7. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Về chất lượng ĐNGV THCS
2.3.2.1. Về phẩm chất
Sau khi tổng hợp phiếu khảo sát về phẩm chất của ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, kết quả đạt được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát đánh giá về phẩm chất của ĐNGV THCS huyện Tiên Phước
Các tiêu chí Mức độ đạt được ĐTB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Kém 5 4 3 2 1 Các phẩm chất tư tưởng - chính trị: lập trường, tư tưởng vững vàng, nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và chủ trương, chính sách về GDĐT nói riêng.
270 22 0 0 0 4,92 1
Các phẩm chất đạo đức, lối sống: Gương mẫu về đạo đức; yêu nghề, lòng nhiệt tình và say mê trong giảng dạy; trung thực; có tinh thần trách nhiệm; không ngại khó khăn vất vả.
224 48 20 0 0 4,70 2
Cung cách ứng xử, tác phong làm việc phù
hợp với công việc của giáo viên. 215 52 25 0 0 4,65 3 Tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu
nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. 210 50 32 0 0 4,61 4 Phân tích kết quả khảo sát Bảng 2.4:
Tất cả các tiêu chí về phẩm chất của ĐNGV THCS có điểm trung bình khá cao (từ 4,61 đến 4,92) chứng tỏ rằng phẩm chất của ĐNGV THCS huyện Tiên Phước là tốt, tuy nhiên với tiêu chí “tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo” xếp thứ tư và có nhiều phiếu đánh giá ở mức trung bình, chứng tỏ rằng trong đội ngũ vẫn có những giáo viên chưa tự giác học tập, rèn luyện nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, vì vậy, trong công tác bồi dưỡng ĐNGV hàng năm, cần phải quan tâm đến lĩnh vực này để rèn luyện ĐNGV xứng đáng là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo để học sinh noi theo.
Qua thực tế nghiên cứu báo cáo của Phòng GDĐT Tiên Phước về công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên hằng năm và kết quả khảo sát, phân tích Bảng 2.4 ta thấy: Đa số giáo viên THCS huyện Tiên Phước có lập trường, tư tưởng vững vàng thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; có ý thức tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gương mẫu, có lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm; có tinh thần tự học và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gương mẫu thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và chấp hành tốt các quy định về phẩm chất, đạo đức nhà giáo của ngành; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiện nay, có 109 CBQL, giáo viên là đảng viên (đạt 33% trong tổng số ĐNGV THCS), đây là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua dạy và học của các nhà trường, là đội ngũ dự nguồn cán bộ quản lý trong thời gian đến.
Trong những năm qua, ĐNGV THCS của huyện Tiên Phước có bước phát triển về mọi mặt, tư tưởng chính trị vững vàng, có ý thức nghề nghiệp, tâm huyết và thương yêu học sinh, nâng cao trách nhiệm và tinh thần trong công tác, giảng dạy; luôn học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức và thực hiện đúng các quy định của đạo đức nhà giáo, còn vi phạm trong đối xử với học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân, vi phạm pháp luật; có những biểu hiện tiêu cực trong lối sống, quan hệ với đồng nghiệp và nhân dân nơi cư trú; một số giáo viên chưa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm, chưa nỗ lực hết mình; chủ quan, thiếu đầu tư, chưa có trách nhiệm trong công tác giáo dục học sinh… Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh người thầy, tạo dư luận không tốt trong học sinh, thiếu lòng tin của cha mẹ và xã hội; ảnh hưởng đến công tác giáo dục học sinh.
2.3.2.2. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Để có đánh giá khách quan về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, chúng tôi đã khảo sát bằng phiếu hỏi đối với CBQL, GV tại 15 trường và lãnh đạo, chuyên viên 2 cơ quan có kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV THCS huyện Tiên Phước
Các tiêu chí Mức độ đạt được ĐTB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Kém 5 4 3 2 1
Kiến thức chuyên môn vững vàng, cập nhật; nắm chắc nội dung chương trình môn học được phân công giảng dạy.
180 60 52 0 0 4,44 Phương pháp dạy học tích cực, hướng đến
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 175 69 48 0 0 4,43 Hiểu rõ những đặc điểm của đối tượng
người học, năng động và sáng tạo trong việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học/giáo dục phù hợp, đạt chất lượng và hiệu quả.
185 65 42 0 0 4,49
Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
189 60 42 1 0 4,50 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào
việc đổi mới phương pháp dạy học/giáo dục, quản lý học sinh.
115 106 71 0 0 4,15 Kỹ năng tư vấn, hỗ trợ học sinh. 150 83 59 0 0 4,31 Am hiểu văn hóa, phong tục tập quán; biết
tiếng và chữ người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn công tác.
71 67 140 14 0 3,67 Khả năng tiếp cận đổi mới, năng lực tự học,
tự nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Qua phân tích Bảng 2.5 cho thấy, mức độ đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV THCS huyện Tiên Phước ở các tiêu chí cơ bản đạt tốt, với ĐTB từ 4,22 đến 4,50, tuy nhiên, vẫn có tiêu chí đánh giá ở mức khá như: “Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương pháp dạy học/giáo dục, quản lý học sinh” với ĐTB là 4,15, chứng tỏ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của một bộ phận giáo viên chưa tốt. Ngoài ra, do huyện Tiên Phước có tỉ lệ học sinh dân tộc khá ít, đa số sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp nên tiêu chí “Am hiểu văn hóa, phong tục tập quán; biết tiếng và chữ người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn công tác” cũng không được đánh giá cao là đúng thực tế hiện nay.
Kết quả khảo sát nhu cầu của giáo viên đề nghị được bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin chiếm tỉ lệ 64%, chứng tỏ đội ngũ giáo viên đang thiếu tự tin về ứng dựng công nghệ thông tin vào dạy học và đang có nhu cầu thật sự.
Qua số liệu thống kê của Phòng GDĐT, trình độ đào tạo của giáo viên THCS huyện Tiên Phước đảm bảo đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn đạt 70.8%. Đa số giáo viên được đào tạo từ các trường sư phạm và thường xuyên được tập huấn về chuyên môn nên có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, tiếp cận nhanh với việc đổi mới phương pháp dạy học.
Nhìn chung, theo kết quả đánh giá năng chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV THCS huyện Tiên Phước là khá tốt, cơ bản đáp ứng được với yêu cầu dạy và học hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa có ý thức cao trong học tập, rèn luyện để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và quản lý học sinh chưa tốt, đây là vấn đề khó khăn đối với đội ngũ khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018, vì vậy trong quá trình tổ chức bồi dưỡng cho ĐNGV các nhà quản lý cần quan tâm đến nội dung này.
2.3.2.3. Về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS
Qua kết quả đánh giá chuẩn nghề nhiệp giáo viên THCS năm học 2019-2020, tỉ lệ giáo viên được đánh giá và xếp loại tốt chiếm tỉ lệ cao 50.5%; xếp loại khá chiếm tỉ lệ 45.7%; xếp loại đạt chiếm tỉ lệ 3.8%, không có giáo viên xếp loại chưa đạt. Qua đây cho thấy, tỷ lệ giáo viên THCS được xếp loại khá, tốt đạt cao, chứng tỏ rằng ĐNGV hiện nay tại các trường cơ bản đáp ứng yêu cầu về đạo đức, phong cách nhà giáo, thường xuyên học tập để phát triển chuyên môn của bản thân, thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực... Tuy nhiên, qua phân tích cụ thể từng trường học cho thấy: nhiều trường có đánh giá còn mang tính cảm tính, cào bằng, thiếu chính xác; có trường 100% giáo viên được xếp loại tốt trong khi chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa tương xứng, hay kết quả đánh giá chưa phù hợp với năng lực chuyên môn và các tiêu chí đánh giá khác của từng cá nhân. Nhìn chung, công tác đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tại các trường THCS cơ bản thực hiện đảm bảo theo quy trình, đúng hướng dẫn, tuy nhiên, một số trường đánh giá chưa đúng
với thực tế, cào bằng và còn nặng cảm tính; công tác quản lý, hướng dẫn thực hiện đánh giá của Phòng GDĐT chưa đạt yêu cầu. Đây là vấn đề đặt ra đối với ngành giáo dục Tiên Phước, cần có biện pháp khắc phục sớm trong thời gian tới.
2.3.2.4. Giáo viên THCS dạy giỏi các cấp
Bảng 2.6. Đội ngũ giáo viên THCS đạt danh hiệu giáo viên giỏi qua các năm
Năm học
Tổng số giáo viên
Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
Giáo viên dạy giỏi cấp huyện
Giáo viên dạy giỏi cấp trường
SL SL TL% SL TL% SL TL%
2017-2018 321 3 0,9 33 10,3 210 65,4
2018-2019 313 7 2,2 35 11,2 211 67,4
2019-2020 300 8 2,7 40 13,3 205 68,3
(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Tiên Phước, số liệu tính đến tháng 7/2020)
Căn cứ số liệu từ Bảng 2.6 cho thấy: Số lượng, tỉ lệ giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, huyện tăng hằng năm, đã góp phần nâng cao chất luợng giáo dục tại các đơn vị và nâng cao chất luợng giáo dục chung của toàn ngành. Trong 2 năm học 2018-2019, 2019-2020 kết quả thi giáo viên giỏi cấp tỉnh của huyện Tiên Phước đạt được những kết quả tốt, có thứ hạng cao đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua sối nổi trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, số luợng giáo viên THCS đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh còn khiêm tốn so với tiềm năng của ĐNGV THCS hiện nay.
Hằng năm, căn cứ Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT 20/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên, Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thi giáo viên THCS dạy giỏi cấp trường, tuyển chọn giáo viên tham gia hội thị giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tuyển chọn dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Nội dung và hình thức tổ chức khá phức tạp, rất gây áp lực cho giáo viên tham gia dự thi. Vì vậy, số lượng giáo viên đăng ký thi giáo viên dạy giỏi các cấp không nhiều, do đó, một số trường có rất ít giáo viên đạt các danh hiệu giáo viên giỏi các cấp.
Từ năm học 2019-2020, thực hiện Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT ngày 20/12/2019 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông. Hình thức thi giáo viên dạy giỏi rất thuận lợi, đối tượng dự thi mở rộng, ít nội dung, chủ yếu tập trung vào 01 tiết dạy và trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân. Vì vậy, số lượng giáo viên dự thi tăng, bước đầu đã tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp.
Nhìn chung, trong nhiều năm qua, công tác tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS tại Phòng GDĐT, sở GDĐT đã được triển khai theo đúng quy định, chất lượng ngày càng nâng lên, tuy nhiên, hiệu quả mang lại qua các các hội thi chưa nhiều, vẫn còn áp lực và chưa tạo được ý thức tự giác phấn đấu của đội ngũ giáo viên.