Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 93 - 95)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Sáu biện pháp nêu trên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau nên trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh, tùy theo tình hình thực tế của mỗi nhà trƣờng và địa phƣơng mà hiệu trƣởng lựa chọn, vận dụng và phối hợp các biện pháp một cách phù hợp, đồng bộ và linh hoạt để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Biện pháp 1: có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở xuyên suốt trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh các trừờng TH. Thực tế cho thấy, vai trò của mỗi giáo viên là hết sức quan trọng, là những ngƣời trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh; ảnh hƣởng đến nhận thức của học sinh . Vai trò của ngƣời cán bộ quản lý ở các nhà trƣờng là định hƣớng từ việc giáo dục nhận thức, tổ chức triển khai thực hiện đến việc giám sát kiểm tra, đánh giá

cán bộ, giáo viên và học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Vì thế nếu mỗi cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn và hành động một cách đồng bộ thì hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh nói riêng sẽ đem lại hiệu quả cao.

Biện pháp 2: Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong trƣờng TH đƣợc tổ chức dƣới hai hình thức: giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép và giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hai hoạt động này song song diễn ra hàng ngày trong hoạt động chung của nhà trƣờng, đồng thời bổ sung cho nhau nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Trong quá trình dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng, giáo viên có thể sử dụng các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhƣ là một phƣơng pháp dạy học gắn với thực tế. Trong khi đó, hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng chính là hoạt động tiếp nối, bổ sung cho hoạt động dạy học trên lớp nhằm cũng cố những kiến thức và hình thành thói quen, thái độ, hành vi và tình cảm của học sinh đối với môi trƣờng.

Biện pháp 3: Gáo viên là ngƣời trực tiếp tổ chức và triển khai các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Năng lực sƣ phạm, kỹ năng và kiến thức về môi trƣờng và giáo dục bảo vệ môi trƣờng của giáo viên sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Vì thế, hiệu trƣởng nhà trƣờng phải quan tâm quản lý việc bồi dƣỡng giáo viên.

Biện pháp 4: Giáo dục môi trƣờng cho học sinh trong nhà trƣờng luôn đòi hỏi nguồn nhân lực, CSVC và TBDH. Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng không chỉ diễn ra bên trong nhà trƣờng mà còn diễn ra ở ngoài nhà trƣờng, các địa phƣơng, hiệu trƣởng cần phải quan tâm và phối hợp một cách chặt chẽ nhằm tập hợp đƣợc nguồn lực con ngƣời tốt nhất để triển khai các hoạt động.

Biện pháp 5: Công tác kiểm tra đánh giá trong hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cũng cần đƣợc chú trọng. Đây là khâu quan trọng trong quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Thực tế cho thấy, các Trƣờng làm tốt công tác này, sẽ đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng . Do đó, các Trƣờng cần quan tâm chuẩn hóa công tác kiểm tra đánh giá trong hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng để đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn.

Biện pháp 6: CSVC và TBDH phải luôn đƣợc hiệu trƣởng quan tâm đầu tƣ để hỗ trợ và đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)