8. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội tạ
tình hình giáo dục tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế, chính trị - xã hội tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Huyện Thới Bình đƣợc thành lập từ năm 1956, là một huyện thuộc bán đảo Cà Mau, có địa hình đặc trƣng của khu vực này là đồng bằng, ngập mặn, có một phần nằm trong rừng U Minh.
Huyện Thới Bình là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cà Mau, tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
Diện tích tự nhiên của huyện là 636,39 km2, bằng 12,28% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Cà Mau.
- Phía bắc tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang; - Phía đông tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu; - Phía tây tiếp giáp với huyện U Minh; - Phía nam tiếp giáp với thành phố Cà Mau.
Huyện Thới Bình đƣợc chia thành 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Thị trấn Thới Bình, các xã: xã Biển Bạch Đông, xã Biển Bạch, xã Trí Phải, xã Tân Phú, xã Thới Bình, xã Tân Lộc Bắc, xã Tân Lộc, xã Tân Lộc Đông, xã Hồ Thị Kỷ, xã Trí Lực, xã Tân Bằng.
Dân số khoảng 135.892 ngƣời chiếm 11,37% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số trung bình 213 ngƣời/km2
; gồm 03 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer và 9,1% ngƣời dân theo các đạo Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Hòa Hảo.
Cƣ dân địa phƣơng chủ yếu sống với nghề nuôi tôm, trồng lúa và hoa màu, diện tích trồng lúa 27.832 ha (trong đó lúa hè thu 3.065 ha, lúa lắp vụ 2 chiếm 3.065 ha, lúa – tôm chiếm 21.702 ha), nuôi tôm 45.340 ha (trong đó nuôi cá 1.309 ha, nuôi tôm 44.031 ha); trồng hoa màu 1.500 ha; ...
Huyện Thới Bình là 1 trong 3 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Cà Mau không tiếp giáp với bờ biển, vì vậy trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, huyện Thới Bình thuộc vùng kinh tế nội địa của tỉnh Cà Mau (cùng với huyện Cái Nƣớc và thành phố Cà Mau); trong quy hoạch sản xuất nông ngƣ
lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, huyện Thới Bình nằm ở vùng phía bắc của tỉnh (quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hệ sinh thái nƣớc ngọt là chủ yếu).
Tỉnh Cà Mau (trong đó có huyện Thới Bình) đã đƣợc đƣa vào địa bàn vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (theo Quyết định 492/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ), vì vậy sẽ có những ƣu tiên, tập trung đầu tƣ phát triển.
Nhƣ vậy, huyện Thới Bình là địa bàn có các trục kết nối giao thông phát triển của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (qua Quốc lộ 63 và đƣờng hàng lang ven biển phía Nam), có tuyến giao thông đƣờng thủy phía nam vùng đồng bằng sông Cửu Long đi qua (tuyến Chắc Băng - Thới Bình - Cà Mau), tuyến đƣờng thủy Cà Mau - Rạch Giá. Vì vậy có thể xác định huyện Thới Bình là huyện “cửa ngõ” về phía bắc của tỉnh. Trên cơ sở đó, khả năng thu hút đầu tƣ vào huyện Thới Bình (cũng nhƣ tỉnh Cà Mau) sẽ đƣợc tăng lên, tạo điều kiện để tăng trƣởng và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.
Tiếp cận thông tin về vị trí địa lý kinh tế, tự nhiên, nguồn nhân lực của huyện Thới Bình cho thấy có những thuận lợi:
- Huyện có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, khả năng kết nối giao thông với các huyện trong tỉnh, trong vùng thuận lợi là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ vào địa bàn huyện;
- Thới Bình là một huyện thuộc vùng kinh tế nội địa của tỉnh Cà Mau, có hệ thống đê sông đã đƣợc đầu tƣ cơ bản, khả năng khép kín vùng để ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng thuận lợi hơn;
- Mặc dù không có khả năng đƣa nƣớc ngọt sông Hậu về, nhƣng do nằm sâu trong nội địa, nên thời gian giữ ngọt tại chỗ kéo dài hơn, thuận lợi cho sản xuất lúa vụ 2 và lúa trên đất nuôi tôm bền vững hơn.
Tuy vậy, trong giai đoạn đến năm 2020 Thới Bình đối mặt những thách thức như sau:
- Nguồn tài nguyên tự nhiên của huyện hạn chế hơn các huyện khác (không có rừng, biển); nguồn tài nguyên tự nhiên chủ yếu chỉ có đất đai lại bị nhiễm phèn nặng (trên 50% diện tích tự nhiên);
- Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020, trên địa bàn huyện Thới Bình không quy hoạch khu công nghiệp, vì vậy mức độ thu hút, phát triển công nghiệp sẽ ít hơn (không phải địa bàn công nghiệp trọng điểm của tỉnh);
- Trình độ nguồn nhân lực hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, đang làm nông ngư nghiệp là chủ yếu, việc chuyển đổi sang các ngành nghề
khác gặp khó khăn.