Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá năng lực ĐNGV THCS

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 88 - 94)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá năng lực ĐNGV THCS

a. Mục đích, ý nghĩa

trình và là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác quản lý. Trong tình hình đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV nói chung và giáo viên THCS nói riêng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được đổi mới, đảm bảo đánh giá được phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm… qua đó, phát huy những ưu điểm trong công tác quản lý của nhà trường, phát hiện và nhân rộng điển hình đối với những nhân tố tích cực để nêu gương và làm động lực cho đội ngũ phấn đấu; đồng thời qua kiểm tra để tìm ra những hạn chế, tồn tại và là cơ sở để sàng lọc ĐNGV THCS, kịp thời xử lý những trường hợp chây ì, vi phạm quy chế…xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ.

b. Nội dung biện pháp

Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, yêu cầu của từng hạng giáo viên, yêu cầu đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học; căn cứ các yêu cầu đặc trưng về phẩm chất, năng lực của giáo viên THCS xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho giáo viên phấn đấu đạt chuẩn về trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức lối sống…nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra theo năm học, chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên và hoạt động quản lý của các trường để ngăn ngừa và kịp thời khắc phục sai phạm, đồng thời thúc đẩy các hoạt động giáo dục theo hướng tích cực, có tác dụng nâng cao năng lực và phẩm chất của ĐNGV THCS.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá ĐNGV các trường THCS phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của nhà trường, hoạt động cá nhân của giáo viên; kiểm tra, đánh giá phải đi liền với giám sát. Việc đánh giá giáo viên phải dựa trên bình diện chung, bên cạnh việc căn cứ vào kết quả chất lượng, hiệu quả giáo dục, đồng phải xem xét ở các khía cạnh như thời gian và môi trường làm việc để có cái nhìn tỏng quan và chính xác, đảm bảo đánh giá sát, đúng với người được kiểm tra; hạn chế quy chụp, áp đặt, thiếu khách quan; không kiểm tra theo kiểu “vạch lá tìm sâu” sẽ phản tác dụng của công tác kiểm tra.

Chú trọng kiểm tra, đánh giá nội dung liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh như: kiểm tra việc xây dựng kế hoạch dạy học; phương pháp soạn giáo án, giảng dạy phù hợp với từng môn học và phù hợp với đối tượng học sinh; khuyến khích giáo viên tăng cường giảng dạy tích hợp nhiều nội dung, nâng cao kỹ năng thực hành, phát huy tính tích cực của học sinh; kiểm tra kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Ngoài ra, Phòng GDĐT cần quan tâm đến việc kiểm tra công tác kiểm tra nội bộ của trường để đánh giá công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng đối với giáo viên; trên cơ sở đó tư vấn, hướng dẫn các trường thực hiện đúng nguyên tắc, quy

trình, đánh giá theo đúng quy định; không để xảy ra tình trạng qua loa, hình thức, đánh giá cảm tính … trong công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường.

Chỉ đạo Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và đưa ra các tiêu chí kiểm tra, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của ĐNGV trường mình. Các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên được xây dựng trên cơ sở những quy định của Bộ GDĐT, đồng thời căn cứ vào quy định cụ thể của nhà trường được ĐNGV thống nhất. Triển khai kế hoạch kiểm tra đến các tổ chuyên môn và từng giáo viên ngay từ đầu năm để họ nắm được nội dung, thời gian của kế hoạch kiểm tra, đánh giá và chủ động trong việc thực hiện kế hoạch đó.

Hiệu trưởng các trường THCS cần tăng cường vai trò kiểm tra của tổ chuyên môn. Căn cứ kế hoạch kiểm tra của nhà trường, các tổ chuyên môn xây dụng kế hoạch và triển khai thực hiện tự kiểm tra, đánh giá, phân loại trong tổ, định kỳ báo cáo kết quả triển khai việc thực hiện kế hoạch kiểm tra cho hiệu trưởng.

Để đạt được mục đích kiểm tra đánh giá, các cơ quan quản lý giáo dục phải nắm bắt kịp thời, toàn diện, đầy đủ, khách quan về các nguồn thông tin để đề ra các quyết định đúng đắn phù hợp và từng cá nhân được kiểm tra thấy được những ưu nhược điểm của mình để phát huy hoặc có biện pháp tự điều chỉnh những hạn chế nhằm mục đích giúp họ hoàn thiện hơn để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục được giao.

c. Cách thức tổ chức thực hiện

Các văn bản cần nghiên cứu khi xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra Luật giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và Luật giáo dục năm 2019; Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng; Nghị định 42/NĐ-CP, ngày 09/5/2013 của Chính phủ qui định về tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 về việc hướng dẫn khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư 39/2013/TT/BGDĐT, ngày 04/12/2013 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; các Chỉ thị, hướng dẫn thực hiện năm học của UBND tỉnh, Sở GDĐT Quảng Nam.

Hằng năm, Phòng GDĐT lập kế hoạch tổ chức kiểm tra hành chính, kiểm tra chuyên ngành với những nội dung, thời gian, địa điểm cụ thể. Triển khai đến các trường THCS trên địa bàn huyện; trên cơ sở kế hoạch chung, khi tiến hành kiểm tra tại các trường Phòng GDĐT có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và khoa học; trong quá trình kiểm tra luôn tạo bầu không khí chân tình, cởi mở giữa người kiểm tra và người được kiểm tra để tránh được hiện tượng tiêu cực, mang tính chất đối phó của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trường học. Sau khi kiểm tra, trưởng đoàn mời những người có liên quan để đánh giá kết quả kiểm tra và góp ý về những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Phòng GDĐT thường xuyên củng cố đội ngũ cộng tác viên kiểm tra, đội ngũ phải được tuyển chọn một cách kỹ càng từ lực lượng giáo viên giỏi các cấp, chiến sĩ thi đua; phải có năng lực thực sự, phải công tâm, khách quan trong đánh giá, nhận xét

giáo viên, phải có uy tín với đồng nghiệp. Kịp thời đưa ra khỏi đội ngũ cộng tác viên kiểm tra khi có dấu hiệu tiêu cực hay có những sai phạm về chuyên môn, đạo đức lối sống…

Ngoài ra, Phòng GDĐT và các trường THCS hàng năm cần đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên để tìm ra những ưu điểm, những bất cập và tồn tại của đội ngũ để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch đội ngũ. Cần động viên, khen thưởng kịp thời về vật chất và tinh thần đối với những giáo viên làm tốt công tác chuyên môn, xây dựng điển hình cho giáo viên học tập.

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, trong quá trình đánh giá, nhận xét giáo viên cần bảo đảm chế độ tập thể, dân chủ. Phòng GDĐT và hiệu trưởng các trường THCS phải tiếp cận với giáo viên, trực tiếp nghe giáo viên tự đánh giá về mình; đồng thời phải có cơ chế lấy ý kiến nhận xét tổ chức Đảng và quần chúng ở cơ sở nơi giáo viên công tác và nơi cư trú trước khi đánh giá để đảm bảo khách quan.

3.2.6. Chỉ đạo các trường xây dựng môi trường sư phạm văn hóa, dân chủ, đoàn kết

a. Mục đích, ý nghĩa

Trong nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo Đảng ta đã đề ra giải pháp đổi mới chương trình, nội dung, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Đồng thời, tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các giá trị tinh thần luôn là thành tố quan trọng để giúp cho tổ chức, đơn vị phát triển, đối với nhà trường thì yếu tố tinh thần và văn hóa nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của nhà trường, góp phần tích cực trong thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường sư phạm văn hóa, dân chủ, đoàn kết là việc làm cấp thiết của các trường học nói chung và các trường THCS trên địa bàn huyện Tiên Phước nói riêng.

Xây dựng văn hoá nhà trường giúp ĐNGV thấy được tầm nhìn về sự phát triển, có quan điểm chung, thống nhất về mục đích về sự phát triển của nhà trường. ĐNGV biết làm chủ bản thân, xác định rõ công việc và những hoạt động mà mình phải chịu trách nhiệm đối với nhà trường, biết sống và làm việc trong tình tương thân, tương ái; chia sẻ thông tin, tạo điều kiện cho nhau phát triển, tạo sự kích thích để mỗi cá nhân phát triển về đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, thúc đẩy quá trình tự bồi dưỡng.

b. Nội dung giải pháp

Xây dựng môi trường sư phạm văn hóa trước hết là phải làm cho mọi người nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa nhà trường, xác định trách nhiệm của bản thân trong triển khai thực hiện, phải gắn nhiệm vụ của cá nhân vào trong nhiệm vụ của tập thể. Nói cách khác là làm cho mọi người tự giác thực hiện những nhiệm vụ, xem

trường học như ngôi nhà thứ hai của mình, từ đó mới có sự cộng đồng trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển nhà trường.

Hoàn thiện quy hoạch tổng thể nhà trường, trên cơ sở đó tham mưu UBND huyện đầu tư kinh phí nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất theo lộ trình, đảm bảo các phòng học, phòng chức năng theo quy định; mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học; xây dựng môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp, an toàn; tạo động lực và điều kiện tốt nhất cho đội ngũ giáo viên phát huy năng lực chuyên môn và nghiên cứu khoa học.

Phòng GDĐT tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các trường THCS thực hiện tốt các nội dung cụ thể sau:

Hiệu trưởng trường THCS tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà trường về cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện xây dựng văn hoá nhà trường.

Triển khai thực hiện thường xuyên phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Lãnh đạo nhà trường có mối quan hệ thân thiện với giáo viên, cán bộ, học sinh, phụ huynh; các đồng nghiệp đối xử thân thiện với nhau; giáo viên thân thiện với học sinh; các học sinh đối xử thân thiện với nhau,… xây dựng văn hóa tinh thần trong nhà trường, xây dựng ở giáo viên, cán bộ một thái độ mang tính tích cực, chủ động hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao. Giáo viên được chia sẽ về sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích ĐNGV tham gia đóng góp ý kiến, hiến kế vào các hoạt động giáo dục, dạy học nhằm phát triển nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng tập thể vững mạnh thông qua tổ chức công đoàn trong nhà trường, một khi tổ chức Công đoàn vững mạnh sẽ là cầu nối giữa chính quyền với ĐNGV, nhân viên. Công đoàn tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động, tập hợp quần chúng, tạo ra mối đồng thuận trong tập thể sư phạm, đoàn kết, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau; mọi người thực hiện nhiệm vụ với tinh thần thi đua và tâm lý thoải mái nhất. Từ đó sẽ hỗ trợ đắc lực cho chính quyền thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ của nhà trường.

Tăng cường chỉ đạo xây dựng các giá trị vật chất cần thiết của nhà trường, đồng thời phát huy những giá trị vật chất hiện có và phù hợp với văn hóa nhà trường. Đây là điều kiện hết sức quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện và đảm bảo cho hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện hiệu quả nhất. Nếu thiếu các giá trị vật chất thì hoạt động giáo dục của nhà trường không thể tiến hành đạt hiệu quả.

Phát huy vai trò của lãnh đạo các nhà trường, có cơ chế ưu đãi, khuyến khích đối với cán bộ, giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nêu gương điển hình để học tập và làm theo. Huy động nguồn lực xã hội hóa để khen thưởng, động viên kịp thời. Đồng thời đề nghị cấp trên xử lý hoặc điều chuyển công tác đối với những giáo viên không chịu khó học tập, rèn luyện, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây mất đoàn kết nội bộ, vi phạm các quy định của nhà trường.

c. Cách thức tổ chức thực hiện

Hằng năm, trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học, Phòng GDĐT chỉ đạo các trường thực hiện đảm bảo quy chế dân chủ cơ sở, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong tham gia xây dựng kế hoạch, hiến kế để nâng cao chất lượng dạy và học; các trường cần quan tâm đến công tác xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất bằng việc làm cụ thể như: phân công lao động hợp lý, phù hợp với nguyện vọng và hoàn cảnh của từng giáo viên, nhưng đồng thời cũng đặt lợi ích của tập thể lên trên hết, trước hết.

Phòng GDĐT phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tham mưu UBND huyện xây dựng lộ trình đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn và ngày càng kiên cố và mua sắm trang thiết bị giáo dục đảm bảo dạy và học theo quy định về thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Phòng GDĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời tổ chức Hội thi “Xây dựng cảnh quan sư phạm và trang trí lớp học” cấp THCS, trên cơ sở đó, các trường triển khai đến ĐNGV, phụ huynh học sinh và có kế hoạch thực hiện, với nguồn kinh phí có hạn của nhà trường nên không thể đầu tư lớn, vì vậy, các trường cần phải huy động nguồn lực từ các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh để đầu tư thêm; một khi kế hoạch của nhà trường có tính khả thi, đáp ứng được nguyện vọng, đem lại lợi ích thiết thực cho giáo viên và học sinh thì việc huy động kinh phí sẽ thuận lợi.

Phòng GDĐT phối hợp với Liên đoàn lao động huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo sân chơi lành mạnh cho ĐNGV, tạo không khí phấn khởi, giao lưu học tập, tạo được sự gắn kết và cộng đồng trách nhiệm của ĐNGV trong nhà trường và toàn ngành. Các hoạt động cụ thể như: bóng đá, bóng chuyền nam, nữ; Hội thi tiếng hát “Công nhân viên chức, lao động ngành giáo dục”; Hội trại…

Phòng GDĐT chỉ đạo các trường THCS cần nghiên cứu và xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường, trong quá trình thực hiện cần lưu ý các nội dung như: Cần phải xác định tiêu chí nhà trường văn hóa; Tạo sự đồng thuận trong tập thể giáo viên về những chiến lược, mục tiêu của nhà trường trong từng giai đoạn phát triển; xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 88 - 94)