tiết tích hợp kiến thức an toàn giao thông, trong hoạt động ngoài giờ lên lớp…tất cả những đồ dùng dạy học, thiết bị phục vụ công phu mà giáo viên đầu tư phải được nhà trường tuyên dương khen thưởng. Mỗi hoạt động giáo dục an toàn giao thông sau khi triển khai phải tổng kết đánh giá kịp thời, khen thưởng đúng mức, công tâm, đảm bảo lợi ích vật chất với việc động viên các cá nhân, tập thể hoạt động tốt hơn, góp xây dựng hành vi, phần hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn.

Tóm lại, tăng cường kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh là biện pháp rất quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng quản lý của người lãnh đạo. Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho lãnh đạo ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong trường; cải tiến công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục an toàn giao thông của nhà trường. Bên cạnh đó, khích lệ tinh thần thi đua của các cá nhân giáo viên, học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật trong công tác giáo dục an toàn giao thông phải trở thành một nội dung công tác và duy trì thực hiện thường xuyên trong nhà trường mới tạo được hiệu quả lâu dài trong việc quản lý giáo dục an toàn giao thông ở các trường THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

3.2.4.3. iều kiện thực hiện biện pháp:

Hỗ trợ kinh phí các hoạt động thi đua trong công tác giáo dục an toàn giao thông. Hỗ trợ điều kiện xây dựng quy chế khen thưởng hoạt động giảng dạy thi đua an toàn giao thông.

Minh bạch bầu chọn đánh giá hoạt động giáo dục thi đua an toàn giao thông cấp nhà trường. Khen đúng người, giao đúng việc, đúng lúc, đúng thời điểm.

Ban an toàn giao thông luôn điều chỉnh thái độ công bằng khi tiến hành kiếm tra đánh giá công tác này.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)