Đổi mới tuyển dụng theo hướng bám sát quy hoạch; bố trí,sử dụng đúng vị

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 81 - 83)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3.Đổi mới tuyển dụng theo hướng bám sát quy hoạch; bố trí,sử dụng đúng vị

đúng vị trí việc làm, sở trường của ĐNGV THCS

a. Mục đích, ý nghĩa

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định "nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc", "nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người chỉ nói mà không làm vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại". Người phê phán "thường chúng ta không biết tuỳ tài mà dùng người", "thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao, thành thử hai người đều lúng túng". Người chỉ ra tác dụng to lớn của việc bố trí sử dụng đúng người, đúng việc "Nếu biết tuỳ tài mà dùng người sẽ thành công". Ngoài ra còn phải biết "phân phối cán bộ cho đúng" nghĩa là phải bố trí cán bộ cho các ngành, các khu vực, các cấp một cách hợp lý, "phải dùng người đúng chỗ, đúng việc". [14]

Trong công tác quản lý phát triển ĐNGV THCS thì việc tuyển dụng và bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ là khâu rất quan trọng. Nếu xác định nhu cầu, tuyển dụng đúng người, bố trí đúng vị trí việc làm và sở trường công tác của ĐNGV THCS sẽ phát huy hết khả năng, tâm huyết của họ, giúp họ trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ra sức cống hiến để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. Nếu biết phát huy vai trò cuả ĐNGV thì làm cho đội ngũ ngày càng vững mạnh và ngược lại, sẽ làm cho đội ngũ mất đi nhiệt huyết, chất lượng hiệu quả ngày càng giảm. Vì vậy, Trong quá trình tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên nói chung và ĐNGV THCS nói riêng, các cấp quản lý giáo dục, hiệu trưởng các trường THCS cần nghiên cứu phát huy và khơi dậy tiềm năng của họ qua việc bố trí đúng chuyên môn, vị trí việc làm và sở trường của từng cá nhân để họ có điều kiện cống hiến tốt hơn, nhất là đối với những trường ở khu vực khó khăn.

b. Nội dung biện pháp

Phòng GDĐT phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên giai đoạn 2020 – 2025, trong đó cần xác định chính xác nhu cầu của từng bộ môn, yêu cầu về năng lực và hình thức tuyển dung cụ thể như: tuyển dụng thông qua thi tuyển, xét tuyển đặc cách hay tiếp nhận những giáo viên đến từ các địa phương khác. Hằng năm, trên cơ sở đội ngũ hiện có và biên chế do UBND tỉnh giao đăng ký tuyển dụng, hoặc tổ chức tuyển dụng để bổ sung giáo viên cho các trường. Hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển được xem xét ưu tiên vì giúp chúng ta sàng lọc, lựa chọn những người đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và phù hợp với vị trí việc làm.

Dựa trên quy hoạch, kế hoạch tổng thể về phát triển giáo dục và đào tạo huyện Tiên Phước giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Phòng GDĐT chỉ đạo các trường THCS rà soát số lượng học sinh, đề xuất số lớp và ĐNGV, Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục năm học, đồng thời phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện giao chỉ tiêu biên chế hằng năm cho các trường THCS.

Trên cơ sở biên chế được giao, Phòng GDĐT rà soát cân đối số luợng giáo viên của các trường THCS, xem xét nguyện vọng chuyển công tác ra ngoài huyện của giáo viên hay giáo viên có thời gian công tác lâu năm ở những đơn vị xa, khó khăn có nguyện vọng chuyển về đơn vị thuận lợi, gần nhà; giáo viên công tác nhiều năm tại một đơn vị,... Tiến hành luân chuyển, sắp xếp, bố trí đủ số lượng giáo viên theo từng bộ môn cho các trường, trong đó cần quan tâm đến điều chỉnh cho phù hợp với cơ cấu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, thâm niên công tác và cả giới tính của ĐNGV.

Phòng GDĐT chỉ đạo hiệu truởng các truờng THCS trên địa bàn huyện phân công lao động ĐNGV THCS phù hợp với chuyên môn đuợc đào tạo và quan tâm đến nguyện vọng của ĐNGV, đến sở trường công tác, điều kiện làm việc của từng người để bố trí giảng dạy hay chủ nhiệm lớp nhằm đảm bảo hợp lý, hài hòa trong tập thể tạo điều kiện tốt nhất cho ĐNGV phát huy năng lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giai đoạn 2020 - 2025, thường xuyên điều chỉnh bổ sung và tạo điều kiện cho CBQL, cán bộ dự nguồn tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chính trị, quản lý giáo dục, quản lý nhà nước. Bổ nhiệm CBQL trường THCS đủ số lượng và chất lượng.

Thông qua các cuộc kiểm tra, Phòng GDĐT tiến hành kiểm tra công tác sử dụng đội ngũ tại các trường THCS, trên cơ sở đó Phòng GDĐT có cái nhìn tổng quát về những ưu điểm, hạn chế trong sử dụng ĐNGV các trường THCS hiện nay, một mặt vừa tạo điều kiện cho hiệu trưởng các trường THCS phát huy vai trò nhưng đồng thời kiểm soát, điều chỉnh những hạn chế của hiệu trưởng, tránh trường hợp độc đoán, chuyên quyền gây mất đoàn kết nội bộ.

c. Cách thức tổ chức thực hiện

Trong thời gian qua, việc tổ chức tuyển dụng đặc cách được UBND tỉnh Quảng Nam giao cho huyện thực hiện, nhưng việc tuyển dụng qua thi tuyển do UBND tỉnh tổ chức, nên chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu đội ngũ giáo viên của huyện theo từng thời điểm. Trong thời gian đến Phòng GDĐT, Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện kiến nghị UBND tỉnh giao quyền tuyển dụng cho huyện để thuận lợi trong công tác tuyển dụng giáo viên.

Trong quá trình thực hiện tuyển dụng cần đảm bảo các nội dung: Thành lập Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng thực hiện tuyển dụng theo kế hoạch đã xây dựng và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp, phải tuân thủ các nguyên tắc và đúng quy trình. Về nguyên tắc, phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, khi tuyển chọn phải tính tới khả năng sử dụng tối đa năng lực của họ; tuyển chọn phải căn cứ vào tiêu

chuẩn quy định. Thực hiện tốt chế độ dân chủ, công khai tuyển chọn giáo viên, xây dựng và thực hiện các quy trình tuyển chọn một cách chặt chẽ, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Phòng GDĐT tổ chức xét duyệt kế hoạch năm học cho các trường THCS, trong đó tập trung lưu ý đến việc bố trí và nhu cầu đội ngũ của các trường để có cơ sở tham mưu UBND huyện giao chỉ tiêu biên chế đảm bảo theo quy định, không để xảy ra trường hợp có trường có tỉ lệ giáo viên trên lớp cao, thừa giáo viên để bố trí, có trường lại thiếu giáo viên.

Xây dựng quy chế luân chuyển, điều động giáo viên hợp lý, trong đó cần rà soát cụ thể giáo viên của từng bộ môn, xây dựng lộ trình luân chuyển để dần địa phương hóa giáo viên, giúp ĐNGV ổn định nơi ở, đi lại thuận lợi và yên tâm công tác. Đồng thời, luân phiên điều động đối với những giáo viên công tác trên 10 tại một trường, từ trường này đến trường khác, từ trường thuận lợi đến trường khó khăn; trong thực tế thì đội ngũ này có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm nhưng vì công tác lâu năm tại một trường nên không có động lực để tiếp tục phát triển, vì vậy, động viên họ thực hiện nghĩa vụ công tác tại các trường khó khăn trong thời gian từ 1 đến 2 năm; khi thay đổi môi trường làm việc sẽ giúp họ phát huy năng lực chuyên môn, truyền đạt kinh nghiệm cho đồng nghiệp tại trường mới, đồng thời giúp học sinh các trường đó nâng cao chất lượng học tập.

Phòng GDĐT và Hiệu truởng các truờng quán triệt, nâng cao nhận thức đối với toàn thể ĐNGV THCS nhằm tạo sự đồng thuận về công tác điều động, luân chuyển và trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác này. Trong quá trình thực hiện cần xem xét điều kiện của từng cá nhân và thực hiện đảm bảo công bằng, khách quan việc điều chuyển, trong đó cần ưu tiên điều chuyển giáo viên đã hoàn thành thời gian giảng dạy ở vùng khó khăn về giảng dạy tại vùng thuận lợi nhằm tạo niềm tin, tính đồng thuận và tạo được động lực cho giáo viên khi được điều chuyển.

Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ CBQL các trường THCS về xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, kế hoạch từng năm học, hiệu trưởng phải nắm nghiệp vụ quản lý, sử dụng đội ngũ; một khi hiệu trưởng thực hiện tốt công tác này thì nhà trường sẽ phát triển, chất lượng giáo dục được nâng lên, còn ngược lại thì sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 81 - 83)