Vị trí, vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 28 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Vị trí, vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo

Nhƣ vậy, từ những khái niệm trên, có thể đƣa ra khái niệm chung nhất về Quản lý KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh

là tổng thể các công việc của CBQL, giáo viên và người học bao gồm việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực, thanh tra, kiểm tra để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình KT, ĐG nhằm đánh giá chính ác kết quả học tập của người học và giúp cải thiện việc dạy và học.

1.3. Lý luận về hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh THCS hƣớng phát triển năng lực của học sinh THCS

1.3.1. Vị trí, vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong quá trình dạy học định hướng phát triển năng lực trong quá trình dạy học

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ định hƣớng cách dạy của GV và cách học của HS sao cho hiệu quả nhất, cùng hƣớng tới việc đạt mục tiêu. Nếu xem chất lƣợng của quá trình dạy - học là “trùng khớp với mục tiêu” thì KT, ĐG là cách tốt nhất để đánh giá chất lƣợng dạy học.

Thông qua KT, ĐG kết quả học tập của học sinh, GV thu đƣợc thông tin trực tiếp, nhanh nhất về mức độ nắm bắt kiến thức, kỹ năng, biết đƣợc năng lực HS cũng nhƣ những phần kiến thức, kỹ năng HS còn thiếu và yếu cần phải bổ sung, từ đó chủ động điều chỉnh hoạt động dạy học của mình để đạt mục tiêu dạy học đã đề ra, sẽ giúp HS xác định đƣợc kiến thức của mình ở thời điểm hiện tại so với mục tiêu, từ đó chủ động điều chỉnh phƣơng pháp học để có thể đạt đƣợc mục tiêu học tập.

Dựa trên kết quả KT, ĐG kết quả học tập của học sinh, nhà quản lý có thể ra những quyết định phù hợp cho việc cải tiến, điều chỉnh chƣơng trình, mục tiêu, nội dung dạy học và các hình thức tổ chức dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực để đạt mục tiêu giáo dục.

Qua KT, ĐG kết quả học tập, học sinh sẽ đƣợc củng cố, hoàn thiện kiến thức đã đạt đƣợc trong học tập. KT, ĐG kết quả học tập của học sinh góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm nhân cách học sinh. Bồi dƣỡng tƣ tƣởng, đạo đức, ý thức, tình cảm là nhiệm vụ quan trọng trong dạy học các môn ở trƣờng THCS do vậy vai trò của KT, ĐG kết quả học tập của học sinh càng quan trọng và cần thiết để xem mức độ nắm vững, hiểu sâu, hiểu đúng của ngƣời học về các môn học đến đâu nhằm thực hiện mục tiêu chung của dạy học là rèn luyện con ngƣời phát triển toàn diện có nhân cách, kĩ năng sống, kĩ năng hành động để tiếp thu tri thức khoa học. Đồng thời góp phần phát triển năng lực nhận thức, tƣ duy và hứng thú học tập tích cực của học sinh. KT, ĐG kết quả học tập của học sinh giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ nhƣ ghi nhớ, tái hiện, chính xác hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tƣ duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.

1.3.2. Nguyên tắc, đặc điểm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

Nguyên tắc KT, ĐG kết quả học tập của học sinh: Đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy học và giáo dục; Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; Đảm bảo tính kế thừa và phát triển; Đảm bảo khách quan và minh bạch, công bằng.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh ở trƣờng THCS có những đặc điểm sau:

- Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hƣớng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hƣớng tiếp cận năng lực) của HS của cấp học.

- Phối hợp giữa đánh giá thƣờng xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trƣờng và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ƣu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.

- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

Trong tài liệu tập huấn về Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh cấp THCS đã chỉ rõ đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của giáo viên cần:

a) Xác định đƣợc mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực của HS với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học.

b) Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học. Yếu tố đổi mới ở mỗi công đoạn này là:

(i) Thu thập thông tin: thông tin đƣợc thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩm học tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,...); lựa chọn đƣợc những nội dung đánh giá cơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến nội dung kĩ năng; xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, ...). Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; sử dụng đa dạng các loại công cụ khác nhau (đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp, phiếu học tập, bài tập về nhà, ...); thiết kế các công cụ đánh giá đúng kỹ thuật (câu hỏi và bài tập phải đo lƣờng đƣợc mức độ của chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạng trắc nghiệm khách quan hay tự luận, cấu trúc đề kiểm tra khoa học và phù hợp, ...); tổ chức thu thập đƣợc các thông tin chính xác, trung thực. Cần bồi dƣỡng cho HS những kỹ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học.

(ii) Phân tích và xử lý thông tin: các thông tin định tính về thái độ và năng lực học tập thu đƣợc qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn,... đƣợc phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và đƣợc lƣu trữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày; các thông tin định lƣợng qua bài kiểm tra đƣợc chấm điểm theo đáp án/hƣớng dẫn chấm - hƣớng dẫn đảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,… theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại ban hành.

(iii) Xác nhận kết quả học tập: xác nhận HS đạt hay không mục tiêu từng chủ đề, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lƣợng và định tính với chứng cứ cụ thể, rõ ràng; phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kết quả đánh

giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập và hoàn cảnh gia đình cụ thể. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS trên lớp học; ra các quyết định quan trọng với HS (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thƣởng,…); thông báo kết quả học tập của HS cho các bên có liên quan (HS, cha mẹ HS, hội đồng giáo dục nhà trƣờng, quản lý cấp trên,…). Góp ý và kiến nghị với cấp trên về chất lƣợng chƣơng trình, sách giáo khoa, cách tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục.

1.3.3. Mục đích kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

Căn cứ vào mục tiêu dạy học, để xác định mục đích KT, ĐG. Mục tiêu dạy học là căn cứ để tiến hành KT, ĐG tập trung vào kiến thức, kĩ năng đƣợc thể hiện cụ thể trong chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với từng môn học, chƣơng trình học theo cấp, bậc học. Cụ thể:

Về kiến thức: Yêu cầu học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa để từ đó có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.

Về kĩ năng: Yêu cầu học sinh phải biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ...

Từ mục tiêu chung KT-ĐG kết quả học tập của HS có thể xác định mục tiêu KT-ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực nhằm giúp cho HS đạt đƣợc các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ t rên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ khác nhau của nhận thức, phát huy tính chủ động, tích cực của ngƣời học trong quá trình học tập và rèn luyện.

Mức độ cần đạt đƣợc về kiến thức đƣợc xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Trong KT, ĐG kết quả học tập của học sinh hiện nay ở trƣờng THCS mục tiêu KT, ĐG là đảm bảo các yêu cầu về mặt nhận thức cho học sinh theo các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao.

Nhƣ vậy, đánh giá không chỉ nhằm nhận định thực trạng và định hƣớng, điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

1.3.4. Nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

Cấu trúc chƣơng trình giáo dục THCS theo chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp;

Nội dung giáo dục của địa phƣơng. Mỗi môn học Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất đƣợc thiết kế thành các học phần; Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp đƣợc thiết kế thành các chủ đề; HS đƣợc lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trƣờng.

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc đều tích hợp nội dung giáo dục hƣớng nghiệp; ở lớp 8 và lớp 9, các môn học Công nghệ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp và Nội dung giáo dục của địa phƣơng có học phần hoặc chủ đề về nội dung giáo dục hƣớng nghiệp. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Bộ GD&ĐT đã ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thông, trong đó đối với bậc THCS, khung năng lực của HS đƣợc xác định, làm cơ sở cho giáo viên KT, ĐG kết quả học tập của HS trong quá trình học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: gồm năng lực tự chủ; Năng lực khẳng định, bảo vệ quyền và nhu cầu chính đáng; năng lực tự điều chỉnh tình cảm, hành vi và thái độ của mình; năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực định hƣớng nghề nghiệp; năng lực tự học và tự hoàn thiện

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Năng lực xác định mục tích, nội dung và thái độ của hoạt động giao tiếp; Thiết lập, phát triển quan hệ xã hội…

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực nhận ra ý tƣởng; Phản biện và làm rõ vấn đề; Hình thành và triển khai ý tƣởng mới; Thiết kế và tổ chức hoạt động; tƣ duy độc lập.

Vì vậy, hoạt động nội dung KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực ở trƣờng THCS cũng phải bám sát vào những năng lực mà học sinh đạt đƣợc thông qua chƣơng trình giáo dục, môn học.

Ở bậc THCS, nội dung KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo hƣớng phát triển năng lực phải bám sát thực hiện nghiêm túc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, cuối năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu.

+ Nhận biết: yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học;

+ Thông hiểu: yêu cầu học sinh phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;

+ Vận dụng: yêu cầu học sinh phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tƣơng tự tình huống, vấn đề đã

học;

+ Vận dụng cao: yêu cầu học sinh vận dụng đƣợc các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã đƣợc hƣớng dẫn; đƣa ra những phản hồi hợp lí trƣớc một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

Ở mức độ nhận biết: Đảm bảo các mức độ sau:

- Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.

- Nhận dạng đƣợc (không cần giải thích) các khái niệm, hình thể, vị trí tƣơng đối giữa các đối tƣợng trong các tình huống đơn giản.

- Liệt kê, xác định các vị trí tƣơng đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tƣợng. Ví dụ nhƣ: phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật trong sách giáo khoa.

Ở mức độ thông hiểu đảm bảo:

- Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, định lí, định luật, tính chất, chuyển đổi đƣợc từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác (ví dụ: từ lời sang công thức, kí hiệu, số liệu và ngƣợc lại).

- Biểu thị, minh hoạ, giải thích đƣợc ý nghĩa của các khái niệm, hiện tƣợng, định nghĩa, định lí, định luật.

- Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.

- Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải bài toán theo cấu trúc lôgic. Ở mức độ vận dụng thấp đảm bảo yêu cầu:

- So sánh các phƣơng án giải quyết vấn đề.

- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa đƣợc.

- Giải quyết đƣợc những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, định lí, định luật, tính chất đã biết.

- Biết khái quát hoá, trừu tƣợng hoá từ tình huống đơn giản, đơn lẻ quen thuộc sang tình huống mới, phức tạp hơn.

Ở mức độ vận dụng cao:

- Khái quát hoá những vấn đề riêng lẻ, cụ thể thành vấn đề tổng quát mới. - Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh mới.

- Dự đoán, dự báo sự xuất hiện nhân tố mới khi thay đổi các mối quan hệ cũ.

1.3.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

Phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng năng lực ở trƣờng THCS đƣợc sử dụng với nhiều hình thức nhƣ phải kể tới nhƣ:

- Kiểm tra vấn đáp, kiểm tra miệng: Phƣơng pháp dùng lời là cách thức giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)