Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 25 - 26)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục đến toàn bộ các phần tử và các lực lƣợng trong hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đúng tính chất, nguyên lý và đƣờng lối phát triển giáo dục, đƣa hệ thống giáo dục đến mục tiêu đề ra.

Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Theo nghĩa rộng của giáo dục, với việc thực hiện triết lý giáo dục thƣờng xuyên và triết lý học suốt đời thì ngoài tiêu điểm là giáo dục thế hệ trẻ còn phải chăm lo giáo dục cho mọi ngƣời. Cho nên: Quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có ý thức và tuân thủ các quy luật khách quan của chủ thể quản lý giáo dục lên toàn bộ các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt tới kết quả mong muốn (xây dựng và hoàn thiện nhân cách người lao động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - hội .

Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng, quản lý giáo dục có nhiều cấp độ và có thể phân ra hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô. Việc phân chia quản lý vĩ mô và vi mô chỉ là tƣơng đối.

Đối với cấp độ vĩ mô: Quản lý giáo dục cấp độ vĩ mô đƣợc nhìn nhận ở góc độ quản lý nhà nƣớc về giáo dục của các cơ quan quản lý giáo dục. Luật Giáo dục (2019) nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ

sở giáo dục”1.

Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý giáo dục trong việc huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm đạt tới mục tiêu phát triển của cả hệ thống giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với cấp vi mô:Quản lý giáo dục cấp độ vi mô đƣợc nhìn nhận ở góc độ quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục (trƣờng học) và đƣợc thực hiện bởi chủ thể quản lý của các cơ sở đó (gọi chung là quản lý nhà trƣờng).

Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý giáo dục đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài nhà trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ và góp phần đƣa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 25 - 26)