Hoạt động giáo dụcbảo vệ môi trƣờng cho học sinh các trƣờng tiểu học

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 30)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. Hoạt động giáo dụcbảo vệ môi trƣờng cho học sinh các trƣờng tiểu học

1.3.1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các Trường tiểu học

Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trƣờng của Liên hợp quốc tổ chức tại Tbilisi vào năm 1977 đã đƣa ra khái niệm: “Giáo dục môi trƣờng có mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu đƣợc bản chất phức tạp của môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng nhân tạo là kết quả tƣơng tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trƣờng và quản lý chất lƣợng môi trƣờng”.

Tuyên bố chung của các nƣớc tham dự Hội nghị Tbi-li-xi về giáo dục môi trƣờng gồm 5 điểm mục tiêu sau:

- Giúp các tổ chức xã hội và cá nhân biết cảm thụ và quan tâm đến môi trƣờng nói chung và vấn đề môi trƣờng nói riêng.

- Giúp các tổ chức xã hội và cá nhân có đƣợc có tri thức cơ bản và nhiều trải nghiệm về môi trƣờng và các vấn đề của nó.

- Giúp các tổ chức và cá nhân có đƣợc động cơ tham gia tích cực cải thiện và bảo vệ môi trƣờng, có tình cảm và giá trị quan đối với môi trƣờng.

- Giúp các tổ chức và cá nhân có kỹ năng xác định và giải quyết các vấn đề môi trƣờng.

- Cung cấp cho moị ngƣời cơ hội đƣợc tham gia tích cực vào mọi hoạt động có mục tiêu giải quyết vấn đề môi trƣờng.

Các chƣơng trình giáo dục môi trƣờng bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã đƣợc triển khai tới tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Riêng ở

cấp tiểu học mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trƣờng nhằm:

- Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết:

+ Các thành phần môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, ánh sáng, động thực vật và quan hệ giữa chúng.

+ Mối quan hệ giữa con ngƣời và các thành phần của môi trƣờng. + Ô nhiễm môi trƣờng.

+ Biện pháp bảo vệ môi trƣờng xung quanh: (nhà ở, lớp, trƣờng học, thôn xóm, bản làng, phố phƣờng...)

- Học sinh bước đầu có khả năng:

+ Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây; làm cho môi trờng xanh - sạch - đẹp).

+ Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên. + Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.

+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trƣờng lớp, quê hƣơng, đất nƣớc. + Thân thiện với môi trƣờng.

+ Quan tâm đến môi trƣờng xung quanh.

1.3.2. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các Trường tiểu học

Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nƣớc. Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trƣờng không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trƣờng mà quan trọng là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trƣờng. Nếu ở cấp học này các em chƣa hình thành đƣợc tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp đƣợc. Vì vậy, nội dung và cách thức bảo vệ môi trƣờng trong trƣờng tiểu học mang tính quyết định đối với việc hình thành những phẩm chất đó.

Giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong trƣờng tiểu học đƣợc tiến hành với nhiều phƣơng thức: thông qua lồng ghép nội dung vào các môn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể; thông qua chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; qua chỉ đạo xây dựng trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng môi trƣờng học tập bạn hữu trẻ em và thông qua giáo dục quyền và bổn phận của trẻ.

Nội dung đƣợc lồng ghép, tích hợp trong các môn học để thực hiện giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong trƣờng Tiểu học có 3 mức độ:

Mức độ toàn phần: Đƣợc áp dụng với những bài học có nội dung phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng.

Mức độ bộ phận: Đƣợc áp dụng với những bài học chỉ có một bộ phận có mục tiêu nội dung phù hợp với giáo dục bảo vệ môi trƣờng.

Mức độ liên hệ: Đƣợc áp dụng với những bài học có mục tiêu, nội dung có điều kiện liên hệ một cách lôgíc với nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng.

Căn cứ vào nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa và đặc thù giảng dạy từng môn học ở Tiểu học, giáo viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trƣờng theo các hình thức:

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trƣờng bằng hình thức khai thác trực tiếp:

Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về giáo dục bảo vệ môi trƣờng, giúp học sinh hiểu, cảm nhận đƣợc đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trƣờng. Những hiểu biết về môi trƣờng đƣợc học sinh cảm nhận qua các bài học sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ đó, các em sẽ có những chuyển biến về tƣ tƣởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trƣờng. Đây là điều kịên tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua đặc thù của từng môn học.

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trƣờng bằng hình thức dạy học trong lớp và ngoài thiên nhiên:

Đối với những bài có nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục chung thì thì tiến hành ngoài thiên nhiên sẽ mang lại kết quả cao hơn. Vì trong môi trƣờng thực tế đó các em sẽ có đƣợc những cảm xúc thực sự về cảnh quan thiên nhiên, có đƣợc những liên tƣởng chính xác, chân thực về những vấn đề môi trƣờng và đó cũng chính là nơi các em thể hiện những hành vi thiết thực nhất.

Giáo dục bảo vệ môi trƣờng không chỉ đƣợc thực hiện tích hợp trong các tiết học mà còn đƣợc giáo dục thông qua các hoạt động khác nhƣ: thực hành giữ gìn trƣờng, lớp sạch sẽ; trang trí lớp học đẹp; giáo dục quyền trẻ em và tiếp cận kỹ năng sống...

Thông qua các bài học đƣợc tiến hành với nội dung đƣợc tích hợp, lồng ghép bằng các hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt tại các địa điểm khác nhau (trên lớp, ngoài trời), giáo viên tiểu học có thể đem lại cho học sinh các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng, giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trƣờng cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả.

1.3.3. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các Trường tiểu học

Giáo dục môi trƣờng nhằm giúp cho cộng đồng hiểu đƣợc bản chất phức tạp của hệ thống môi trƣờng thiên nhiên cũng nhƣ nhân tạo để từ đó giúp con ngƣời có những hành vi đối xử “thân thiện” hơn đối với môi trƣờng. Là lĩnh vực liên ngành, giáo dục

bảo vệ môi trƣờng sử dụng nhiều phƣơng pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phƣơng pháp đặc trƣng bộ môn, nhƣng nó cũng có những phƣơng pháp có tính đặc thù. Vì vậy ngoài các phƣơng pháp chung nhƣ thảo luận, trò chơi,...giáo dục bảo vệ môi trƣờng thƣờng vận dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ:

Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa

Có thể triển khai theo 2 cách: tổ chức cho học sinh đi tham quan học tập ở khu bảo tồn thiên nhiên, nhà máy xử lý rác, khu chế xuất, danh lam thắng cảnh,....hay lập nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tình hình môi trƣờng ở trƣờng hoặc ở địa phƣơng.

Đây là phƣơng pháp mà trong đó học sinh điều tra, tìm tòi, khám phá về một vấn đề môi trƣờng. Điều tra đòi hỏi cả một quá trình hoạt động đƣợc tiến hành theo một trật tự, nhằm đƣa ra phƣơng án giải quyết cho một vấn đề về môi trƣờng. Các nhóm có nhiệm vụ điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu tình hình môi trƣờng ở khu vực khảo sát và bảo cáo kết quả, nêu phƣơng án bảo vệ môi trƣờng.

Phương pháp thí nghiệm

Phƣơng pháp thí nghiệm cho phép tái tạo lại những hiện tƣợng đã xảy ra trong thiên nhiên, đơn giản hóa các quá trình để học sinh có thể quan sát, tìm hiểu chúng. Nhiều kiến thức của môn Sinh học, Hóa học, Vật lý, Công nghệ,....học sinh cần tiếp thu, trãi nghiệm qua các thí nhiệm. Đây là những phƣơng pháp dạy học đặc trƣng của các môn khoa học thực nghiệm. Những hiện tƣơng liên quan đến môi trƣờng sẽ đƣợc học sinh hiểu, cảm nhận và có ý thức sâu sắc hơn thông qua các thí nghiệm đã đƣợc học sinh thực hiện.

Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục

Môi trƣờng có những vấn đề toàn cầu nhƣ tầng Ôzôn, Trái đất nóng lên... nhƣng cũng là những vấn đề rất gần gũi với học sinh nhƣ ăn cơm, uống nƣớc, không khí để thở, mảnh sân, góc nhà, vƣờn cây... Các em có thể nhìn thấy, sờ thấy, nhận biết đƣợc kinh nghiệm thực tế. Giáo viên cần tận dụng kinh nghiệm thực tế này để giáo dục học sinh.

Phương pháp hoạt động thực tiễn

Mục tiêu mà hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cần đạt tới là các hành động dù rất nhỏ nhƣng thiết thực nhằm góp phần cải thiện môi trƣờng ở nhà trƣờng và địa phƣơng. Hoạt động thực tiễn giúp học sinh ý thức đƣợc giá trị của lao động, rèn luyện kỹ năng, thái độ bảo vệ môi trƣờng. Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động nhƣ: trồng cây, thu gom rác, dọn vệ sinh môi trƣờng tại khuôn viên trƣờng, khu vực trƣờng, dọn vệ sinh kênh mƣơng, đƣờng phố.

Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng

chẳng hạn nhƣ: môi trƣờng làng nghề, môi trƣờng rừng, môi trƣờng biển và vùng ven bờ, môi trƣờng ở khu công nghiệp, môi trƣờng kênh r ạ c h , . . giáo viên cần khai thác tình hình môi trƣờng địa phƣơng để giáo dục học sinh, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. Phƣơng pháp này đòi hỏi giáo viên phải thu thập số liệu, sự kiện và tìm hiểu tình hình môi trƣờng địa phƣơng, tổ chức các hoạt động phù hợp để học sinh tham gia góp phần cải tạo môi trƣờng.

Phương pháp nêu gương

Hành vi của ngƣời lớn là tấm gƣơng có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với học sinh. Để giáo dục học sinh có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi trƣờng, trƣớc hết, các thầy cô giáo và các bậc cha mẹ học sinh phải thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trƣờng và có hành vi đúng đắn với môi trƣờng.

Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống bảo vệ môi trường

Kỹ năng sống bảo vệ môi trƣờng là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với các vấn đề môi trƣờng. Trong quá trình giáo dục, giáo viên cần rèn luyện kỹ năng sống và bảo vệ môi trƣờng cho học sinh thông qua việc luyện tập và xử lý các tình huống môi trƣờng cụ thể. Một số kỹ năng quan trọng cần phát triển: nhận biết và phát hiện các vấn đề về môi trƣờng, xây dựng kế hoạch hành động vì môi trƣờng, kỹ năng ra quyết định về môi trƣờng và kỹ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động bảo vệ môi trƣờng.

Mục tiêu cuối cùng của giáo dục môi trƣờng là nhằm hình thành và phát triển cho ngƣời học những thái độ và hành vi cƣ xử đúng đắn với môi trƣờng. Vì vậy khi tiến hành các hoạt động dạy giáo dục môi trƣờng cần lựa chọn các phƣơng pháp có khả năng hình thành kỹ năng và hành vi bảo vệ môi trƣờng cho học sinh: đó là cho phép ngƣời học tham gia vào quá trình học tập, suy nghĩ một cách độc lập và tìm tòi dựa vào những phán đoán có lý lẽ.

1.3.4. Hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các Trường tiểu học

Có hai hình thức triển khai giáo dục môi trƣờng đó là: Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

a. Giáo dục môi trường thông qua việc tích hợp, lồng ghép trong các môn học

Việc truyền thụ kiến thức giáo dục môi trƣờng cho học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp, lồng ghép trong các môn học. Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy đƣợc các kiến thức về môi trƣờng từ đó hình thành ý thức bảo vệ giữ gìn.

giảng, nên khi giảng dạy tùy từng điều kiện, có thể sử dụng một số phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp đàm thoại, phƣơng pháp thảo luận, phƣơng pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ giảng, phƣơng pháp giảng dạy dùng lời nói để giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu, phƣơng pháp thực hành...

Tuy nhiên, dù với bất kì phƣơng pháp nào thì cũng phải đảm bảo đƣợc nội dung của bài giảng và không ảnh hƣởng đến tính đặc thù của môn học.

b. Giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp Tiểu học là điều kiện thuận lợi và phù hợp với nhu cầu tham gia hoạt động tập thể của học sinh. Các hình thức đa dạng phong phú của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp cho việc chuyển tải các nội dung giáo dục, đặc biệt là giáo dục bảo vệ môi trƣờng đến học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hấp dẫn.

Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể, nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh hết sức đa dạng và hiệu quả: tổ chức các hình thức câu lạc bộ, tham quan, trò chơi, văn hóa nghệ thuật, vệ sinh làm sạch đẹp trƣờng lớp, giải quyết các vấn đề môi trƣờng của cộng đồng, sinh hoạt dƣới cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp, các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh và Nhi đồng Hồ Chí Minh, các hội thi hiểu biết về giáo dục bảo vệ môi trƣờng với các nội dung phong phú và hình thức rất đa dạng phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.

Giáo dục bảo vệ môi trƣờng không chỉ đƣợc thực hiện tích hợp trong các môn học (trong lớp, ngoài lớp) hoặc các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà còn đƣợc giáo dục thông qua các hoạt động khác nhƣ: thực hành giữ gìn trƣờng, lớp sạch sẽ; trang trí lớp học đẹp; giáo dục quyền trẻ em và tiếp cận kỹ năng sống,...

1.3.5. Đội ngũ giáo viên và các lực lượng tham gia giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các Trường tiểu học

a. Đội ngũ giáo viên

Hình thành và phát triển năng lực sƣ phạm nói chung, năng lực giáo dục bảo vệ môi trƣờng nói riêng của giáo viên là chiến lƣợc lâu dài của cả ngành giáo dục và là một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ đại học theo chƣơng trình mới.

Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, do vậy giáo viên tiểu học có vị trí, vai trò quan trọng, giáo viên tiểu học là ngƣời góp phần quyết định trong việc thực hiện hoạt động giáo dục học sinh tiểu học có chất lƣợng. Kết quả giáo dục ở cấp tiểu học là sơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành những công dân tốt cho đất nƣớc. Vai trò đặc biệt quan trong của giáo dục tiểu học đã đƣợc khẳng định: Cái gì (về nhân cách) không làm được ở cấp tiểu

học thì khó làm được ở bậc học sau.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 30)