Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 72)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Nguyên nhân khách quan

Trƣớc hết là việc quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc các cấp lãnh đạo, các ngành quan tâm chỉ đạo đúng mức, công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng chƣa trở thành nhiệm vụ cấp bách.

- Ở địa phƣơng, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng giáo dục lành mạnh. Những hành vi thiếu tôn trọng môi trƣờng của cộng đồng nhƣ vứt rác bừa bãi ở khu vực dân cƣ, khu vực chợ, vỉahè... hàng ngày tác động tới nhận thức, hành vi của học sinh, phá vỡ niềm tin, tình cảm và thói quen tốt của các em. Những hành vi của ngƣời lớn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng, ứng xử thiếu văn hóa với môi trƣờng xung quanh khiến học sinh thiếu tấm gƣơng tốt về bảo vệ môi trƣờng để noi theo.

- Cha mẹ học sinh thiếu quan tâm đến hạnh kiểm của con, thậm chí còn khoán trắng cho nhà trƣờng, hoặc nuông chiều, bao che mỗi khi các em sai phạm.

- Việc phối hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng chƣa chặt chẽ và chƣa thƣờng xuyên nên công tác giáo dục, xử lý các hành vi gây ảnh hƣởng và tác động xấu đến môi trƣờng chƣa kịp thời và triệt để; việc đầu tƣ về CSVC và TBDH của các Trƣờng chƣa đáp ứng yêu cầu nhằm nâng cao chất lƣợng của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng.

Nguyên nhân chủ quan

- Việc tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền, giáo dục hiệu quả chƣa cao.

- Cán bộ quản lý của một số trƣờng chƣa đảm bảo, kiện toàn dẫn đến thiếu ngƣời phụ trách, trì trệ trong việc thực hiện các chức năng quản lý, nhất là quản lý việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong các môn học hay tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh.

viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn còn nhiều hạn chế nhƣ: thiếu kinh nghiệm và năng lực sƣ phạm, tinh thần trách nhiệm chƣa cao; chƣa quan tâm sâu sát đến học sinh, đến các vấn đề về môi trƣờng. Cho nên việc lựa chọn và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ Đoàn, các giáo viên bộ môn có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng để triển khai các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc khen thƣởng, kỷ luật chƣa kịp thời nên chƣa động viên, kích thích đƣợc các lực lƣợng tích cực tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh.

Những nguyên nhân nêu trên đã ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh. Việc tìm ra biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh là một vấn đề hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay ở các Trƣờng TH huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh các Trƣờng TH huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi chúng tôi rút ra kết luận sau:

- Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng ở các Trƣờng TH huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi bƣớc đầu có nhiều chuyển biến tích cực nên đã góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh, tuy nhiên vẫn còn bộ lộ nhiều hạn chế, bất cập. Do đó dẫn đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng còn thấp so với mục tiêu giáo dục hiện nay.

- Đa số cán bộ quản lý, giáo viên các Trƣờng có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, tác dụng của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng nên đã đề ra những biện pháp quản lý tích cực, phù hợp với thực tiễn của từng Trƣờng. Tuy nhiên, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong nhà trƣờng còn nhiều tồn tại nhƣ: Vai trò quản lý của nhà trƣờng còn thụ động, tự phát trong tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh chƣa nhận thức đúng đắn, chƣa thực sự tự giác trong tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Do đó, các Trƣờngchƣa đạt đƣợc mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trƣờng; Việc giáo dục môi trƣờng vẫn chƣa đƣợc nhà trƣờng thực sự chú trọng, chƣa quan tâm đầy đủ nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên cũng nhƣ chƣơng trình giáo dục bảo vệ môi trƣờng lồng ghép, tích hợp trong các bộ môn khi dự giờ, kiểm tra và đánh giá học sinh; chƣa phát huy hết hiệu quả các loại hình hoạt động trong giảng dạy trên lớp. Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung còn nghèo nàn, hình thức chƣa sinh động nên chƣa tạo đƣợc sự hấp dẫn và hứng thú cho học sinh nên hiệu quả

thu đƣợc còn chƣa cao; Đội ngũ giáo viên chƣa đƣợc bồi dƣỡng kỹ năng, nghiệp vụ hƣớng dẫn học sinh tham gia bảo vệ môi trƣờng. Một bộ phận học sinh chƣa thực sự có ý thức, thái độ và hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ môi trƣờng sống xung quanh, nhƣ viết vẽ bậy, vứt rác bừa bãi nơi công cộng, trong trƣờng học...; Việc phối hợp với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng có lúc chƣa thƣờng xuyên, thiếu chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ, nhất là sự phối hợp giữa đội ngũ giáo viên với nhau, giữa nhà trƣờng với cha mẹ học sinh và các tổ chức XH; Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc các Trƣờng chú trọng và quan tâm đúng mức; Cơ sở vật chất và TBDH phục vụ hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc các Trƣờng quan tâm đầu tƣ đúng mức nên còn thiếu và không đồng bộ. Tài liệu thiếu nên gây khó khăn cho học sinh nâng cao kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trƣờng; Việc chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra đánh giá chƣa chặt chẽ và thƣờng xuyên, hình thức tổ chức chƣa phong phú, thiếu các biện pháp quản lý phù hợp.

Cùng với cơ sở lí luận, những biểu hiện của thực trạng là cơ sở cho việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng ở các Trƣờng TH huyện Bình Sơn góp phần nâng cao chất giáo dục toàn diện cho học sinh.

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH CÁC

TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng, để hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh các Trƣờng TH huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ngày càng đạt hiệu quả, đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng phải đƣợc xây dựng và triển khai trên cơ sở các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đƣợc đề xuất phải nhằm vào việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh, qua đó nâng cao đƣợc chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh các Trƣờng TH huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống

Các biện pháp đƣợc đề xuất phải tác động tích cực lên toàn bộ quá trình quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh, tác động lên đội ngũ cán bộ quản lý, các lực lƣợng tham gia giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh và bản thân học sinh. Các biện pháp trên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh.

- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đƣợc đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của các Trƣờng và địa phƣơng, với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Các biện pháp đƣợc đề xuất có khả năng áp dụng vào quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh ở các Trƣờng huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

Vì vậy, các biện pháp khi xây dựng phải đảm bảo tính khoa học và phải đƣợc thăm dò tính khả thi trƣớc khi đề xuất.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trƣờng cho học sinh các trƣờng tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi trƣờng tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi

Nhằm góp phần quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh ở các Trƣờng TH Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi đạt hiệu quả, chúng tôi đề xuất 06 biện pháp quản lý sau:

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục bảo vệ môi trường lượng tham gia giáo dục bảo vệ môi trường

a. Mục đích, ý nghĩa

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng TH nhằm làm cho cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các tổ chức Đoàn thể nhà trƣờng nhìn nhận sâu sắc hơn về tầm quan trọng và sự cấp thiết của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh nói riêng và xây dựng nhân cách toàn diện của con ngƣời Việt Nam nói chung trong giai đoạn mới. cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lƣợng nhƣ Đoàn thanh niên, Công đoàn, cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội phải quán triệt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc, các quy định và hƣớng dẫn của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh. Bên cạnh đó, cần có những định hƣớng, kế hoạch cho hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng hàng năm với các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng và thiết thực nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong nhà trƣờng.

Mọi hoạt động của con ngƣời đều khởi nguồn từ nhận thức bên trong. Nhận thức là nền tảng của thái độ và hành vi của con ngƣời. Nhận thức đúng sẽ dẫn đến kết quả là thái độ đúng và hành vi đúng. Vì vậy, hiệu quả công tác quản lý sẽ tăng lên nếu vai trò và tác dụng của công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng đƣợc cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các Trƣờng TH huyện Bình Sơn và các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng nhận thức đầy đủ và đúng đắn.

cán bộ quản lý và giáo viên là ngƣời có vai trò vô cùng quan trọng ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh và chất lƣợng giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng. Vì vậy việc nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ quản lý và giáo viên là hết sức cần thiết để có thể tạo nên sự thống nhất về nhận thức và hành động trong việc thực hiện mục tiêu của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh.

b. Nội dung

Để hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng đạt hiệu quả các lực lƣợng tham gia giáo dục bảo vệ môi trƣờng cần thực hiện những nội dung sau:

* Đối với cán bộ quản lý của nhà trường

Hiệu trƣởng và cán bộ quản lý các nhà trƣờng phải nghiên cứu, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh; triển khai trong cán bộ, giáo viên, học sinh, các đoàn thể và cha mẹ học sinh một cách đầy

đủ, kịp thời; chỉ đạo và vận động các lực lƣợng trong nhà trƣờng cùng tham gia thực hiện hoạt động này có hiệu quả hơn.

Hiệu trƣởng cần căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý, của ngành, điều kiện thực tế của nhà trƣờng bao gồm chất lƣợng giáo dục, các mặt mạnh mặt yếu, đồng thời phải nắm vững các lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong và ngoài nhà trƣờng. Kế hoạch giáo dụcbảo vệ môi trƣờng của nhà trƣờng phải đƣợc xây dựng gắn với kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trƣờng của ngành, địa phƣơng. Kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trƣờng của nhà trƣờng cần cụ thể, rõ ràng theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học, kế hoạch giảng dạy tích hợp, lồng ghép trong các bộ môn, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các phong trào thi đua xây dựng trƣờng xanh - sạch - đẹp, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng, trồng cây xanh hóa trƣờng học, tham quan dã ngoại các khu du lịch sinh thái, tổ chức các cuộc thi về môi trƣờng, hoạt động CLB môi trƣờng, phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng, bồi dƣỡng tập huấn,...

Hiệu trƣởng giao cho các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trƣờng của cá nhân, đơn vị trên cơ sở kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trƣờng của nhà trƣờng để tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời với việc lập kế hoạch sát, đúng với thực tế của nhà trƣờng, Hiệu trƣởng cần trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện kế hoạch để đảm bảo cho sự thành công của quá trình thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học sinh.

* Đối với giáo viên

- Đối với giáo viên bộ môn: cần phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng nhằm giúp học sinh đạt đƣợc những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức kỹ năng môn học; cần thiết kế, tổ chức và hƣớng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn để động viên khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động và sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện và lĩnh hội kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của HS; tạo niềm vui, sự hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; từ đó giúp HS phát triển tối đa năng lực và tiềm năng cho bản thân.

- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc giáo dục động cơ, thái độ học tập của học sinh, là ngƣời có kế hoạch chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong trƣờng để giáo dục học sinh, là nhân tố tác động tích cực đến cha mẹ học sinh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho học

sinh. giáo viên chủ nhiệm cần phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trƣờng, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, có kỹ năng vận dụng các phƣơng pháp giáo dục bảo vệ môi trƣờng, thƣờng xuyên lƣu ý, nhắc nhở, giáo dục kiến thức về môi trƣờng và ứng dụng vào việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

* Đối với học sinh

Nên tập trung vào các diễn đàn nhỏ ở từng khối lớp và khuyến khích các em tự bộc lộ, tự tranh luận trên tinh thần xác lập mối quan hệ dân chủ. Nên gắn các em với những vấn đề thời sự, mang tính cấp thiết của trƣờng, địa phƣơng, tránh lý luận và xa rời thực tế, cần đi vào tâm tƣ nguyện vọng của học sinh về vấn đề môi trƣờng hiện nay.

* Đối với các đoàn thể nhà trường

+ Đoàn thanh niên:

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)