Công tác xây dựng môi trường làm việc và phát triển cho ĐNGV THCS

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.5.Công tác xây dựng môi trường làm việc và phát triển cho ĐNGV THCS

Để có cái nhìn tổng quan về tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, quan cảnh sư phạm tại các trường THCS huyện Tiên Phước, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tất cả các trường THCS, TH-THCS trên địa bàn huyện, đồng thời thu thập ý kiến đánh giá hiệu quả công tác này đối với việc nâng cao chất lượng ĐNGV bằng phiếu trưng cầu ý kiến, kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.14. Kết quả đánh giá thực trạng xây dựng môi trường làm việc và phát triển cho đội ngũ giáo viên THCS huyện Tiên Phước

Các tiêu chí

Mức độ đạt được

ĐTB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Kém

5 4 3 2 1

Môi trường tinh thần trong nhà trường thân thiện, tích cực, có tính khuyến khích đối với sáng tạo của giáo viên

220 60 12 0 0 4,71 2

Môi trường vật chất được thiết kế, trang bị đáp ứng yêu cầu làm việc, nghiên cứu và giao tiếp của giáo viên

178 82 32 0 0 4,50 6

Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu

190 75 27 0 0 4,56 4

Chế độ định mức lao động sư phạm

đúng quy định và hợp lý 224 36 32 0 0 4,66 3

Các phong trào thi đua, phong trào văn nghệ, thể thao trong nhà trường được tổ chức tốt

189 66 37 0 0 4,52 5

Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương đối với ĐNGV (chính sách lương và phụ cấp theo lương, chính sách đãi ngộ, chính sách tuyển dụng GV, chính sách đào tạo và bồi dường GV…).

245 35 12 0 0 4,80 1

Có ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách riêng của nhà trường để tạo động lực và khuyến khích GV

150 78 64 0 0 4,29 7

Phân tích số liệu Bảng 2.14 ta thấy: đa số những người được hỏi đánh giá công tác xây dựng môi trường làm việc và phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước ở mức tốt (ĐTB từ 4,29 đến 4,80), điều này cho thấy, ĐNGV cơ bản hài lòng với môi trường làm việc hiện nay về thực hiện chế độ chính sách, định mức lao động, môi trường tinh thần và vật chất đảm bảo.

Riêng đối với nội dung về “Có ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách riêng của nhà trường để tạo động lực và khuyến khích GV” đánh giá mức tốt nhưng xếp thứ bậc cuối cùng trong các nội dung trên, điều này cho thấy chưa có nhiều trường ban hành chính sách riêng để tạo động lực và khuyến khích giáo viên.

địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, trong thời gian qua, Phòng GDĐT huyện Tiên Phước đã tích cực tham mưu UBND huyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy học, đến nay, cơ bản các trường THCS, TH-THCS có đủ phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ đáp ứng yêu cầu dạy và học; trang thiết bị được bổ sung hằng năm. Hiện nay có 11/15 trường THCS, TH-THCS đạt chuẩn quốc gia, 8 trường đủ điều kiện về phòng học và phòng chức năng để dạy học 1 ca; tất cả các trường có cây xanh, cây bóng mát và được quy hoạch khoa học, hợp lý; 11 trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia có môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh sinh hoạt, vui chơi, học tập; tạo môi trường làm việc thân thiện và kích thích sáng tạo của ĐNGV. Tuy nhiên, so với yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện nay thì một số trường chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu, có 4 trường chưa đủ điều kiện công nhận trường chuẩn quốc gia, 3 trường đã đạt chuẩn nhưng xây dựng đã lâu hiện nay có dấu hiệu xuống cấp nên đã ảnh hưởng đến môi trường làm việc và nghiên cứu của giáo viên, nhất là việc thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Phòng GDĐT phối hợp với Liên đoàn lao động huyện Tiên Phước tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm tạo sân chơi lành mạnh để giáo viên có điều kiện giao lưu, học tập, tạo tinh thần phấn khởi cho giáo viên. Các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt được duy trì thường xuyên và đi vào chiều sâu với nhiều hình thức, phương pháp phù hợp đã góp phần giáo dục, bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác của ĐNGV. Tuy nhiên, từ khi Công đoàn Giáo dục giải thể, Liên đoàn lao động huyện quản lý các công đoàn trường học, do có nhiều đầu mối nên rất khó sâu sát trong quản lý, chỉ đạo, động viên kịp thời cho người lao động; đồng thời nguồn kinh phí hạn chế nên rất ít tổ chức các hoạt động cho ĐNGV tham gia.

Đối với việc thực hiện chế độ chính sách và thời gian lao động của ĐNGV THCS, trong thời gian qua, Phòng GDĐT tham mưu UBND huyện thực hiện đảm bảo và kịp thời các chế độ chính sách về lương và phụ cấp theo lương, chính sách đãi ngộ, chính sách tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Phân công lao động tại các trường cơ bản đảm bảo đúng định mức, không có trường hợp giáo viên dạy quá số tiết quy định.

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Điểm mạnh

Giáo dục - đào tạo luôn được Huyện ủy, HĐND, UBND xác định là nhiệm vụ trọng tâm và được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đầu tư đúng mức, phát triển toàn diện. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi, học sinh lên lớp, tốt nghiệp THCS ngày càng tăng; chất lượng, kết quả tham gia các hội thi, kỳ thi cấp tỉnh ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng giảm, phổ cập giáo dục được duy trì bền vững và dần nâng cao chất lượng. Tập trung xây dựng đội ngũ CBQL và nhà

giáo đảm bảo số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp cụ thể; đến nay, toàn huyện có 37/46 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 11/15 trường THCS, TH-THCS đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 73%; trang thiết bị dạy học tại các trường THCS thường xuyên được bổ sung, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học, nghiên cứu khoa học.

Đội ngũ giáo viên các trường THCS cơ bản đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, được bố trí đồng đều các bộ môn ở các trường THCS; ĐNGV có tư tưởng chính trị vững vàng, có ý thức nghề nghiệp, tâm huyết và thương yêu học sinh, nâng cao trách nhiệm và tinh thần trong công tác, giảng dạy; luôn tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Giáo viên đã có những năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đội ngũ giáo viên đã nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp “trồng người”, thể hiện tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc trên tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Chủ động và tích cực nghiên cứu, nắm chắc và vận dụng sáng tạo các nguyên tắc, phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học vào quá trình dạy học, giáo dục, nhất là những yêu cầu mới về thực hiện Chương trình GDPT 2018 và công tác đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT.

Các phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”được duy trì thường xuyên và đi vào chiều sâu với nhiều hình thức, phương pháp phù hợp đã góp phần giáo dục, bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác của ĐNGV. Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên THCS thực hiện có nề nếp, khoa học, đảm bảo khách quan, công bằng góp phần tạo động lực cho đội ngũ giáo viên phấn đấu vươn lên. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm tổ chức hằng năm nhằm tạo sân chơi lành mạnh để giáo viên có điều kiện giao lưu, học tập, tạo tinh thần phấn khởi cho ĐNGV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5.2. Điểm yếu

Chất lượng ĐNGV nói chung, giáo viên THCS nói riêng còn có những bất cập. Thực tế vẫn còn giáo viên thiếu tâm huyết với nghề, còn vi phạm chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp nhà giáo. Trong công tác chuyên môn, còn không ít giáo viên có biểu hiện sa sút về ý chí, cống hiến, ngại học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chưa thực sự công tâm, chưa đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học sinh; có biểu hiện bệnh thành tích, làm giảm uy tín, niềm tin của học sinh, phụ huynh và cộng đồng xã hội. Số giáo viên THCS lớn tuổi chiếm tỉ lệ cao sẽ gặp khó khăn trong công tác tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng CNTT vào dạy học. Giáo viên nữ chiếm tỉ lệ cao (63%), thường xuyên nghỉ thai sản, nghỉ vì con ốm, nghỉ ốm, nghỉ chăm sóc gia đình.... dẫn đến khó khăn trong phân công lao động.

Trình độ đào tạo của ĐNGV đôi lúc chưa đi đôi với năng lực chuyên môn; giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, vào từng thời điểm lịch sử khác nhau nên

chất lượng không đồng đều và vẫn còn những hạn chế nhất định. Số giáo viên có chuyên môn giỏi, đam mê và tâm huyết với nghề ngày càng ít, thiếu hạt nhân tích cực làm nòng cốt trong các nhà trường và dự nguồn thay thế cho những giáo viên nghỉ hưu. Hiện nay có 29,2% giáo viên trình độ cao đẳng, chưa đạt chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2019.

Hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL và giáo viên THCS trên địa bàn huyện chưa cao, đôi lúc nặng về hình thức, thiếu kiểm tra đánh giá, gây ra tâm lý chủ quan cho ĐNGV; nội dung bồi dưỡng chưa gắn với sử dụng dẫn đến gây lãng phí về thời gian và kinh phí của ĐNGV, trong đó có việc bồi dưỡng chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.

Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và quản lý học sinh của ĐNGV còn hạn chế, gặp khó khăn trong triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 và đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT.

Nội dung, hình thức, số lượt kiểm tra, đối tượng được kiểm tra chưa đều khắp, công tác kiểm tra nội bộ trường học còn mang tính hình thức, đánh giá chưa sát dẫn đến ĐNGV có tâm lý chủ quan, không chịu khó, ít phấn đấu, có những giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn. Chưa kịp thời nhắc nhỡ những giáo viên vi phạm và động viên, tuyên dưỡng những cá nhân điểm hình để tạo động lực cho ĐNGV; vai trò và chức năng của công tác kiểm tra chưa được phát huy.

So với yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học Chương trình GDPT 2018, thì một số trường THCS chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu, thiếu các phòng học bộ môn chuyên sâu như: Phòng Ngoại ngữ, phòng Âm nhạc, Mỹ thuật; một số trường xây dựng đã lâu hiện nay có dấu hiệu xuống cấp cần phải đầu tư xây dựng mới, ảnh hưởng đến môi trường làm việc, dạy học và nghiên cứu của ĐNGV.

2.5.3. Thời cơ

Trong thời đại ngày nay - thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức, đã tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội. Việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Ngành GDĐT đang tích cực triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định. Hạ tầng kết nối Internet trường học được đầu tư, kho học liệu số dùng chung toàn Ngành, cơ sở dữ liệu ngành GDĐT đã được triển khai đến từng cơ sở GDĐT. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi.

sắm trang thiết bị và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để thực hiện Chương trình GDPT 2018. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, ĐNGV THCS nói riêng, nâng trình độ chuẩn giáo viên THCS từ cao đẳng lên đại học. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước trong thời gian tới.

Giai đoạn 2020 – 2025, là giai đoạn đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp, các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển kinh tế xã hội nói chung và giáo dục và đào tạo nói riêng được đưa vào Nghị quyết của Trung ương, của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đảng bộ huyện Tiên Phước. Các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện sẽ có Chương trình hành động cụ thể để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng. Đây là thời cơ để ngành giáo dục Tiên Phước phát triển, bằng việc tham mưu UBND huyện ban hành các đề án, kế hoạch phát triển GDĐT giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Tiên Phước nói riêng trong những năm gần đây có bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, cơ sở hạ tầng về điện, đường, trường, trạm được đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu của người dân. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tiên Phước luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục; nhân dân và phụ huynh học sinh trên địa bàn huyện ngày càng quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt cho học sinh.

2.5.4. Thách thức

Bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới và các nước trong khu vực có những bất ổn nhất định; tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu dừng lại. Tại Việt Nam, đã cơ bản khống chế dịch bệnh và đang khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, tuy nhiên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có nguồn lực đầu tư phát phát triển giáo dục và đào tạo.

Cùng chung với những khó khăn của tỉnh Quảng Nam, huyện Tiên Phước là huyện miền núi, tuy trong thời gian qua có những phát triển đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn, kinh phí phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách cấp trên, nguồn thu hằng năm của huyện khoản trên dưới 40 tỷ đồng, không đủ để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo.

Trong thời qua, chính quyền địa phương rất quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục trên địa bàn huyện, song điều kiện kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, nhu cầu đầu tư nhiều, hiện nay một số trường học xây dựng đã lâu nên đang có dấu hiệu xuống cấp; theo quy định mới của Bộ GDĐT về tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường THCS. Nên thời gian tới cần nguồn kinh phí lớn để đầu tư xây mới, bổ sung nhiều cơ sở vật chất trường học.

Huyện Tiên Phước thuộc khu vực miền núi thấp, điều kiện sinh sống, dạy học của giáo viên cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, giáo viên có nhu cầu được điều chuyển về các huyện đồng bằng tăng cao, đồng thời đội ngũ giáo viên THCS

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 67)