8. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Thực trạng nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
theo định hướng phát triển năng lực
Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực, chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 01) và câu hỏi 02 (phụ lục 02). Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.6 và biểu đồ 2.1 sau:
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
TT Nội dung Mức độ Tổng Điểm TB Thứ bậc Tốt BT Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra bài học khi đƣợc KT.
120 68.6 30 17.1 25 14.3 445 2.54 1
2
Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng nhƣ cách giáo viên đã giảng hoặc nhƣ các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. 103 58.9 45 25.7 27 15.4 426 2.43 2 3 Học sinh có thể hiểu đƣợc khái niệm ở một cấp độ cao, tạo ra đƣợc sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin
TT Nội dung Mức độ Tổng Điểm TB Thứ bậc Tốt BT Chƣa tốt SL % SL % SL % đã đƣợc trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa.
4
Học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã đƣợc học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhƣng phù hợp khi đƣợc giải quyết với kỹ năng và kiến thức đƣợc giảng dạy.
85 48.6 40 22.9 50 28.6 385 2.20 4
Điểm TB 2.37
Nhận xét:
Thực hiện nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình hiện nay đƣợc đánh giá ở mức trung bình, điểm TB đạt: 2.37. Trong đó việc thiết kế nội dung KT, ĐG đã thực hiện tốt nhƣ: Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra bài học khi đƣợc KT (chiếm tỉ lệ 68,6% mức độ tốt); Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng nhƣ cách giáo viên đã giảng hoặc nhƣ các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học (chiếm tỉ lệ 58,9% mức độ tốt); ở mức độ vận dụng thấp, vận dụng cao đòi hỏi HS phải giải quyết đề KT, ĐG khó hơn, cần tƣ duy khoa học và năng lực giải quyết các nội dung và đề bài yêu cầu thì chƣa đƣợc thực hiện tốt. Vấn đề này cũng cho thấy, thiết kế đề KT, ĐG hiện nay của GV theo ma trận đề còn nhiều tồn tại, chƣa phát huy đƣợc năng lực của HS. Mới dừng lại ở việc đảm bảo yêu cầu nội dung theo 4 mức độ của KT, ĐG mà GV chƣa tích cực đổi mới, sáng tạo. Trao đổi thêm về nội dung trên, Cô T.T.M, (giáo viên trƣờng THCS Nguyễn Thiện Thành) cho biết thêm: “Trong việc thực hiện 4 nội dung KT, ĐG theo mức độ nhận thức như trên thì GV nhà trường
đ làm tốt nội dung thứ nhất và thứ 2, thứ 3 do tính chất nội dung không thay đổi nhiều so với quy định. Nhưng đối với hai nội dung đánh giá ở mức vận dụng cao còn hạn chế, do GV chưa hiểu hết yêu cầu của thiết kế bài KT, ĐG ở mức độ vận dụng cao cũng như kỹ thuật thiết kế. Nhiều giáo viên thực hiện việc soạn và thiết kế câu hỏi theo ma trận đề theo 4 mức độ nhận thức một cách máy móc, dập khuôn dẫn đến tính mới trong nội dung KT, ĐG không còn, hạn chế khai thác năng lực của HS….
Để có thêm thông tin về nội dung KT, ĐG kết quả học tập của HS ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình, tác giả đã hỏi các em HS: “Các em cho biết nội dung KT, ĐG kết quả học tập của GV hiện nay đã phù hợp với năng lực của HS hay chƣa”, kết quả khảo sát thu đƣợc ở biểu đồ 2.1 sau:
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của HS về mức độ phù hợp của nội dung KT, ĐG kết quả quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Đa số các em đều cho rằng các nội dung KT, ĐG kết quả học tập của HS hiện nay là phù hợp (chiếm 88,1%), một số em còn đánh giá ở mức ít phù hợp và chƣa phù hợp (chiếm 15.9%). Điều này có thể xuất phát từ tâm lý ngại thi cử của HS; năng lực học tập của HS còn ở mức TB, khá nên sợ bị KT. Và cũng cho thấy rằng GV chƣa thực sự chủ động trong việc bám sát vào nội dung KT, ĐG kết quả học tập theo hƣớng phát triển năng lực HS.
Qua ý kiến trên thấy rằng yêu cầu đổi mới nội dung KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực hiện nay có vị trí quan trọng, và phải làm sao để GV hiểu rõ việc KT, ĐG kết quả học tập của HS phải bám sát vào các mức độ nhận thức, và có kỹ thuật ra đề theo ma trận.
2.3.4. Thực trạng phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực, chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục 01) và câu hỏi 3 (phụ lục 02). Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.7 và biểu đồ 2.2 sau:
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về thực hiện phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
TT Nội dung Mức độ Tổng Điểm TB Thứ bậc Thƣờng xuyên Bình thƣờng Không sử dụng SL % SL % SL % 1 Kiểm tra vấn đáp 150 85.7 25 14.3 0 0.0 500 2.86 1
2 Kiểm tra viết:
2.1 Kiểm tra tự luận 140 80.0 20 11.4 15 8.6 475 2.71 2
2.2 Kiểm tra trắc nghiệm 120 68.6 30 17.1 25 14.3 445 2.54 3
2.3
Kiểm tra kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan 95 54.3 45 25.7 35 20.0 410 2.34 4 3 Quan sát 50 28.6 55 31.4 70 40.0 330 1.89 7 4 Thực hành 60 34.3 70 40.0 45 25.7 365 2.09 5 5 Các sản phẩm học tập của học sinh, bài tập nghiên cứu.
46 26.3 80 45.7 49 28.0 347 1.98 6
Điểm TB 2.34
Nhận xét:
Qua phỏng vấn các GV nhà trƣờng, chúng tôi thu đƣợc các nhận xét về ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp nhất định để giải thích cho thực trạng trên nhƣ sau:
Kết quả khảo sát cho thấy: Kiểm tra vấn đáp hiện nay đƣợc giáo viên sử dụng thƣờng xuyên chiếm 85.7%, điểm TB đạt 2.86, chủ yếu là kiểm tra bài cũ của GV và hầu nhƣ tất cả các môn học giáo viên đều tiến hành kiểm tra vấn đáp.
Kiểm tra theo hình thức tự luận và hình thức trắc nghiệm đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, điểm TB đạt 2.71 và 2.54. Hình thức này phần lớn đƣợc sử dụng ở một số môn đặc thù nhƣ: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ, các môn khác hầu nhƣ không sử dụng. Các hình thức kiểm tra còn lại nhƣ quan sát, thực hành, sản phẩm học tập của học sinh thƣờng xuyên sử dụng chiếm tỉ lệ thấp, hoặc có hình thức kiểm tra khác hầu
nhƣ không đƣợc sử dụng. Trong khi đó, các phƣơng pháp đều nhấn mạnh đến KT, ĐG kết quả học tập của HS theo hƣớng tiếp cận năng lực.
Cùng một nội dung trên, tác giả hỏi các em HS: “Các em đánh giá nhƣ thế nào về mức độ thực hiện phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực của giáo viên nhà trƣờng hiện nay?
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của HS về thực hiện phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Về nội dung này, cô N.T.K.H (TT tổ Ngữ Văn, trƣờng THCS Nguyễn Thiện Thành) cho biết thêm về những ƣu, và nhƣợc điểm của các hình thức KT, ĐG hiện nay ở nhà trƣờng:
Kiểm tra miệng: Đây là hình thức kiểm tra phổ biến đối với GV trong tổ bộ môn, thƣờng tiến hành trƣớc khi học bài mới, ít khi kiểm tra trong khi dạy bài mới. Hình thức này chỉ kiểm tra đƣợc mức độ ghi nhớ máy móc, chƣa phát huy tính tích cực sáng tạo của HS, số lƣợng HS đƣợc kiểm tra ít do đó lãng phí thời gian và hiệu quả thấp.
Kiểm tra viết (15’; 45’; HK theo hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan; hoặc kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm khách quan).
Kiểm tra 15 phút đƣợc tiến hành trƣớc hoặc sau khi học xong bài mới. Các câu hỏi kiểm tra thƣờng là câu hỏi ghi nhớ máy móc, ít câu suy luận, thực hành.
Kiểm tra 45’ và học kỳ đƣợc tiến hành sau khi học xong một và bài, một chƣơng hoặc giới hạn kiến thức trong học kì. Các câu hỏi kiểm tra của hai hình thức này thƣờng là câu hỏi ghi nhớ máy móc, ít câu suy luận, thực hành.
Do cách ra đề kiểm tra nhƣ vậy thì giáo viên cũng chỉ chủ yếu dạy theo phƣơng pháp thuyết trình, minh họa, dạy chay, ít dạy thực hành.
Nhìn chung, việc ra đề kiểm tra hiện nay vẫn là hoạt động trung tâm của Thầy, ít hƣớng vào việc cho phép HS tự đánh giá hoặc thông qua sản phẩm thực hành để đánh giá HS. Dẫn đến hiện tƣợng tiêu cực trong KT, ĐG kết quả học tập hiện nay nhƣ: quay bài, học tủ, học vẹt… Do vậy chƣa khuyến khích tƣ duy sáng tạo, chƣa phát huy tính tích cực, chƣa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đối với sử dụng phƣơng pháp kiểm tra thực hành học sinh, nhiều GV của nhà trƣờng bắt đầu dùng chúng thƣờng xuyên trong các bài kiểm tra năng lực học sinh, dùng để kiểm tra kĩ năng, kĩ xảo thực hành. Tuy nhiên, khi áp dụng phƣơng pháp này nhà trƣờng còn thiếu cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm và nguồn nhân lực tham gia đánh giá học sinh.
2.3.5. Thực trạng quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực theo định hướng phát triển năng lực
Để tìm hiểu thực trạng thực hiện quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực, tác giả sử dụng câu hỏi 05 (phụ lục 01). Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.8 sau:
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
TT Nội dung Mức độ Tổng Điểm TB Thứ bậc Tốt BT Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Xác định mục đích KT, ĐG theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. 145 82.9 25 14.3 5 2.9 490 2.80 1 2 Xác định nội dung KT, ĐG theo định hƣớng phát triển năng lực HS. 130 74.3 30 17.1 15 8.6 465 2.66 2 3 Lựa chọn phƣơng pháp và hình thức KT, ĐG theo định hƣớng phát triển năng lực HS. 110 62.9 30 17.1 35 20.0 425 2.43 5 4 Thiết kế mà trận đề kiểm tra và biên soạn đề kiểm tra theo định hƣớng phát
TT Nội dung Mức độ Tổng Điểm TB Thứ bậc Tốt BT Chƣa tốt SL % SL % SL % triển năng lực HS.
5 Tổ chức coi thi, kiểm tra
theo đúng quy định. 106 60.6 30 17.1 39 22.3 417 2.38 7
6
Tổ chức chấm, trả bài, chữa bài theo định hƣớng phát triển năng lực HS.
120 68.6 35 20.0 20 11.4 450 2.57 5
7
Lên điểm, quản lý điểm; công bố kết quả và đánh giá HS.
125 71.4 20 11.4 30 17.1 445 2.54 4
Điểm TB 2.54
Nhận xét:
Kết quả khảo sát cho thấy giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập học tập theo định hƣớng phát triển năng lực theo quy trình ở mức độ khá tốt, điểm TB đạt 2.54, điều đó thể hiện tinh thần, thái độ lao động sƣ phạm nghiêm túc của hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng. Có những nội dung đƣợc thực hiện rất tốt, bên cạnh đó một số tồn tại cần đƣợc quan tâm nhiều hơn.
Nội dung 1: Xác định mục đích KT, ĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Về nội dung xác định mục đích kiểm tra đƣợc BGH nhà trƣờng quan tâm, chất lƣợng hiệu quả thể hiện tốt, điểm TB đạt 2.80.
Nội dung 2: Xác định nội dung KT, ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS.
BGH nhà trƣờng đã chỉ đạo tới từng tổ chuyên môn, xong xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tƣơng ứng với từng nội dung đó chƣa hợp lý với một số bộ môn. Điểm TB đạt: 2.66.
Nội dung 3: Lựa chọn phương pháp và hình thức KT, ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS.
Nội dung này mới thực hiện ở mức bình thƣờng, điểm TB đạt 2.43. GV thƣờng xuyên thông báo tới HS về hình thức KT, ĐG, điều đó giúp HS chủ động đƣợc phạm vi kiến thức và cách thức ôn tập, tuy nhiên, việc sửa dụng các PP và hình thức KT, ĐG của một số GV chƣa đáp ứng đƣợc yêu cẩu phát triển năng lực HS.
Nội dung 4: Thiết kế mà trận đề kiểm tra và biên soạn đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực HS.
Việc ra đề kiểm tra mang tính quyết định trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. bên cạnh đó, việc ra đề kiểm tra còn thể hiện năng lực của mỗi giáo viên trong công tác giảng dạy và đánh giá học sinh. Vì thế, vấn đề này đƣợc ban giám hiệu nhà trƣờng rất coi trọng, song việc thực hiện ở mức TB, đạt 2.40. Nguyên nhân còn một số giáo viên không ra đề theo ma trận đề nên kiểm tra thƣờng yêu cầu học thuộc máy móc, không đánh giá đƣợc năng lực tƣ duy, sáng tạo của học sinh. Đề kiểm tra nhiều khi còn chƣa bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng dẫn tới tình trạng học sinh khó khăn trong việc xác định câu hỏi, các đề kiểm tra mới chỉ đánh giá ở mức độ thuộc kiến thức, chƣa có sự phân hóa theo năng lực học sinh, đề thi thƣờng xuyên phân loại tốt trình độ học sinh. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên ra đề kiểm tra dựa theo kinh nghiệm cá nhân của giáo viên, chƣa xây dựng ma trận đề nên chƣa phân loại tốt đƣợc trình độ học sinh. Ngoài ra tính bảo mật của đề thi vẫn còn một số ít giáo viên thực hiện không tốt dẫn đến kết quả đánh giá thiếu chính xác trong kiểm tra thi cử.
Nội dung 5: Tổ chức coi thi, kiểm tra theo đúng quy định.
Vấn đề tổ chức coi thi, kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện điểm TB đạt 2.38. Thực tế việc quán triệt nhiệm vụ cho giáo viên tham gia coi thi còn coi nhẹ, quán triệt và phổ biến quy chế thi tới từng học sinh chƣa đƣợc chú trọng làm thƣờng xuyên, dẫn đến việc giáo viên thƣờng xuyên thực hiện nghiêm túc quy chế coi thi chiếm tỷ lệ không cao và số học sinh vi phạm quy chế thi ở các kỳ kiểm tra tuy có giảm nhƣng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, việc xử lý giáo viên vi phạm quy chế coi thi (đi muộn, làm việc riêng, bỏ phòng thi, dung túng cho thí sinh,…) cũng làm nhƣng chƣa nghiêm túc, còn xuề xòa cả nể nặng về tình. Vì thế, trong các kỳ thi, tƣợng này vẫn còn diễn ra.
Nội dung 6: Tổ chức chấm, trả bài, chữa bài theo định hướng phát triển năng lực HS
Công tác quản lý hoạt động chấm, trả bài kiểm tra việc thực hiện khá tốt và đồng đều, điểm TB đạt 2,57. Nhƣng bên cạnh đó vấn đề giáo viên chấm bài chƣa bám sát đáp án thang điểm đã cho, trả bài cho học sinh chƣa đúng thời hạn vẫn còn, đặc biệt việc “Ngăn chặn các hiện tƣợng tự cho điểm vào các bài kiểm tra của học sinh” là vẫn còn xảy ra trong nhà trƣờng. Qua trao đổi các giáo viên, nhiều ý kiến cho rằng