Chú trọng việc lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông trong kế hoạch

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 69 - 74)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Chú trọng việc lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông trong kế hoạch

giáo dục tổng thể, kế hoạch hoạt động tích hợp và toàn diện của nhà trường

3.2.2.1. M c đ ch

Xây dựng được một bản kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cụ thể, chi tiết, khoa học, sát hợp với điều kiện hoàn cảnh nhà trường, với thực tế giao thông địa phương, vạch ra các phương án thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của bản kế hoạch, đưa ra các giải pháp cho từng nhiệm vụ cụ thể. Các giải pháp này phải có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường, của địa phương.

3.2.2.2. N i dung và cách thực hiện

Để làm tốt công tác quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng thì người quản lý cần phải có kế hoạch. Quản lý theo kế hoạch và quản lý bằng kế hoạch là phương pháp quản lý khoa học nhất và đem lại hiệu quả cao. Bởi vậy, trong công tác quản lý của người hiệu trưởng cần chú trọng, đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ (của các cá nhân và tập thể) vào công tác xây dựng kế hoạch, đặc biệt là công tác xây dựng kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện năm học.

Trong trường THPT, kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của năm học là quyết định quản lý lớn nhất, là bộ khung cơ bản của mọi hoạt động giáo dục, là cơ sở pháp lý định hướng cho mọi thành viên, mọi bộ phận hoạt động đúng theo yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của mình, để đạt được mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã đặt ra. Trong kế hoạch giáo dục tổng thể đó, Hiệu trưởng cần chú trọng xây dựng kế hoạch giáo dục an toàn giao thông để chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường đạt được hiệu quả cao nhất.

Muốn vậy, trong việc lập kế hoạch, Hiệu trưởng cần thực hiện tốt những nội dung sau:

a. Từ thực trạng hoạt đ ng giáo d c an toàn giao thông năm học trước, đề ra m c tiêu giáo d c an toàn giao thông năm học mới:

Ban an toàn giao thông các trường có buổi dự thảo trước năm học mới về các tiêu chuẩn kiểm tra-đánh giá an toàn giao thông, các kết quả giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tích hợp đạt được, các sai sót trong quản lý giáo dục an toàn giao thông, các tồn đọng có thể gây hậu quả từ những quy định trong năm học cũ của nhà trường... Ban an toàn giao thông nhà trường sẽ cập nhật các thông tư, quy định, yêu cầu năm học mới của Bộ, Sở GD&ĐT mang tính phổ biến rộng đến toàn ban. Và từ 02 điều kiện đó làm cơ sở sửa đổi bổ sung điều lệ, quy định mới ở bước cơ bản cho công tác quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông nhà trường. Từ đó kết hợp với mục tiêu năm học bộ ngành đề ra, xây dựng mục tiêu giáo dục nhà trường, mục tiêu giáo dục an toàn giao thông trong năm học mới. Đề xuất quy chế chuẩn của nhà trường cho hoạt

động giáo dục an toàn giao thông xuyên suốt năm về công tác sinh hoạt chuyên đề, các cuộc thi đua cấp trường, quy chế quản lý, kiểm tra đánh giá, khen thưởng, xử phạt. Song song đó là dự thảo tài chính hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục an toàn giao thông của trường, trong đó gồm những hạng mục hỗ trợ sáng kiến trong các mô hình hoạt động hay, sang tạo, hỗ trợ sinh hoạt ngoài lớp, hỗ trợ các cuộc thi đua cấp trường.

b. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt đ ng giáo d c an toàn giao thông trong kế hoạch tổng thể năm học:

Kế hoạch năm học do hiệu trưởng chỉ đạo cuộc họp thực hiện, sát hợp kế hoạch dự thảo giáo dục an toàn giao thông vào kế hoạch tổng thể, Hiệu trưởng dựa vào bình chọn bằng phiếu của toàn giáo viên trường, ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường. Ban chỉ đạo gồm các thành phần như: Ban giám hiệu, đại diện cấp ủy Đảng, Bí thư Đoàn thanh niên, đại diện Ban chấp hành Công đoàn, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Đó là những người đại diện cho các lực lượng tham gia giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường, họ sẽ là những người vừa góp phần xây dựng kế hoạch sát thực tiễn giáo dục, vừa chỉ đạo các bộ phận của mình tham gia thực hiện kế hoạch một cách sát sao nhất.

Ban chỉ đạo tiến hành thu thập và xử lý thông tin, tập hợp số liệu liên quan đến công tác giáo dục an toàn giao thông để xây dựng bản dự thảo kế hoạch trình Hiệu trưởng. Bản kế hoạch phải đảm bảo 3 phần lớn sau:

* Phần I: Phân tích đặc điểm tình hình địa phương, nhà trường.

- Nêu khái quát tình hình xã hội, đặc thù giao thông của địa phương. Phân tích những thuận lợi, khó khăn có tác động ảnh hưởng đến công tác giáo dục an toàn giao thông của nhà trường trong năm học mới....

- Đặc điểm tình hình nhà trường:

+ Đội ngũ: Số lượng, chất lượng (điểm mạnh, điểm yếu) + Kết quả giáo dục an toàn giao thông năm học trước.

+ Tình hình năm học mới: Số học sinh toàn trường? Số học sinh từng khối lớp? Tình hình tham gia giao thông của học sinh hàng ngày? Phương tiện giao thông chủ yếu của các em (thống kê biển số xe, loại xe của từng em).

+ Cơ sở vật chất: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục an toàn giao thông hiện có? Yêu cầu trong năm học mới là gì? (Ví dụ: Thêm pano, apphich, sa bàn; Mua bổ sung sách, tài liệu giáo dục về an toàn giao thông, mua các trang thiết bị phục vụ việc thực hành trên sân trường…

+ Tài chính: Dự trù các khoản chi tiêu phục vụ công tác giáo dục an toàn giao thông...

toàn giao thông trong năm học và các biện pháp thực hiện.

Để bản kế hoạch giáo dục an toàn giao thông hoàn thiện cần phải nêu được các vấn đề cơ bản, cốt lõi trong mục công tác quản lý của ban giám hiệu nhà trường. Cụ thể như sau:

- Xây dựng đ i ngũ: Tổ chức phân công hợp lý phù hợp với khả năng, điều kiện của mỗi người. Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích giáo viên luôn luôn tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, cập nhật các thông tin về luật giao thông và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Động viên giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục giao thông. Kiểm tra thường xuyên hồ sơ giáo viên và việc thực hiện chương trình lồng ghép, tích hợp, ngoài giờ lên lớp… Quan tâm làm tốt công tác thi đua, biểu dương khen thưởng những giáo viên tích cực, có nhiều sáng kiến sáng tạo trong việc giáo dục an toàn giao thông. Trưởng các bộ phận, tổ chuyên môn trong nhà trường phải có kế hoạch triển khai cụ thể, rõ ràng, chi tiết tới từng thành viên trong quá trình thực hiện.

- Xây dựng nề nếp kiểm tra:

+ Có kế hoạch kiểm tra dưới mọi hình thức đối với giáo viên và học sinh trong việc thực hiện an toàn giao thông trước cổng trường. Thường xuyên theo dõi sự chuyển biến về ý thức tham gia giao thông đúng quy định. Đội cờ đỏ trực cổng trường nhắc nhở, ghi nhận những học sinh không đội mũ bảo hiểm để có biện pháp giáo dục các em.

+ Đẩy mạnh việc thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực, lồng ghép vào các môn học, các hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền giáo dục cho các em.

- Công tác xã h i hóa giáo d c: Huy động nguồn kinh phí và công sức đóng góp cho công tác an toàn giao thông:

+ Các cấp ủy, Đảng, chính quyền địa phương tham gia đóng góp ý tưởng, công sức, chỉ đạo các lực lượng địa phương hỗ trợ quá trình giáo dục an toàn giao thông.

+ Gia đình học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức kinh tế- xã hội, gia đình, cá nhân… tham gia ủng hộ kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục an toàn giao thông.

* Phần III: Nêu rõ chương trình kế hoạch hoạt động của từng tháng, học kỳ, cả năm học, trong đó nên cụ thể nội dung, thời gian, địa điểm thực hiện, biện pháp, người thực hiện, dự trù kinh phí, dự kiến kết quả, điều chỉnh. Nội dung trong kế hoạch hàng tháng, học kỳ càng chi tiết cụ thể càng giúp cho người thực hiện chủ động trong công việc và trong công tác phối hợp. Trong bảng kế hoạch tháng, học kỳ ngoài các cột thông thường như: Thời gian, Nội dung, Người thực hiện… nên có thêm cột “Ghi chú

đặc biệt” hoặc cột “Điều chỉnh” để có thể ghi lại những vấn đề được cân nhắc trong quá trình thực hiện kế hoạch. Ta có thể lập bảng kế hoạch hoạt động tháng sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch hoạt đ ng tháng

Tháng Nội dung Ngƣời thực hiện Địa điểm Thời gian Biện pháp tiến hành Dự trù kinh phí Điều chỉnh 9/ 2019 … Nội dung 1: Tuyên truyền với khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về Văn hoá giao thông cho học sinh noi theo”

Hiệu trưởng Phòng họp hội đồng trường, Sân trường Tuần đầu tháng 9 thực hiện trong buổi họp Hội đồng sư phạm, chào cờ 1.5 triệu đồng

Nội dung 2: Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện Ban chỉ đạo – Ban ATGT nhà trường Phòng họp Tuần thứ 2 tháng 9 xây dựng dự thảo. Hiệu trưởng họp thông qua và chỉ đạo thực hiện Lưu ý luôn điều chỉnh phù họp nếu có sai sót Nội dung 3: Thành lập Ban chỉ đạo công tác giáo dục an toàn giao thông Hiệu trưởng ra quyết định Phòng họp Tuần thứ 2 tháng 9 Bầu cử hội đồng trường Nội dung 4: … Nội dung 5: …

Các tháng còn lại cũng như kế hoạch của học kỳ, năm chúng ta dựa vào tình hình thực tế, nhu cầu của từng thời điểm chúng ta xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình chung trong công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.

Đây là một trong những nội dung rất quan trọng và có tác dụng lớn trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch cũng như việc kiểm tra tiến độ hay điều chỉnh kế hoạch, vì nhìn vào bảng chương trình hoạt động từng tháng ta sẽ thấy ngay công việc đã làm, đang làm và sẽ làm gì; những việc trong kế hoạch chưa làm... Trong cùng một

thời gian có bao nhiêu việc diễn ra, bao nhiêu việc bắt đầu và bao nhiêu việc kết thúc... Những việc nào cần xem xét kĩ lưỡng, những việc nào bất cập cần điều chỉnh ngay.

c.Phát huy tinh thần dân chủ, huy đ ng sự tham gia của giáo viên, cán b quản lý, cha mẹ học sinh-ph huynh học sinh vào quá trình xây dựng kế hoạch:

Hiệu trưởng yêu cầu các tổ chuyên môn nghiên cứu, trao đổi và góp ý vào bản dự thảo kế hoạch. Bằng những kinh nghiệm thực tế, những hoạt động trực tiếp với học sinh trong công tác giáo dục an toàn giao thông hàng năm, ý kiến đóng góp của các tổ chuyên môn, các đoàn thể thực sự là cần thiết để góp phần hoàn thiện một bản kế hoạch khả thi. Bên cạnh đó, việc làm này vừa phát huy tinh thần dân chủ, vừa thể hiện sự tôn trọng tập thể của người lãnh đạo nhà trường. Từng ý kiến đóng góp sẽ được đưa trao đổi, cân nhắc về sự hợp lý, tính khả thi khi đưa vào kế hoạch. Hiệu trưởng ra quyết định thực hiện. Trong cuộc họp hội đồng tháng 9, bản kế hoạch chính thức sẽ được phổ biến công khai trong cuộc họp Hội đồng sư phạm đầu năm học. Sau đó, các tổ chuyên môn, các đoàn thể được phân công nhiệm vụ trong kế hoạch sẽ họp triển khai những nội dung hoạt động giáo dục an toàn giao thông cụ thể trong tháng, học kỳ, năm học. Trong quá trình triển khai, Hiệu trưởng và các thành viên Ban chỉ đạo tiếp tục quan tâm, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, các ý kiến đề xuất hợp lý của giáo viên để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

Tóm lại, xây dựng được một bản kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cụ thể, chi tiết, khoa học, sát hợp với điều kiện hoàn cảnh nhà trường, với thực tế địa phương, bám sát yêu cầu, chỉ thị nhiệm vụ năm học của ngành, cấp học sẽ giúp cho người hiệu trưởng tránh được nhiều bất cập trong quá trình quản lý, quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện giáo dục an toàn giao thông cũng dễ dàng, thuận lợi hơn, quá trình kiểm tra, đánh giá cũng có căn cứ, có cơ sở. Trong cả quá trình triển khai thực hiện sẽ ít gặp vướng mắc hơn vì công việc không bị bỏ sót, không bị chồng chéo. Kế hoạch cũng phân định thời gian, trách nhiệm rõ ràng nên tránh được hiện tượng ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Việc bổ sung, điều chỉnh (nếu cần) sẽ kịp thời hơn và hạn chế đến mức thấp nhất mọi chi phí và đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ hoạt động. Được cấp trên hỗ trợ bổ sung kế hoạch tài chính cho các hoạt động quản lý giáo dục an toàn giao thông cho các trường THPT trên địa bàn. Được cấp trên thông qua và phê duyệt các hoạt động thi đua an toàn giao thông trên phạm vi cả nước.

Các thành viên Ban chỉ đạo nhiệt tình, tích cực, gương mẫu trong hoạt động giáo dục an toàn giao thông của cán bộ, giáo viên nhà trường, năng nổ phản hồi các sai phạm. Cần nâng cao chất lượng, sinh động hoá sinh hoạt nội bộ ban an toàn giao thông

mở rộng đến các giáo viên. Cần liên tục đổi mới nội dung, cải tiến hình thức sinh hoạt trong các hoạt động giáo dục an toàn giao thông.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau 1 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)