Thực trạng quản lý phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 59 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam

2.4.1. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS

Để đánh giá đúng thực trạng về quản lý phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, ngoài việc nghiên cứu hồ sơ lưu trữ của Phòng GDĐT, Phòng Nội vụ, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 292 CBQL, GV 15/15 trường THCS, TH- THCS và cán bộ, chuyên viên Phòng GDĐT, Phòng Nội vụ, kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước

Các tiêu chí Mức độ đạt được ĐTB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Kém 5 4 3 2 1 Có xây dựng quy hoạch dài hạn, các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn về phát triển ĐNGV 216 58 18 0 0 4,68 2

Quy hoạch phát triển ĐNGV đảm bảo tính pháp lý, hợp lý, khả thi, phù hợp điều kiện địa phương

201 65 26 0 0 4,60 4

Quy hoạch phát triển ĐNGV thể hiện được tầm nhìn về số lượng, chất lượng, cơ cấu, tính đồng thuận của ĐNGV 189 70 33 0 0 4,53 5

Có sự tham gia của đội ngũ GV vào việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV của đơn vị 210 60 22 0 0 4,64 3 Quy hoạch và kế hoạch phát triển ĐNGV được quán triệt tới toàn bộ CBQL và GV, NV

221 53 18 0 0 4,70 1

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.10 về thực trạng quy hoạch phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam cho thấy: Quy hoạch phát triển ĐNGV thể hiện được tầm nhìn về số lượng, chất lượng, cơ cấu, tính đồng thuận của ĐNGV được đánh giá ở mức tốt (ĐTB từ 4,53 đến 4,70), tuy nhiên, vẫn còn một số ít người được hỏi đã đánh giá các tiêu chí ở mức trung bình, chứng tỏ việc quy hoạch vẫn còn bất cập, một bộ phận giáo viên chưa thống nhất cao.

Trong thời gian qua, Phòng GDĐT phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện ban hành quy hoạch CBQL các trường học giai đoạn 2016-2020, trong đó, đối với cấp THCS có 15 Phó Hiệu trưởng được quy hoạch chức danh Hiệu trưởng, 39 giáo viên được quy hoạch Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; quy hoạch thực hiện theo hướng mở, được điều chỉnh bổ sung hằng năm. Cơ bản đội ngũ Phó Hiệu trưởng được quy

hoạch đã qua lớp QLGD 15/15 người, đã được đào tạo trung cấp chính trị-hành chính 7/15 người; 100% có trình độ đại học. Đối với đội ngũ giáo viên quy hoạch CBQL, 100% có trình độ đại học, tuy nhiên chưa có giáo viên được bồi dưỡng QLGD và được đào tạo trung cấp chính trị, vì điều kiện về thời gian và công việc giảng dạy nên không bố trí tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Đây là một trong những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới đối với ngành giáo dục Tiên Phước. (nguồn Phòng GDĐT huyện Tiên Phước)

Phòng GDĐT đã tham mưu UBND huyện xây dựng Đề án phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025, trong đó tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hiện nay; quy hoạch hệ thống trường lớp; dự kiến xây dựng cơ sở vật chất…Tuy nhiên, các giải pháp trong đề án, kế hoạch vẫn còn chung chung, thiếu cụ thể, rõ ràng; qua 4 năm thực hiện, đến nay vẫn còn những bất cập như đã phân tích ở trên.

Nhìn chung, trong thời gian qua, công tác quy hoạch, kế hoạch của UBND huyện đã được quan tâm đầu tư, ngành giáo dục huyện Tiên Phước đã tích cực trong công tác tham mưu ban hành các đề án, quy hoạch nhằm phát triển đội ngũ giáo viên nói chu ng và ĐNGV THCS nói riêng, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, giúp chủ động trong việc bố trí đội ngũ, kịp thời bổ nhiệm CBQL thay thế CBQL về hưu giúp ổn định công tác quản lý tại các trường THCS trên địa bàn huyện Tiên Phước.

Tuy nhiên, việc quy hoạch phát triển ĐNGV THCS nhìn chung chưa sát với quy mô phát triển truờng, lớp, học sinh và ĐNGV THCS trong những năm đến. Bên cạnh đó, việc phát sinh số lượng giáo viên nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 làm ảnh hưởng chung đến quy hoạch giai đoạn 2016-2020. Do vậy, một số vị trí giáo viên của các trường chưa bổ sung kịp thời, xảy ra tình trạng thiếu cục bộ một số bộ môn nên phải thực hiện việc phân công giáo viên dạy liên trường, dạy vượt số tiết quy định, đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 59 - 61)