Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 95 - 127)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.3.Kết quả khảo nghiệm

Chúng tôi xây dựng phiếu và tiến hành trưng cầu ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDĐT, Phòng Nội vụ và Hiệu trưởng các trường THCS, TH-THCS trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Kết quả khảo sát được thống kê theo điểm trung bình từng mức độ đánh giá. Quy ước cho điểm và cách tính điểm với 3 mức độ như sau:

Rất cấp thiết, rất khả thi: 3 điểm

Cấp thiết, khả thi: 2 điểm

Không cấp thiết, không khả thi: 1 điểm

Sử dụng thang đo điểm trung bình để đánh giá kết quả, cụ thể: ĐTB từ 1 đến 1,6: Không cấp thiết, không khả thi ĐTB từ 1,7 đến 2,3: Cấp thiết, khả thi

ĐTB từ 2,4 đến 3: Rất cấp thiết, rất khả thi

Kết quả về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tỉnh cấp thiết của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

TT

Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu

đổi mới giáo dục hiện nay

Mức độ đánh giá TB C Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiế t Khôn g cấp thiết 3 2 1 1

Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, lãnh đạo và giáo viên các trường THCS về tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV THCS trước yêu cầu đổi mới

18 16 3 2,41 5

2

Hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

19 15 3 2,43 3

3

Đổi mới tuyển dụng theo hướng bám sát quy hoạch; bố trí, sử dụng đúng vị trí việc làm, sở trường của ĐNGV THCS.

20 15 2 2,49 2

4

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên; tự bồi dưỡng ĐNGV THCS

22 14 1 2,57 1

5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

năng lực ĐNGV THCS. 17 18 2 2,41 6

6 Chỉ đạo các trường xây dựng môi trường sư

phạm văn hóa, dân chủ, đoàn kết 18 16 3 2,41 4

Phân tích kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp từ Bảng 3.1 cho thấy: Các biện pháp mà luận văn đề xuất được đánh giá có tính cấp thiết rất cao, trung bình cộng từ 2,41 đến 2,57, trong đó:

dưỡng ĐNGV THCS” có điểm trung bình cộng cao nhất là 2,57, điều này cho thấy sự cần thiết phải tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV THCS; đáp ứng yêu cầu của ĐNGV trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Biện pháp “Chỉ đạo các trường xây dựng môi trường sư phạm văn hóa, dân chủ, đoàn kết” và “Đổi mới tuyển dụng theo hướng bám sát quy hoạch; bố trí, sử dụng đúng vị trí việc làm, sở trường của ĐNGV THCS” có điểm trung bình khá cao (từ 2,41 đến 2,49), điều này cho thấy những cán bộ quản lý giáo dục, những người trực tiếp quản lý ĐNGV THCS rất quan tâm đến biện pháp này. Vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện Phòng GDĐT quan tâm thực hiện và chỉ đạo các trường THCS cần phải thực hiện tốt công tác bố trí, sử dụng và tạo môi trường làm việc tốt nhất cho ĐNGV THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nhà trường.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tỉnh khả thi của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT

Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đáp ứng

yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Mức độ đánh giá TBC Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi 3 2 1 1

Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, lãnh đạo và giáo viên các trường THCS về tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV THCS trước yêu cầu đổi mới

16 19 2 2,38 1

2

Hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

10 23 4 2,16 6

3

Đổi mới tuyển dụng theo hướng bám sát quy hoạch; bố trí, sử dụng đúng vị trí việc làm, sở trường của ĐNGV THCS.

13 22 2 2,30 4

4

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên; tự bồi dưỡng ĐNGV THCS

15 19 3 2,32 3

5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

năng lực ĐNGV THCS. 14 19 4 2,27 5

6 Chỉ đạo các trường xây dựng môi trường

sư phạm văn hóa, dân chủ, đoàn kết 15 20 2 2,35 2 Phân tích kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp từ Bảng 3.1 cho thấy: Các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay do tác giả luận văn đề xuất, có tính khả thi cao, mức độ đánh giá các biện pháp đạt trung bình cộng từ 2,16 đến 2,38. Trong đó:

trường THCS về tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV THCS trước yêu cầu đổi mới” có điểm trung bình cộng cao nhất là 2,46, điều này cho thấy có sự thay đổi về ý thức trách nhiệm và sự quan tâm của đội ngũ CBQL với công tác tuyên truyền, thấy được tầm quan trọng của việc nhận thức về vị trí, vai trò của ĐNGV trước yêu cầu đổi mới.

Biện pháp “Chỉ đạo các trường xây dựng môi trường sư phạm văn hóa, dân chủ, đoàn kết” và “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên; tự bồi dưỡng ĐNGV THCS” có điểm trung bình khá cao (từ 2,41 đến 2,43). Cho thấy điều kiện làm việc, văn hóa nhà trường hiện nay cơ bản đáp ứng yêu cầu, các nhà quản lý giáo dục cần tập trung cải tạo, bổ sung để nâng cao chất lượng. Các giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng khá cụ thể, phù hợp và cơ bản đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của ĐNGV. Vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện Phòng GDĐT, lãnh đạo các trường THCS cần quan tâm đến chất lượng, hiệu quả việc đào tạo, bồi dưỡng.

Tiểu kết chương 3

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 01/11/2013 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Do đó, việc phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay và thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 là một nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở Chương 1 và Chương 2, tác giả luận văn đề xuất 06 biện pháp quản lý phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Trong từng biện pháp nêu rõ mục đích ý nghĩa, nội dung và cách thức tổ chức thực hiện cụ thể. Mỗi biện pháp phản ánh một khía cạnh khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Các biện pháp cơ bản phát huy được những điểm mạnh, tận dụng những thời cơ, đồng thời khắc phục được những điểm yếu, hạn chế trong công tác phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước.

Để đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm, lấy ý kiến của 6 lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDĐT, Phòng Nội vụ và 31 CBQL các trường THCS, TH-THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy 06 giải pháp đều có điểm trung bình với chỉ số rất cao (tính cấp thiết có ĐTB từ 2,79 đến 2,90 điểm; tính khả thi có ĐTB từ 2,68 đến 2,85 điểm), nội dung của mỗi giải pháp có những tham số khác nhau thể hiện mức độ quan trọng của từng giải pháp.

Qua kết quả (Bảng 3.1) cho thấy bước đầu có thể nhận định rằng những biện pháp tác giả luận văn đề xuất là rất phù hợp, đáp ứng với tình hình phát triển ĐNGV

THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tuy nhiên, để các biện pháp đi vào thực tiễn và có hiệu quả thì rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các cơ quan liên quan, ban ngành, đoàn thể ở từng địa phương để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình thực hiện. Mặt khác, trong quá trình thực hiện cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Một trong những mục tổng quát của Nghị quyết là: “Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới”. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Trong hệ thống giáo dục phổ thông, bậc trung học cơ sở là bậc học chuyển tiếp từ bậc học tiểu học và chuẩn bị cho giai đoạn lên trung học phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp, là giai đoạn quan trọng trong xây dựng ý thức, dự nguồn để đào tạo bậc học cao hơn hoặc đào tạo nghề, hình thành nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Trọng trách đó đặt lên vai ĐNGV THCS, vì vậy, việc nâng cao chất lượng, nhân cách, phẩm chất đạo đức và lý tưởng của ĐNGV THCS là việc làm quan trọng và hết sức cần thiết trong thời điểm Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đang tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

1.2. Về thực tiễn

Trong thời gian năm qua, công tác GDĐT của huyện Tiên Phước đã được triển khai toàn diện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các nhiệm vụ, chỉ tiêu theo lộ trình kế hoạch đề ra đã cơ bản hoàn thành tốt. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ huyện tới các xã, thị trấn được tăng cường, các nguồn lực được tập trung đầu tư, công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng, ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội và nhân dân đối với sự nghiệp GDĐT huyện được nâng lên. ĐNGV được đảm bảo cả về số lượng, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề đáp ứng được yêu cầu đổi mới; công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiếp tục được triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì và có bước tiến vượt bậc, từng bước khẳng định vị trí của giáo dục huyện nhà.

Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định như: chất lượng giáo dục, trình độ, năng lực của giáo viên chưa đồng đều giữa các đơn vị trường học. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh ở một số nơi vẫn chưa chặt chẽ và thiếu

hiệu quả. Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa thật sự có những chuyển biến tích cực. Công tác quản lý phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV của các trường THCS nói riêng trên địa bàn huyện vẫn còn những bất cập, hạn chế; trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục; nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa phù hợp, thiếu hiệu quả; tuyển dụng, bố trí sử dụng ĐNGV chưa phát huy năng lực, sở trường. Vì vậy, việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Tiên Phước trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và quan trọng.

1.3. Xác lập các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV THCS trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV THCS trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Gồm sáu giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển ĐNGV THCS đó là:

- Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, lãnh đạo và giáo viên các trường THCS về tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV THCS trước yêu cầu đổi mới

- Hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

- Đổi mới tuyển dụng theo hướng bám sát quy hoạch; bố trí, sử dụng đúng vị trí việc làm, sở trường của ĐNGV THCS

- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên; tự bồi dưỡng ĐNGV THCS

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá năng lực ĐNGV THCS

- Chỉ đạo các trường xây dựng môi trường sư phạm văn hóa, dân chủ, đoàn kết Các biện pháp có mối quan hệ thống nhất và biện chứng cho nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, giải quyết được những những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Tiên Phước. Mỗi biện pháp đều được tác giả phân tích và làm sáng tỏ về mục đích, ý nghĩa, nội dung và cách thức tổ chức thực hiện. Vì vậy, tác giả cho rằng, các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành kế hoạch thực hiện Nghị định 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về việc quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Tham mưu Chính phủ ban hành các quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho ĐNGV để họ yên tâm công tác, giữ vững phẩm chất và nâng cao năng lực.

Điều chỉnh những bất hợp lý về chức danh nghề nghiệp và thi thăng hạng chức danh nghề; các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên theo hạng.

Quy hoạch mạng lưới, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai, đồng thời có kế hoạch, cơ chế đào tạo lại giáo viên thực hiện Chương trình GDPT 2018.

2.2. Đối với UBND Tỉnh Quảng Nam

Chỉ đạo xây dựng và ban hành kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 95 - 127)