Quản lý hoạt động giáo dụcbảo vệ môi trƣờng cho học sinh các trƣờng tiểu

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 38)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý hoạt động giáo dụcbảo vệ môi trƣờng cho học sinh các trƣờng tiểu

trường cho học sinh các Trường tiểu học

Để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác giáo dục môi trƣờng cho học sinh các Trƣờng tiểu học, làm cho các em tham gia tích cực vào các hoạt động thực tiễn nhằm hình thành các kỹ năng cần huy động mọi nguồn lực, từng bƣớc đầu tƣ và nâng cấp cơ sở vật chất trƣờng học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng về ánh sáng, không khí, về cung cấp nƣớc sạch, và có công trình vệ sinh đạt chuẩn. Các trƣờng có thƣ viện trang bị đủ tranh ảnh, sách giáo khoa, phim tƣ liệu, tài liệu, báo chí, pano, áp phích, có phòng học, thiết bị nghe nhìn phục vụ công tác giáo dục môi trƣờng, có điều kiện về đất đai cần xây dựng vƣờn trƣờng, bồn hoa, cây cảnh, góc sinh thái.

Ngoài ra kinh phí của nhà trƣờng có thể coi là phƣơng tiện quan trọng để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động thực tiển, hoạt động tham quan thực địa nhằm giáo dục môi trƣờng cho học sinh các Trƣờng tiểu học.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh các trƣờng tiểu học tiểu học

1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường

Mục tiêu giáo dục môi trƣờng là những kết quả giáo dục mà Nhà trƣờng và những nhà giáo dục mong muốn tất cả các học sinh của mình sẽ đạt đƣợc sau khi đƣợc học về bảo vệ môi trƣờng tại nhà trƣờng. Những kết quả giáo dục này tạo ra một mục đích chung cho:

Những nhà quản lý trƣờng trong việc xây dựng và lựa chọn cơ chế quản lý và môi trƣờng học tập phục vụ một cách tốt nhất cho những mục tiêu đã đặt ra.

Những giáo viên của nhà trƣờng trong việc chọn lọc và xây dựng Nội dung chƣơng trình và Phƣơng pháp Dạy - học.

Những nhân viên của trƣờng trong việc thực hiện từng công việc cụ thể trong Chƣơng trình giáo dục môi trƣờng

Các bậc cha mẹ để cùng chia sẻ với Nhà trƣờng trong việc giáo dục con cái thông qua việc kết hợp cùng thực hiện mục tiêu chung.

Chính bản thân các em học sinh - khi hiểu kết quả mà mình muốn hƣớng tới các em sẽ có mục tiêu, động lực để cố gắng, nỗ lực trong từng hoạt động của mình.

Vậy quản lý mục tiêu giáo dục môi trƣờng là tác động có định hƣớng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục môi trƣờng nhƣ đã kể trên nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của hoạt động giáo dục môi trƣờng, hƣớng đến mục tiêu giáo dục toàn diện, hình thành nhân cách cho học sinh.

1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

Quản lý nội dung chƣơng trình giáo dục môi trƣờng là quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục môi trƣờng theo mục tiêu và yêu cầu đặt ra bao hàm việc quản lý nội dung truyền đạt của giáo viên, cách thức tổ chức cho học sinh lĩnh hội đƣợc nội dung của giáo dục môi trƣờng, đảm bảo tính hợp lý của cấu trúc chƣơng trình, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, đảm bảo sự cân đối phù hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Để tăng cƣờng công tác quản lý nội dung giáo dục môi trƣờng cần nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh và các lực lƣợng giáo dục về sự cần thiết của giáo dục môi trƣờng. Làm cho các thành viên của nhà trƣờng, tùy theo vị trí công tác đƣợc giao, có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục môi trƣờng cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, giúp các cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng có sự quan tâm đầu tƣ cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục môi trƣờng.

1.4.3. Quản lý hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường

Nội dung giáo dục môi trƣờng ở nƣớc ta đƣợc thực hiện thông qua hai hình thức đó là tích hợp lồng ghép vào một số môn học mà đối tƣợng nghiên cứu có quan hệ gần gủi với môi trƣờng và giáo dục môi trƣờng thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Để tăng cƣờng quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trƣờng hiệu trƣởng cần quản lý hoạt động dạy học của giáo viên trong việc lồng ghép các nội dung giáo dục môi trƣờng vào bộ môn theo chƣơng trình sách giáo khoa cấp học, quan tâm đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học ... quản lý công tác giáo dục môi trƣờng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: hoạt động ngoại khóa, tham quan, du lịch, cắm trại, lao động dọn vệ sinh môi trƣờng.

Ngoài ra cần quản lý việc gắn kết giữa lý thuyết trên lớp với hoạt động thực tiễn bên ngoài, sự thống nhất giữa nhận thức và hành động nhằm góp phần hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin và hành vi đúng đắn của học sinh đối với môi trƣờng.

a. Quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục môi trường

Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học

Thực hiện chƣơng trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của nhà trƣờng. Chƣơng trinh dạy học là văn bản pháp lệnh của nhà nƣớc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hiệu trƣởng phải nắm vững chƣơng trình, tổ chức cho giáo viên tuân thủ một cách nghiêm túc, không đƣợc tùy tiện thay đổi, thêm bớt hay làm sai lệch chƣơng trình.

Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp và các tiết học có nội dung giáo dục môi trường

Soạn bài là khâu quan trọng nhất và là lao động sáng tạo của giáo viên trong việc chuẩn bị cho giờ lên lớp.

Quản lý việc soạn bài chuẩn bị giờ lên lớp cho các tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục môi trƣờng cần phải đảm báo những yêu cầu cần thiết :

- Soạn bài chu đáo, đúng quy chế, đảm bảo tính tƣ tƣởng, tính giáo dục.

- Soạn bải đảm bảo nội dung, chƣơng trình, kiến thức khoa học, có chất lƣợng. - Không chỉ đạo dập khuôn, máy móc, khuyến khích tính tích cực, tự giác và sáng tạo của giáo viên.

- Có kế hoạch thƣờng xuyên kiểm tra theo dõi để khuyến khích kịp thời đồng thời điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng những nội dung giáo dục môi trƣờng đƣợc lồng ghép trong môn học.

- Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên:

Giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trƣờng để thực hiện mục tiêu cấp học. Chính vì vậy hiệu trƣởng phải có những biện pháp tác động cụ thể phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lƣợng giờ lên lớp của giáo viên, đó là trách nhiệm của ngƣời quản lý.

Hiệu trƣởng cần xây dựng và quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra sử dụng thời khóa biểu nhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nề nếp dạy học đảm bảo tính nghiêm túc trong mọi hoạt động của nhà trƣờng góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

Quản lý việc dự giờ và phân tích tính sư phạm của bài học theo hướng tích hợp nội dung giáo dục môi trường

Quản lý việc dự giờ và phân tích tính sƣ phạm của bài học là một chức năng quan trọng của hiệu trƣởng để chỉ đạo hoạt động dạy và học và là biện pháp quan trọng hàng đầu để quản lý giờ lên lớp.

Hiệu trƣởng cần thƣờng xuyên tổ chức các chuyên đề về dự giờ lên lớp, xây dựng dạy mẫu, tổ chức dạy thử, thao giảng các tiết học có liên quan đến việc tích hợp

nội dung giáo dục môi trƣờng ... nhằm giúp giáo viên nắm vững lý thuyết, rút kinh nghiêm về phƣơng pháp giảng dạy trên cơ sở đó khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên.

Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên:

Hồ sơ chuyên môn của giáo viên là phƣơng tiên phản ánh quá trình quản lý có tính khách quan và cụ thể giúp hiệu trƣởng nắm chắc hơn, cụ thể hơn tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên, là cơ sở để đánh giá sự chuẩn bị, đầu tƣ cho chuyên môn của giáo viên.

Hồ sơ chuyên môn bao gồm giáo án, sổ kế hoạch giảng dạy (và ghi chép sinh hoạt chuyên môn , dự giờ, thăm lớp), các loại sách ( sách giáo khoa, sách hƣớng dẫn, phân phối chƣơng trình, các tài liệu tham khảo).

Trong quá trình quản lý, hiệu trƣởng , hiệu phó phụ trách chuyên môn, tổ trƣởng chuyên môn thƣờng xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời điều chỉnh những sai lệch có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục môi trƣờng.

b. Quản lý hoạt động giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của công tác giáo dục toàn diện học sinh, nó gắn bó hữu cơ với việc dạy và học trên lớp, nó là một bộ phận trong kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng và ngƣời Hiệu trƣởng phải có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động giáo dục trong đó có công tác giáo dục môi trƣờng thông qua hoạt động Ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp do nhà trƣờng phối hợp với các lƣc lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng quản lý và tổ chức cho tất cả các học sinh với các hình thức: Sinh hoạt tập thể, vui chơi, tham quan, du lịch, đố vui học tập, văn nghệ, thể dục thể thao... phù hợp với đặc điểm, trình độ học sinh Tiểu học. Vì vậy giáo dục môi trƣờng thông qua hoạt động Ngoài giờ lên lớp là góp phần hình thành cho học sinh những kiến thức ban đầu về môi trƣờng, xuất phát từ sự tiếp cận với thực tiễn sinh động các em sẽ phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm và ý thức bảo vệ môi trƣờng.

Quản lý hoạt động giáo dục môi trƣờng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm:

Xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động:

Trong kế hoạch cần chọn lọc các hoạt động phù hợp, xác định lịch hoạt động cho từng khối, ổn định thành nề nếp. kết hợp các hình thức nội dung sinh hoạt để không bị chồng chéo, nhàm chán.

Tổ chức chỉ đạo hoạt động:

Tổ chức lực lƣợng theo dõi, giám sát hoạt động xen kẽ trong chƣơng trình học tập trên lớp.

Chỉ đạo hoạt động tiến hành thông qua các phong trào thi đua kế tiếp nhau, khép kín các hoạt đông ngoài giờ lên lớp trong suốt năm học. Xây dựng các tiêu chí đánh giá theo cách tính điểm cho từng đợt thi đua và cả năm học.

1.4.4. Quản lý đội ngũ giáo viên và các lực lượng tham gia giáo dục bảo vệ môi trường

Chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó việc sử dụng và bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trƣờng. Chất lƣợng đội ngũ trong mỗi nhà trƣờng thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lƣợng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Sử dụng đội ngũ:

Phân công hợp lý trong chuyên môn trên cơ sở có chú ý đến điều kiện năng lực giảng dạy và tổ chức các hoạt đông ngoại khóa của từng giáo viên trong trƣờng.

- Bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên:

Hiệu trƣởng phải thƣờng xuyên quan tâm đến việc bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên về nội dung và phƣơng pháp giảng dạy giáo dục môi trƣờng cho học sinh cấp tiểu học:

+ Lập kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên theo nội dung tích hợp của các môn học.

+ Bồi dƣỡng tại trƣờng,

+ Tổ chức thảo luận các chuyên đề giáo dục môi trƣờng cho học sinh cấp tiểu học.

+ Bồi dƣỡng cán bộ Đoàn và giáo viên trẻ có năng lực để thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục môi trƣờng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh cấp tiểu học.

+ Tự bồi dƣỡng.

- Tăng cƣờng công tác tổ chức, chỉ đạo giáo dục môi trƣờng; tích cực xây dựng cảnh quan nhà trƣờng; xây dựng tiêu chí thi đua và dành một khoản kinh phí cho công tác khen thƣởng về giáo dục môi trƣờng.

1.4.5. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

Để hoạt động giáo dục môi trƣờng cho học sinh các Trƣờng tiểu học đem lại hiệu quả nhà trƣờng cần phải chủ động tích cực phối hợp các lực lƣợng tham gia giáo dục môi trƣờng.

Hoạt động phối hợp các lực lƣợng giáo dục giữa nhà trƣờng, gia đình và các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục môi trƣờng đƣợc xem là quá trình vận động (động viên, khuyến khích, thu hút) và tổ chức mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào hoạt động giáo dục môi trƣờng cho học sinh các Trƣờng tiểu học.

Phối hợp các lực lƣợng trong giáo dục là một chủ trƣơng đúng đắn, hợp với quy luật phát triển của giáo dục, đồng thời cũng là một biện pháp của công tác quản lý nhằm tạo ra một môi trƣờng thuận lợi, thống nhất cho các hoạt động giáo dục, nhất là đối với công tác giáo dục môi trƣờng cho học sinh cấp tiểu học.

Hiệu trƣởng phối hợp với các lực lƣợng giáo dục môi trƣờng là hoạt động chủ động tích cực của hiệu trƣởng, của nhà trƣờng trong việc tổ chức các lực lƣợng xã hội tham gia thực hiện giáo dục môi trƣờng. Để phối hợp có hiệu quả, hiệu trƣởng phải xác định tổ chức nào cần phối hợp, phối hợp nội dung gì? phƣơng pháp huy động nhƣ thế nào cho hiệu quả, mỗi tổ chức phải làm gì? có trách nhiệm nhƣ thế nào? Bên cạnh đó hiệu trƣởng cần tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng để tập hợp, tổ chức, động viên, phân công và phối hợp hoạt động với các lực lƣợng này để hoạt động giáo dục môi trƣờng đƣợc triển khai rộng rãi, đem lại hiệu quả thiết thực.

1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trường

Kiểm tra, đánh giá học sinh giữ vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học và nâng cao chất lƣợng giáo dục trong các nhà trƣờng. Trong công tác quản lý hoạt động giáo dục môi trƣờng, việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa không chỉ đối với nhà quản lý giáo dục mà còn có ý nghĩa đối với học sinh. Bởi vì qua kiểm tra đánh giá của giáo viên, học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định đƣợc mình từ đó học sinh sẽ hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục môi trƣờng bao gồm:

a. Quản lý việc đánh giá nhận xét kết quả học tập của học sinh ở các môn có tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường

Nhận xét đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, khi dạy tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục môi trƣờng, giáo viên cũng cần phải thực hiện nhận xét đánh giá học sinh.

Để quản lý việc nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các môn có tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục môi trƣờng, hiệu trƣởng nhà trƣờng phải nắm đƣợc tình hình giáo viên thực hiện đầy đủ nghiêm túc các văn bản hƣớng dẫn về đánh giá xếp loại học sinh. Đánh giá học sinh công bằng chính xác.

trƣờng nhƣ : phó HT chuyên môn, tổ trƣởng và giáo viên. Hiệu trƣởng yêu cầu họ lập kế hoạch ghi nhận xét, đánh giá nhận thức của học sinh về kiến thức môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng một cách đầy đủ theo yêu cầu của chƣơng trình, đồng thời thƣờng

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 38)