Lý thuyết quản lý phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 37 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Lý thuyết quản lý phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, được đặt trong bối cảnh của một tập thể, một tổ chức là tác nhân giúp cho tổ chức phát triển theo mục đích đã định. Vai trò của nhân lực được thể hiện vừa với tư cách chủ thể trong quan hệ với nguồn lực tự nhiên và nguồn lực khác là sự khai thác, sử dụng, đồng thời quyết định hiệu quả đối với sự khai thác, sử dụng đó.

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình cung cấp những nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội, sự phát triển của một ngành sản xuất, kinh doanh, một tổ chức, một dân tộc, một đất nước. Phát triển nguồn nhân lực là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu năng của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về chất lượng và số lượng đội ngũ, cũng như chất lượng sống của nhân lực [17].

Theo Leonard Nadler, phát triển nguồn nhân lực được thể hiện qua mô hình sau:

Sơ đồ 1.2. Mô hình phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadler

Theo mô hình trên thì phát triển nguồn nhân lực gồm:

- Quản lý giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực: là cơ quan quản lý nhân lực đề ra các yêu cầu cần đạt đối với đội ngũ, đồng thời tổ chức các hình thức giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ đạt được các yêu cầu đó hoặc xây dựng những cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên để đội ngũ tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

- Quản lý sử dụng nguồn nhân lực: là việc xây dựng quy hoạch nguồn lực, trên cơ sở đó tổ chức tuyển dụng nguồn lực phù hợp với quy hoạch và yêu cầu từng thời điểm; bố trí, sử dụng nguồn lực đảm bảo đúng vị trí việc làm, năng lực, sở trường của từng cá nhân; đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển được hiểu là sử dụng hợp lý, đúng người, đúng việc, phát huy được sở trường của từng thành viên trong tổ chức.

- Tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực: là tạo môi trường sống lành mạnh, môi trường làm việc thuận lợi, đồng thời có những chính sách đãi ngộ để phát huy hết khả năng, năng lực của từng thành viên trong tổ chức.

Tóm lại, quản lý phát triển nguồn nhân lực là quá trình chủ thể quản lý tổ chức tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện về môi trường làm việc nhằm làm cho các thành viên trong tổ chức nâng cao năng lực làm việc, cũng chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp tổ chức ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)