Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt độngkiểm tra – đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 75 - 77)

8. Cấu trúc của luận văn

2.8. Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt độngkiểm tra – đánh giá kết quả học tập

trên địa ban huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

a Đánh giá chung:

* Ƣu điểm: Trong quá trình nghiên cứu thực trạng tại các trƣờng THCS huyện Thới Bình, chúng tôi nhận thấy CBQL, GV, HS nhận thức đúng hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh. Định hƣớng đúng nội dung cơ bản của mỗi đơn vị kiến thức trong quá trình giảng dạy. Kết quả xử lý và quản lý điểm các trƣờng học đều đảm bảo khách quan, minh bạch và công bằng. Sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ phù hợp để lƣu trữ và báo cáo chính xác, kịp thời.

* Hạn chế: Các khâu ra đề kiểm tra, nội dung đề kiểm tra, hình thức tổ chức kiểm tra chƣa đáp ứng nhu cầu đặt ra. Trong một số thời điểm chƣa có sự chỉ đạo xuyên suốt từ phòng GD&ĐT đến các trƣờng trong việc xây dựng ngân hàng đề kiểm tra - đánh giá các môn học. Một bộ phận giáo viên chƣa thuần thục về việc biên soạn để kiểm tra trong quá trình giảng dạy. Cách thức tổ chức thực hiện việc kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ đối với những môn học có phần câu hỏi TN chƣa đảm bảo tính khách quan, công bằng. Do vậy, kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chƣa cho đúng thực chất chất lƣợng giáo dục.

b) Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan

Một bộ phận không nhỏ CBQL và giáo viên chƣa nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi TN dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Sự chỉ đạo và quản lý chƣa quyết liệt từ Phòng GD&ĐT đến các trƣờng trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng đề kiểm tra dùng để KT-ĐG KQHT của học sinh.

Tài liệu Bồi dƣỡng về công tác quản lý, xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm còn quá ít, giáo viên đa số chƣa đƣợc tập huấn sử dụng tài liệu, hoặc thực hành biên soạn câu hỏi theo một qui trình khoa học.

Quy trình tổ chức kiểm tra - đánh giá chƣa hợp lý, chƣa thực hiện đúng quy chế kiểm tra.

Sự phối hợp các hình thức, phƣơng pháp kiểm tra - đánh giá trong các bài kiểm tra chƣa hiêu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện những quy định, quy chế kiểm tra - đánh giá chƣa chặt chẽ.

* Nguyên nhân khách quan

Điều kiện kinh tế của nhiều học sinh và giáo viên còn nhiều khó khăn, nên việc đầu tƣ vào chuyên môn chƣa thật sự chuyên sâu. Cơ sở vật chất trang bị cho các đơn vị

trƣờng học chƣa đồng bộ, các thiết bị hỗ trợ chƣa trang bị kịp thời và ảnh hƣởng đến công tác triển khai thực hiện.

Nội dung kiến thức trong mỗi bài học thƣờng xuyên thay đổi, vƣợt quá khả năng nhận thức của học sinh, kiến thức các môn không đƣợc liên kết chặt chẽ.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng và căn cứ lý luận của đề tài, tác giả đã rút ra những kết quả về quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở trƣờng các trƣờng THCS huyện Thới Bình nhƣ sau:

Các trƣờng THCS huyện Thới Bình đã thực hiện một cách khá chặt chẽ trong công tác quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, từ xây dựng kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập; tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực; Chỉ đạo thực hiện KT, ĐG kết quả học tập; KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực cùng các nhân tố ảnh hƣởng. Kết quả khảo sát cho thấy, nhà trƣờng thực hiện khá tốt ở hầu hết các nội dung quản lý song vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa. Quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực là việc làm cần có thời gian, phụ thuộc vào vai trò của CBQL nhà trƣờng. Các biện pháp chỉ đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực của Hiệu trƣởng sẽ góp phần phát huy những ƣu điểm đạt đƣợc, khắc phục những tồn tại trong quản lý hoạt động trên của các trƣờng hiện nay, điều đó đƣợc thể hiện ở chƣơng 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA

HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện thới bình tỉnh cà mau 1 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)