8. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Phát triển, phát triển năng lực
a) Phát triển
Theo từ điển giáo dục học: “phát triển là sự biến đổi hợp quy luật theo phƣơng hƣớng không thể đảo ngƣợc, đƣợc đặc trƣng bởi sự chuyển biến chất lƣợng, bởi sự chuyển biến sang một trình độ mới. Phát triển là đặc điểm cơ bản của vật chất, là nguyên tắc giải thích về sự tồn tại và hoạt động của hệ thống cân bằng, lƣu động, biến đổi [14].
Theo tác giả Đặng Bá Lãm: “Phát triển là một quá trình vận động từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó, cái cũ biến mất và cái mới ra đời… Phát triển là một quá trình nội tại: bƣớc chuyển từ thấp lên cao. Bƣớc chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dạng tiềm tàng những khuynh hƣớng dẫn đến cái cao. Còn cái cao là cái thấp đã phát triển” [24].
b) Phát triển năng lực
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và KT - ĐG theo theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh của Bộ GD&ĐT thì “Năng lực đƣợc quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, … nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của ngƣời lao động, kiến thức và kỹ năng) đƣợc thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi ngƣời lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi [5].
Tác giả Đặng Thành Hƣng cho rằng, về mặt thực hiện, kỹ năng phản ánh năng lực làm, tri thức phản ánh năng lực nghĩ và thái độ phản ánh năng lực cảm nhận. Năng lực là tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tƣơng ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) đƣợc thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động. Trong định nghĩa này, tác giả đã đƣa vào yếu tố rất quan trọng làm rõ những thuộc tính cá
nhân - đó là sinh học, tâm lý và giá trị xã hội [17].
Nhƣ vậy có thể hiểu: phát triển năng lực học sinh là quá trình biến đổi, tăng biến tổng hòa các yếu tố có tính nhận thức (kiến thức, kỹ năng và yếu tố phi nhận thức (thái độ, tình cảm, niềm tin) từ vùng phát triển hiện tại đến vùng phát triển gần kế tiếp, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục đề ra.