Các khái niệm chính của đề tài

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 25)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Môi trường, bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường

a. Môi trường

Môi trƣờng là một khái niệm rất rộng, đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trƣờng 1972. Tuy nhiên nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến định nghĩa đƣa ra trong luật bảo vệ môi trƣờng của Việt nam, có những khái niệm đáng chú ý sau đây.

Viện sĩ I.P.Gheraximov, nhà Địa lý học ngƣời Nga (1972) đã đƣa ra định nghĩa môi trƣờng nhƣ sau: "Môi trường (bao quanh) là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người" [4, tr 20], trong đó môi trƣờng tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại.

Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa...) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật...), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình [6, tr 65]. Nhƣ vậy, môi trƣờng sống đối với con ngƣời không chỉ là nơi tồn tại, sinh trƣởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con ngƣời mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con ngƣời”.

Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong "Luật bảo vệ môi trường" đã đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khoá IX, kì họp thứ tƣ thông qua ngày 27 - 12 -1993 định nghĩa khái niệm môi trƣờng nhƣ sau: "Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên".

b. Bảo vệ môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trƣờng là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trƣờng; ứng phó sự cố môi trƣờng; khắc phục ô nhiểm ,suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trƣờng; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trƣờng trong lành.

Hoạt động bảo vệ môi trƣờng về phƣơng diện quản lý vĩ mô:

- Phòng ngừa hạn chế các tác động xấu đến môi trƣờng và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Cải tạo, phục hồi môi trƣờng các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái.

- Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm đạt mục tiêu: sử dụng tài nguyên hiệu quả và bền vững.

Hoạt động bảo vệ môi trƣờng đối với từng thành viên của cộng đồng:

- Bản thân có ý thức và vận động mọi ngƣời tham gia bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.

- Phát triển, sử dụng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn.

- Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trƣờng.

c. Giáo dục bảo vệ môi trường

Đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về giáo dục môi trƣờng.

Hội nghị quốc tế về giáo dục môi trƣờngtrong Chƣơng trình đào tạo của trƣờng học do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) năm 1970 đã thông qua định nghĩa về giáo dục môi trƣờng nhƣ sau: “GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh. GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường” (IUCN, 1970) [11, tr 18]. Định nghĩa này đã nêu lên mối quan hệ giữa môi trƣờng văn hóa và môi trƣờng tự nhiên, nhấn mạnh rằng, phƣơng pháp giáo dục môi trƣờng là đòi hỏi phải thực hành, phƣơng thức GDMT là cần coi trọng cả giáo dục trong nhà trƣờng và ngoài nhà trƣờng.

Tại hội nghị ở Belgrade (1975), giáo dục môi trƣờng mới đƣợc định nghĩa trên quy mô toàn cầu : “GDMT là quá trình nhằm phát triển một cộng đồng dân cư có nhận thức rõ ràng và quan tâm đến môi trường cũng như các vấn đề liên quan, có kiến thức, kỹ năng, động cơ và sẵn sàng làm việc độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và phòng chống các vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai”. [12, tr.51]

Giáo dục môi trƣờng cũng đƣợc quan niệm là: “Một quá trình thường xuyên, qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các yêu cầu của thế hệ tương lai” [2, tr.42]

Bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cần thiết và cấp bách nhất. Đây là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả mọi ngƣời. Những hành vi gây tổn hại cho môi trƣờng cần phải nghiêm trị, bảo vệ môi trƣờng là bảo vệ nguồn sống của con ngƣời.

Giáo dục bảo vệ môi trƣờng nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trƣờng cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khả năng cơ bản về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng (kiến thức) những tình cảm; mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trƣờng (thái độ, hành vi), những kỷ năng giải quyết cũng nhƣ cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kỹ năng) tinh thần, trách nhiệm trƣớc những vấn đề về môi trƣờng và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề ( tham gia tích cực).

đến chất lƣợng cuộc sống của một bộ phận dân cƣ trên Trái đất. Nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết về môi trƣờng và giáo dục bảo vệ môi trƣờng đã gây nên sự suy thoái và ô nhiễm môi trƣờng. Do đó giáo dục bảo vệ môi trƣờng phải là một nội dung GD quan trọng nhằm đào tạo những con ngƣời có đạo đức về môi trƣờng và xử lý các vấn đề môi trƣờng trong thực tiễn.

1.2.2. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

a. Quản lý

Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

Có thể kể ra nhiều ý kiến về định nghĩa quản lý xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau:

Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ƣu nhằm đạt đƣợc mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.

Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên.

Nhƣ chúng ta đều biết, quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý để tổ chức, phối hợp hoạt động của họ trong các quá trình sản xuất, xã hội nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

b. Quản lý giáo dục

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục, song thƣờng ngƣời ta đƣa ra quan niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ chủ yếu là cấp vĩ mô và cấp vi mô.

- Quản lý giáo dục cấp vĩ mô :

Quản lý giáo dục vĩ mô tƣơng ứng với khái niệm về quản lý một nền giáo dục (hệ thống giáo dục) và quản lý vi mô tƣơng ứng với khái niệm quản lý một nhà trƣờng. Ở cấp độ vĩ mô, quản lý giáo dục đƣợc hiểu là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào hệ thống giáo dục quốc dân nhằm huy động và tổ chức thục hiện có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. [9, tr.15]

Nhƣ vậy, quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm làm cho toàn bộ hệ thống giáo dục vận hành theo đƣờng lối nguyên lý giáo dục của quốc gia, thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra.

- Quản lý giáo dục cấp vi mô :

Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào hệ thống tổ chức giáo dục của nhà trƣờng nhằm điều khiển các thành tố trong hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng chức năng, đúng kế hoạch, đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt đƣợc mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất .

c. Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trƣờng: Là quản lý hoạt động giáo dục của nhà giáo, hoạt động học tập và rèn luyện của ngƣời học, các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục của nhà trƣờng, nhƣ: tổ chức và quản lý các hoạt động sƣ phạm trên lớp và ngoài giờ lên lớp; quản lý nhà giáo, cán bộ nhân viên và học sinh; quản lý cơ sở vật chất, phƣơng tiện giáo dục; quản lý tài chính, tài sản của nhà trƣờng.v.v...

Tác giả Đặng Thành Hƣng cho rằng: “quản lý trường học là quản lý giáo dục tại cấp cơ sở trong đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường, các nhà quản lý trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lý chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn- nghiệp vụ, nguồn lực quản lý là con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, đầu tư khoa học-công nghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn hiện có” [6, tr.28]

Quản lý nhà trƣờng có mục đích :

Bảo đảm kế hoạch phát triển giáo dục: Tuyển chọn học sinh vào lớp đầu cấp đúng theo số lƣợng và chất lƣợng của Bộ giáo dục - đào tạo qui định, duy trì số lƣợng học sinh đang học và hạn chế đến mức thấp nhất học sinh lƣu ban, bỏ học.

Bảo đảm chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục: tiến hành các hoạt động giáo dục theo đúng chƣơng trình và bảo đảm yêu cầu đối với môn học và các hoạt động giáo dục.

Xây dựng đội ngũ giáo viên của trƣờng có đủ phẩm chất, năng lực, đồng bộ về cơ cấu, có đủ loại hình để đảm bào giảng dạy giáo dục học sinh đạt chất lƣợng cao. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thích hợp, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của nhà trƣờng .

Từng bƣớc hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ thiết thực cho giảng dạy và giáo dục.

Thƣờng xuyên cải tiến công tác quản lý, lãnh đạo trƣờng học theo tinh thần dân chủ hóa nhà trƣờng, tạo hoạt động đồng bộ, có trọng điểm, có hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục.

1.2.3. Quản lý giáo dục bảo vệ môi trường

cấp trên và hiệu trƣởng đến hoạt động giáo dục môi trƣờng nhằm giúp cho hoạt động giáo dục môi trƣờng đạt đƣợc kết quả mong muốn làm cho các thành viên của nhà trƣờng, tùy theo vị trí công tác đƣợc giao, có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục môi trƣờng cho học sinh, trang bị cho học sinh một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu bởi nền tảng đạo lý về môi trƣờng.

Để quản lý hoạt động giáo dục môi trƣờng cần xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; giám sát, chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo việc thực hiện hoạt động giáo dục môi trƣờng cho học sinh đạt kết quả cao. Cách thực hiện giải pháp này là căn cứ vào nhu cầu thực tế của nhà trƣờng, xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý trong hoạt động giáo dục môi trƣờng, cụ thể nhƣ xây dựng kế hoạch giáo dục môi trƣờng cho năm học; tổ chức hoạt động giáo dục môi trƣờng cho học sinh; quản lý hoạt động của học sinh về hoạt động giáo dục môi trƣờng.

1.3. Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh các trƣờng tiểu học

1.3.1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các Trường tiểu học

Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trƣờng của Liên hợp quốc tổ chức tại Tbilisi vào năm 1977 đã đƣa ra khái niệm: “Giáo dục môi trƣờng có mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu đƣợc bản chất phức tạp của môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng nhân tạo là kết quả tƣơng tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trƣờng và quản lý chất lƣợng môi trƣờng”.

Tuyên bố chung của các nƣớc tham dự Hội nghị Tbi-li-xi về giáo dục môi trƣờng gồm 5 điểm mục tiêu sau:

- Giúp các tổ chức xã hội và cá nhân biết cảm thụ và quan tâm đến môi trƣờng nói chung và vấn đề môi trƣờng nói riêng.

- Giúp các tổ chức xã hội và cá nhân có đƣợc có tri thức cơ bản và nhiều trải nghiệm về môi trƣờng và các vấn đề của nó.

- Giúp các tổ chức và cá nhân có đƣợc động cơ tham gia tích cực cải thiện và bảo vệ môi trƣờng, có tình cảm và giá trị quan đối với môi trƣờng.

- Giúp các tổ chức và cá nhân có kỹ năng xác định và giải quyết các vấn đề môi trƣờng.

- Cung cấp cho moị ngƣời cơ hội đƣợc tham gia tích cực vào mọi hoạt động có mục tiêu giải quyết vấn đề môi trƣờng.

Các chƣơng trình giáo dục môi trƣờng bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã đƣợc triển khai tới tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Riêng ở

cấp tiểu học mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trƣờng nhằm:

- Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết:

+ Các thành phần môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, ánh sáng, động thực vật và quan hệ giữa chúng.

+ Mối quan hệ giữa con ngƣời và các thành phần của môi trƣờng. + Ô nhiễm môi trƣờng.

+ Biện pháp bảo vệ môi trƣờng xung quanh: (nhà ở, lớp, trƣờng học, thôn xóm, bản làng, phố phƣờng...)

- Học sinh bước đầu có khả năng:

+ Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây; làm cho môi trờng xanh - sạch - đẹp).

+ Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên. + Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.

+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trƣờng lớp, quê hƣơng, đất nƣớc. + Thân thiện với môi trƣờng.

+ Quan tâm đến môi trƣờng xung quanh.

1.3.2. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các Trường tiểu học

Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)