8. Cấu trúc của luận văn
2.6. Thực trạng phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra – đánh giá, sự điều chỉnh, cả
chỉnh, cải tiến quá trình dạy học
2.6.1. Kết quả đạt được
- Trong mọi hoạt động, các trƣờng luôn đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình, chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học nói chung và KT, ĐG kết quả học tập của HS nói riêng.
- Có đầy đủ hệ thống văn bản định hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT về hoạt động KT, ĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực nên công tác quản lý hoạt động khá thuận lợi.
- Đội ngũ CBQL, GV đã có hiểu biết nhất định về nội hàm của hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực đối với quá trình dạy và học.
- Đội ngũ CBQL, GV nhà trƣờng có nhận thức tốt về mục tiêu hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực, ý thức đƣợc nhiệm vụ của mình với chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Đội ngũ giáo viên nhà trƣờng đang vào độ chín, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong giảng dạy cũng nhƣ trong công tác giáo dục học sinh. Có đủ năng lực và trình độ chuyên môn để thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực.
- Thực hiện các nội dung KT, ĐG kết quả học tập của HS theo địnhhƣớng phát triển năng lực đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Một số phƣơng pháp KT, ĐG kết quả học tập của HS đƣợc thực hiện, tuy nhiên chƣa phongphú về nội dung và đa dạng về hình thức.
- Thực hiện quy trình KT, ĐG kết quả học tập của HS tƣơng đối đầy đủ, chặt chẽ, đem lại hiệu quả tích cực cho hoạt động.
- Các trƣờng đã áp dụng một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao kết quả quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực và đã đạt đƣợc những thành tích nhất định.
2.6.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
- Một bộ phận GV trẻ còn chƣa nhận thức đầy đủ mục tiêu KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực nên trong quá trình thực hiện còn lúng túng, chƣa bám sát vào yêu cầu và kế hoạch thực hiện của nhà trƣờng.
sinh theo định hƣớng phát triển năng lực chƣa linh hoạt, sáng tạo, một số GV còn thực hiện theo hình thức, chƣa tích cực đổi mới phƣơng pháp KT, ĐG. Điều này đã đƣợc BGH nhà trƣờng đôn đốc thƣờng xuyên và thực hiện thông qua các biện pháp bồi dƣỡng chuyên môn cho GV về đổi mới phƣơng pháp KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực.
- Khâu tổ chức quy trình KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực còn tồn tại một số hạn chế nhƣ:
+ Kiểm tra, đánh giá chƣa xác định rõ mục đích đánh giá, chƣa có mục tiêu và tiêu chí thống nhất.
+ Hình thức và phƣơng pháp KT, ĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực chƣa phù hợp, thiếu hiệu quả.
+ Còn tồn tại một số hiện tƣợng tiêu cực trong KT, ĐG kết quả học tập.
+ Giáo viên chƣa hiểu sâu sắc về các phƣơng pháp KT, ĐG, chƣa nắmđƣợc kỹ thuật soạn câu hỏi kiểm tra.
+ Chƣa biết kết hợp các hình thức KT, ĐG kết quả học tập theo địnhhƣớng phát triển năng lực.
+ Chƣa biết cách sử dụng KT, ĐG để tạo động lực, khuyến khích động viên học sinh trong học tập.
- Kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của học sinh trong trƣờng chƣa toàn diện, khâu thực hiện kế hoạch còn thiếu sự đồng bộ giữa mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện.
- Công tác tổ chức KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực ở các trƣờng còn chƣa phát huy hết trách nhiệm, nhiệm vụ của các thành viên trong ban chỉ đạo, khâu ban hành văn bản liên quan đến KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực còn chậm
- Công tác chỉ đạo thực hiện KT, ĐG quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực còn chƣa đồng bộ, từ khâu hƣớng dẫn, rà soát thực hiện văn bản, đến khuyến khích, động viên GV thực hiện KT, ĐG quả học tập của học sinh.
- Công tác thanh, kiểm tra hoạt động KT, ĐG còn chƣa đƣợc chú trọng, thiếu đi sự nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời của các cấp lãnh đạo trong trƣờng.
- Một bộ phận giáo viên còn hạn chế về năng lực KT, ĐG quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực nên chƣa chủ động, sáng tạo trong hoạt động, nhất là việc thiết kế theo ma trận đề. Một số giáo viên chƣa có ý thức tự học và tự bồi dƣỡng, vì thế cũng ảnh hƣởng một phần đến KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực.
2.7. Thực trạng quản lý, chỉ đạo của Hiệu trƣởng đối với công tác kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh – đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Hiệu trƣởng các trƣờng quan tâm tới việc tổ chức và quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng.
- Công tác quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình đƣợc Hiệu trƣởng thực hiện đúng theo các văn bản quy định của nhà nƣớc và chỉ đạo của cấp trên. Nội dung QL đƣợc Hiệu trƣởng thực hiện toàn diện. Mức độ thực hiện các nội dung QL đƣợc đánh giá từ ở mức tốt và trung bình khá cao, có một số nội dung, tiêu chí đƣợc đánh giá ở mức chƣa tốt.
Bằng phƣơng pháp phỏng vấn CBQL, GV các trƣờng THCS về thực trạng quản lý, chỉ đạo của Hiệu trƣởng đối với công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chúng tôi nhận thấy: 100% HTr các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Thới Bình, thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của đƣợc quy định cụ thể trong Luật GD sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều lệ trƣờng THCS, THPT và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Điều lệ trƣờng phổ thông quy định nhiệm vụ và quyền hạn của HTr. (trong đó có: QL chuyên môn; QL HS; ét duyệt kết quả đánh giá, ếp loại HS).
Về nội dung QL hoạt động KT-ĐG của HTr trƣờng THCS: 90% GV đƣợc hỏi có ý kiến về việc nâng cao nhận thức về KT-ĐGKQHT của CBQL, GV và HS là rất cần thiết.
100% ý kiến cho rằng: Xây dựng kế hoạch KT-ĐG KQHT của HS là một việc làm quan trọng của GV trong quá trình giảng dạy của mình.
100% ý kiến thống nhất để tổ chức hoạt động KT-ĐG KQHT của HS có hiệu quả thì cần có:
- Tổ chức nhân sự tham gia hoạt động KT-ĐG. HTr phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhà trƣờng: các phó HTr, tổ trƣởng chuyên môn, tổ xử lý dữ liệu, bộ phận văn phòng, GV...
- Xây dựng, hoàn thiện và ban hành quy định, quy chế, các văn bản hƣớng dẫn hoạt động KT-ĐG KQHT.
100% HTr các trƣờng THCS thống nhất: Căn cứ vào thông tin của quá trình kiểm tra hoạt động KT-ĐG KQHT của HS, HTr đề ra quyết định để thay đổi và điều chỉnh một phần kế hoạch, cải tiến phƣơng pháp, quy trình KT-ĐG hoặc điều chỉnh phƣơng pháp DH, phƣơng pháp GD cho phù hợp với thực tiễn tại mỗi nhà trƣờng.
2.8. Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh ở các trƣờng THCS học tập theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh ở các trƣờng THCS trên địa ban huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
a Đánh giá chung:
* Ƣu điểm: Trong quá trình nghiên cứu thực trạng tại các trƣờng THCS huyện Thới Bình, chúng tôi nhận thấy CBQL, GV, HS nhận thức đúng hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực của học sinh. Định hƣớng đúng nội dung cơ bản của mỗi đơn vị kiến thức trong quá trình giảng dạy. Kết quả xử lý và quản lý điểm các trƣờng học đều đảm bảo khách quan, minh bạch và công bằng. Sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ phù hợp để lƣu trữ và báo cáo chính xác, kịp thời.
* Hạn chế: Các khâu ra đề kiểm tra, nội dung đề kiểm tra, hình thức tổ chức kiểm tra chƣa đáp ứng nhu cầu đặt ra. Trong một số thời điểm chƣa có sự chỉ đạo xuyên suốt từ phòng GD&ĐT đến các trƣờng trong việc xây dựng ngân hàng đề kiểm tra - đánh giá các môn học. Một bộ phận giáo viên chƣa thuần thục về việc biên soạn để kiểm tra trong quá trình giảng dạy. Cách thức tổ chức thực hiện việc kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ đối với những môn học có phần câu hỏi TN chƣa đảm bảo tính khách quan, công bằng. Do vậy, kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chƣa cho đúng thực chất chất lƣợng giáo dục.
b) Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
Một bộ phận không nhỏ CBQL và giáo viên chƣa nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi TN dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Sự chỉ đạo và quản lý chƣa quyết liệt từ Phòng GD&ĐT đến các trƣờng trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng đề kiểm tra dùng để KT-ĐG KQHT của học sinh.
Tài liệu Bồi dƣỡng về công tác quản lý, xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm còn quá ít, giáo viên đa số chƣa đƣợc tập huấn sử dụng tài liệu, hoặc thực hành biên soạn câu hỏi theo một qui trình khoa học.
Quy trình tổ chức kiểm tra - đánh giá chƣa hợp lý, chƣa thực hiện đúng quy chế kiểm tra.
Sự phối hợp các hình thức, phƣơng pháp kiểm tra - đánh giá trong các bài kiểm tra chƣa hiêu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện những quy định, quy chế kiểm tra - đánh giá chƣa chặt chẽ.
* Nguyên nhân khách quan
Điều kiện kinh tế của nhiều học sinh và giáo viên còn nhiều khó khăn, nên việc đầu tƣ vào chuyên môn chƣa thật sự chuyên sâu. Cơ sở vật chất trang bị cho các đơn vị
trƣờng học chƣa đồng bộ, các thiết bị hỗ trợ chƣa trang bị kịp thời và ảnh hƣởng đến công tác triển khai thực hiện.
Nội dung kiến thức trong mỗi bài học thƣờng xuyên thay đổi, vƣợt quá khả năng nhận thức của học sinh, kiến thức các môn không đƣợc liên kết chặt chẽ.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Qua nghiên cứu thực trạng và căn cứ lý luận của đề tài, tác giả đã rút ra những kết quả về quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở trƣờng các trƣờng THCS huyện Thới Bình nhƣ sau:
Các trƣờng THCS huyện Thới Bình đã thực hiện một cách khá chặt chẽ trong công tác quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, từ xây dựng kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập; tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực; Chỉ đạo thực hiện KT, ĐG kết quả học tập; KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực cùng các nhân tố ảnh hƣởng. Kết quả khảo sát cho thấy, nhà trƣờng thực hiện khá tốt ở hầu hết các nội dung quản lý song vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa. Quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực là việc làm cần có thời gian, phụ thuộc vào vai trò của CBQL nhà trƣờng. Các biện pháp chỉ đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực của Hiệu trƣởng sẽ góp phần phát huy những ƣu điểm đạt đƣợc, khắc phục những tồn tại trong quản lý hoạt động trên của các trƣờng hiện nay, điều đó đƣợc thể hiện ở chƣơng 3 của luận văn.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA
HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH CÀ MAU
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Trong quá trình thực hiện nguyên tắc đảm bảo mục tiêu dạy học đòi hỏi các biện pháp quản lý đƣa ra phải đáp ứng đƣợc KT, ĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cần dựa vào mục tiêu dạy học (kiến thức - kĩ năng - thái độ), cần xác định rõ các tiêu chí cần đạt đƣợc ở các mức độ nào, giúp học sinh và những ngƣời có liên quan biết đƣợc mục tiêu và tiêu chí cần đạt đƣợc để cùng phấn đấu. Khi thực hiện đƣợc nguyên tắc này thì hoạt động KT, ĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh sẽ đạt đƣợc các yêu cầu đặt ra đó là đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan, công bằng kết quả học tập của học sinh và giúp học sinh nâng cao đƣợc chất lƣợng học tập của mình.
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh đòi hỏi ngƣời quản lý cũng nhƣ giáo viên phải xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí KT, ĐG phải đặt ở mức ƣu tiên cao hơn công cụ và quy trình đánh giá. Chuẩn KT, ĐG phải phù hợp với mục tiêu và chƣơng trình dạy học trong từng giai đoạn cụ thể, với mọi đối tƣợng học sinh, với điều kiện dạy học cụ thể của số đông các trƣờng bình thƣờng. Kỹ thuật đánh giá phải đƣợc lựa chọn dựa trên mục đích đánh giá. Kiểm tra đánh giá phải phải phản ánh đúng giá trị của ngƣời học về việc học, tiến trình đánh giá đi từ việc thu thập tƣ liệu, thông tin đến việc đƣa ra những kết luận về việc học của học sinh phải tƣờng minh. Mục tiêu và phƣơng pháp KT, ĐG phải tƣơng thích với mục tiêu và phƣơng pháp giảng dạy. Kết hợp kiểm tra thƣờng xuyên với kiểm tra tổng kết. Độ khó các bài tập hay hoạt động kiểm tra đánh giá phải ngày càng cao theo sự phát triển khối lớp.
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Việc quản lý và tiến hành KT, ĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau là một quá trình khó khăn phức tạp, vì vậy cần phải tiến hành thực hiện từng bƣớc, từng việc cụ thể từ những biện pháp chỉ đạo những công việc đơn giản mà bản thân các nhà trƣờng có thể tự mình thực hiện đƣợc, trƣớc những công việc khó thực hiện cần có biện pháp chỉ đạo
bắt buộc và phải có sự phối hợp nhiều bộ phận. Bên cạnh đó việc tổng kết rút kinh nghiệm là một việc làm không thể thiếu trong quá trình chỉ đạo, quản lý và thực hiện. Vì vậy việc tổng kết rút kinh nghiệm là nhằm hạn chế những tồn tại tìm ra những biện pháp, những hƣớng đi mới nhằm thực thi công việc một cách tốt hơn.
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn
Qua khảo sát thực trạng cũng thấy rằng: quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THCS huyện Thới Bình của Hiệu trƣởng muốn có hiệu quả, ngƣời quản lý phải căn cứ vào thực trạng ở các nhà