7. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Về cơ cấu ĐNGV THCS huyện Tiên Phước
2.3.3.1. Cơ cấu trình độ đào tạo
Bảng 2.7. Trình độ đào tạo ĐNGV THCS từ năm học 2016-2017 đến năm học 2019-2020 Trình độđào tạo Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 SL % SL % SL % SL % Thạc sỹ 1 0.5 0 0 0 0 0 0 Đại học 203 61.5 217 65.0 220 67.7 213 70.8 Cao đẳng 126 38.0 117 35.0 105 32.3 88 29.2 Trung cấp 0 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Tiên Phước, số liệu tính đến tháng 7/2020)
Trình độ đào tạo là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đội ngũ. Trình độ đào tạo được thể hiện qua bằng cấp. Theo quy định, tại Điều 77, Luật Giáo dục 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THCS là cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, những giáo viên có trình độ cao đẳng là đạt chuẩn, từ đại học trở lên được gọi là trên chuẩn. Qua Bảng 2.7 cho thấy, ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam có 100% đạt chuẩn, tỉ lệ giáo viên trên chuẩn tăng hằng năm và đến cuối năm học 2019-2020 đạt 70.8%. Với số liệu này, thì ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo, chủ yếu được đào tạo từ các trường sư phạm, một số ít được đào tạo từ các trường khác nhưng có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, như: giáo viên tiếng Anh, giáo viên Thể dục; tỉ lệ giáo viên trên chuẩn khá cao và cơ bản bố trí đều ở các trường học, đa số là lực lượng nòng cốt của các nhà trường, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong công tác dạy học, nâng cao tay nghề.
Tuy nhiên, trong thực tế trình độ đào tạo đôi lúc chưa đi đôi với năng lực chuyên môn, một số giáo viên có trình độ trên chuẩn nhưng chuyên môn ở mức trung bình, một số giáo viên có trình độ đạt chuẩn nhưng năng lực chuyên môn rất tốt, là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động dạy học, bồi dưỡng chuyên môn; hiện nay có 29.2% giáo viên có trình độ cao đẳng, số giáo viên này không đạt chuẩn so với quy định tại Luật Giáo dục 2019 và trên địa bàn huyện không có giáo viên có trình độ thạc sỹ. Đây có thể xem là một trong những vấn đề cấp thiết cần giải quyết đối với ngành giáo dục trong thời gian đến.
2.3.3.2. Cơ cấu theo chuyên môn
Qua nghiên cứu hồ sơ lưu trữ về ĐNGV THCS của Phòng GDĐT Tiên Phước từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020, số liệu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.8. Đội ngũ giáo viên THCS được chia theo chuyên môn đào tạo STT Môn học Số lượng Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 1 Ngữ văn 40 37 35 2 Lịch sử 22 20 20 3 Địa lí 13 15 13 4 GDCD 10 10 10 5 Sử - Địa 15 13 11 6 Ngoại ngữ 32 31 29 7 Toán 34 34 33 8 Toán – Tin học 11 11 11 9 Tin học 16 16 16 10 Vật lí 15 15 15 11 Vật lí – Công nghệ 10 10 10 12 Hóa học 10 9 9 13 Hóa - Sinh 13 13 13 14 Sinh học 16 16 14 15 Thể dục 20 19 17 16 Thể dục - Sinh 8 8 8 17 Nhạc 10 10 10 18 Mĩ Thuật 11 11 11 19 TPT 15 15 15 Tổng cộng 321 313 300
(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Tiên Phước, số liệu tính đến tháng 7/2020)
Số lượng giáo viên tương đối đồng bộ ở các bộ môn, đảm bảo bố trí giảng dạy cho các trường, nhiều nhất vẫn là giáo viên ở các bộ môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ. 100% giáo viên đủ các điều kiện quy định đối với giáo viên THCS. Trong đó có nhiều giáo viên được đào tạo 2 môn như: Hóa – Sinh, Thể dục – Sinh, Toán – Tin, Sử - Địa, Vật lí – Công nghệ nên thuận lợi cho việc bố trí chuyên môn và phân công lao động cho các trường có dưới 8 lớp. Tuy nhiên, với số giáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc không đủ mỗi trường 1 người do đặc thù chuyên môn và quy định số tiết dạy/tuần ít, nên nhiều giáo viên phải dạy liên trường, vừa đáp ứng yêu cầu chuyên môn cho các trường
vừa đảm bảo số biên chế chung cho cấp học. Tuy nhiên, việc bố trí giáo viên dạy liên trường gây khó khăn trong công tác quản lý, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, dạy học và điều kiện đi lại của giáo viên.
Từ năm học 2021-2022, thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với cấp THCS có các môn mới như: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm. Hiện nay chưa có giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành để dạy môn Khoa học tự nhiên và Hoạt động trải nghiệm nên khó khăn trong quá trình bố trí giáo viên, đây là một trong những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết kịp thời khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018.
2.3.3.3. Cơ cấu độ tuổi và thâm niên công tác
Bảng 2.9. Cơ cấu về tuổi đời và thâm niên công tác của giáo viên THCS
Tuổi Số năm giảng dạy
Dưới 30 30-40 40-51 Trên 50 Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Từ 11-20 năm Trên 20 năm SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 24 8.1% 88 29.5% 127 42.6% 59 19.8% 25 8.4% 41 13.8% 109 36.6% 123 41.2%
(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Tiên Phước, số liệu đến tháng 7/2020)
Qua phân tích số liệu ở Bảng 2.9, về tuổi đời và thâm niên công tác của đội ngũ giáo viên THCS huyện huyện Tiên Phước hiện nay: số giáo viên trẻ duới 30 tuổi trên địa bàn có 24 nguời, tỷ lệ 8,1%, đây là số giáo viên có thâm niên giảng dạy không quá 10 năm, ưu điểm nổi bậc của lực luợng giáo viên trẻ này là có sức khoẻ tốt, đuợc đào tạo chính quy, có kiến thức chuyên môn cơ bản, có khả năng nhận thức, tiếp thu nhanh với phương pháp dạy học mới và ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên này còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp, khả năng xử lý các tình huống sư phạm chưa đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ giáo viên trẻ dưới 30 tuổi khá ít, khó bố trí đồng đều ở các trường học, nhiều trường không có giáo viên trẻ nên ảnh hưởng đến các hoạt động phong trao văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường. Chứng tỏ rằng, đội ngũ giáo viên THCS huyện Tiên Phước ổn định, có kinh nghiệm công tác nhưng chưa đáp ứng cơ cấu về độ tuổi, thâm niên công tác, hẫng hụt thế hệ kế thừa nếu đội ngũ giáo viên lớn tuổi nghỉ hưu.
Số giáo viên từ 30 đến 50 tuổi là 215 người, chiếm tỉ lệ 71%, đa số có thâm niên công tác từ 10 đến trên 20 năm. Đây là lực lượng nòng cốt, nhiều giáo viên là cốt cán các bộ môn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh,... đa số đã ổn định gia đình, có đời sống tinh thần và vật chất ổn định. Có thể khẳng định đây là lực lượng có tính chất quyết định đến chất luợng giáo dục của ngành GDĐT huyện Tiên Phước trong thời gian vừa qua.
nghiệm, là “cây cao, bóng cả” ở các nhà trường, nhiều thầy cô đang giữ vai trò quản lý, lãnh đạo tại các trường THCS, đội ngũ này có trọng trách định hướng, tư vấn, dìu dắt thế hệ trẻ, ngoài ra còn tạo hòa khí trong các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, Trong số này có những giáo viên gần đến tuổi nghỉ hưu, có tâm lý chờ hưu, làm việc theo kinh nghiệm, cầu toàn, tiếp cận chậm với đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; do yêu cầu của việc đổi mới chuơng trình giáo dục hiện nay, đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên năng động, sáng tạo, có kiến thức và kỹ năng dạy học tốt, thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới nội dung và phuơng pháp dạy học thì các thầy cô giáo lớn tuổi sẽ gặp những khó khăn nhất định, đây là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý giáo dục huyện Tiên Phước.
2.3.3.4. Cơ cấu giới tính
Tổng số giáo viên THCS trong toàn huyện là 300 nguời, trong đó: nam có 111 nguời chiếm tỉ lệ 37%, nữ có 189 người chiếm tỉ lệ 63%, số lượng giáo viên nữ chiếm gần 2/3 trong tổng số giáo viên THCS. Qua khảo sát đánh giá về mức độ hợp lý về cơ cấu theo giới, có 15% ý kiến được hỏi cho rằng ít hợp lý về cơ cấu giới tính. Thực tế cho thấy, các trường có tỷ lệ nam, nữ cơ bản cân bằng thì đội ngũ đoàn kết, thống nhất, chất lượng dạy học được nâng lên, phong trào thi đua sôi nổi và luôn nằm trong tốp dẫn đầu khối THCS của huyện. Đối với những trường có tỉ lệ giáo viên nữ nhiều hơn nam thì tình trạng thiếu cục bộ giáo viên thường xuyên xảy ra khi giáo viên nghỉ thai sản, nghỉ vì con ốm, nghỉ ốm, nghỉ chăm sóc gia đình....dẫn đến rất khó khăn trong phân công lao động; đối với trường nhỏ và bộ môn ít tiết/tuần chỉ có 01 giáo viên trên bộ môn sẽ càng khó khăn khi không có giáo viên thay thế, vì vậy, tỉ lệ giáo viên nữ nhiều trong một đơn vị ảnh hưởng đến các phong trào thi đua, các hoạt động của nhà trường và chất lượng giáo dục, dạy học là không tránh khỏi. Do đó, vấn đề đặt ra đối với ngành giáo dục là khi bố trí giáo viên THCS cần tính toán đến việc cơ cấu lại giới tính phù hợp cho từng trường để đạt được hiệu quả cao nhất trong tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy học.