Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS

1.5.2.1. Quy hoạch, tuyển dụng

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên:

Chức năng lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong tất cả các chức năng của quản lý, đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định những mục tiêu, xác định đúng

Phát triển nguồn nhân lực

Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực

Sử dụng nguồn nhân lực

Tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực

- Giáo dục - Đào tạo - Bồi dưỡng - Tự bồi dưỡng - Tuyển dụng - Bố trí, sử dụng - Đánh giá

- Bổ nhiệm, luân chuyển

- Môi trường sống - Môi trường làm việc - Chính sách đãi ngộ -….

định hướng, là chỗ dựa của các chức năng khác; căn cứ vào kế hoạch người quản lý tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc để đạt được mục tiêu đề ra. Việc lập quy hoạch cần có tầm nhìn để có quy hoạch dài hạn cho một giai đoạn phát triển, một nhiệm kỳ, tuy nhiên cũng cần phải có những kế hoạch ngắn hạn để kịp thời giải quyết những phát sinh, đáp ứng kịp thời với thay đổi của xã hội.

Việc lập kế hoạch giúp người quản lý chủ động trong việc ứng phó với những thay đổi trong cơ quan, tổ chức hay thay đổi do tác động của môi trường bên ngoài. Công tác quy hoạch cần đảm bảo tính kế thừa, xác định kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng. Thông qua quy hoạch nhằm điều chỉnh, bổ sung về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về trình độ đào tạo.

Đối với đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên THCS nói riêng thường xuyên có những thay đổi, biến động do nhiều yếu tố như: nghỉ hưu, nghỉ việc, luân chuyển ngoài huyện, luân chuyển trong huyện; số lượng lớp, học sinh biến động theo từng năm học… Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch hằng năm, hay theo giai đoạn đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp người quản lý các cơ sở giáo dục chủ động trong công tác bố trí, sử dụng giáo viên. Trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS cần phải dự báo theo năm học và theo giai đoạn để chủ động trong việc tổ chức bồi dưỡng, bố trí sử dụng đảm bảo số lượng, nhất là quan tâm đến cơ cấu theo bộ môn để tránh trường hợp dạy trái môn, trái sở trường; việc xây dựng quy hoạch phải được sự tham gia ý kiến của CBQL, ĐNGV nhằm phát huy dân chủ, huy động được trí tuệ tập thể, đồng thời tạo được sự thống nhất, đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện.

Hằng năm, để thay thế đội ngũ giáo viên nghỉ hưu, nghỉ việc, luân chuyển ngoài huyện, Phòng GDĐT phối hợp với Phòng Nội vụ huyện xây dựng kế hoạch sắp xếp đội ngũ đảm bảo số lượng theo quy định, dựa trên số lượng giáo viên hiện có, đồng thời tham mưu các cấp tổ chức tuyển dụng giáo viên mới để thay thế.

- Tuyển dụng đội ngũ giáo viên:

Luật Viên chức 2010 quy định: Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Một trong những nguyên tắc trong tuyển dụng là phải đảm phù hợp với quy hoạch, trong đó lưu ý về số lượng, yêu cầu về chất lượng, phù hợp với những tiêu chí, điều kiện đã quy định trong quy hoạch; tránh tình trạng tuyển dụng vô nguyên tắc, trái quy định sẽ làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

Căn cứ vào kế hoạch phát triển giáo dục hằng năm, các cơ quan quản lý viên chức, hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tổ chức tuyển dụng viên chức. Trong qúa trình tuyển dụng cần lưu ý thực hiện đảm bảo các nguyên tắc: công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp

luật; bảo đảm tính cạnh tranh; tuyển chọn người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, đối với giáo viên THCS cần quan tâm đến phù hợp giữa các bộ môn; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.

1.5.2.2. Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên THCS

Về nghệ thuật dùng cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “khéo dùng cán bộ là phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”, “dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng cong đều tùy chỗ mà dùng được”. [15]

Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên là phân công họ vào vị trí việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy được chuyên môn, năng lực làm việc. Thực hiện công tác điều động, luân chuyển hợp lý ĐNGV nhằm tạo điều kiện cho ĐNGV công tác khu vực khó khăn, miền núi được về khu vực thuận lợi, đồng thời khuyến khích ĐNGV tham gia cống hiến, thay đổi môi trường công tác nhằm phát huy năng lực, trao truyền kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ những trường vùng khó khăn. Tuy nhiên, trong thực hiện cần đảm bảo tính công bằng, khách quan.

Trong quá trình sử dụng giáo viên, mục tiêu hướng đến là hiệu quả và chất lượng dạy học, giáo dục, tuy nhiên cần phải đảm bảo tính ổn định, phải có thời gian để đánh giá chính xác việc phân công là đúng người, đúng việc.

Đối với các tổ chức trong nhà trường cần tạo lập mối quan hệ để có sự thống nhất, đề đạt ý kiến cho thủ trưởng thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, trong sử dụng giáo viên thủ trưởng đơn vị cần xem xét đến nguyện vọng của giáo viên, tôn trọng ý kiến đề xuất của các tổ chức trong nhà trường, thường xuyên theo dõi và nắm được hoàn cảnh của từng người trước khi quyết định phân công nhiệm vụ.

Bố trí và sử dụng giáo viên là một khâu hết sức quan trọng trong công tác quản lý của Phòng GDĐT, Phòng nội vụ, vì vậy, cần phải tập trung chỉ đạo, hướng dẫn hiệu trưởng các trường THCS thực hiện bố trí giáo viên đúng sở trường, đúng chuyên môn được đào tạo và nguyện vọng của họ thì chất lượng dạy học, giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao, ngược lại, phân công không đúng chuyên môn, trái sở trường thì sẽ gây khó khăn, dẫn đến chán nản, kết quả công việc không đạt yêu cầu.

1.5.2.3. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên THCS

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xem xét, đánh giá cán bộ phải trong toàn bộ quá trình công tác, cả lúc khó khăn và khi thuận lợi. Người cho rằng: “Xem xét cán bộ, không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ”. [14].

Đánh giá cán bộ là việc làm thường xuyên, một công việc khó nên cần phải xem xét ở mọi khía cạnh, hoàn cảnh để đánh giá chính xác; đánh giá cán bộ phải đạt được mục tiêu là chỉ ra được cái ưu để phát huy, cái khuyết của cán bộ để sửa chữa, nhưng đồng thời cũng tạo động lực để cán bộ phấn đấu phát triển.

với các trường từ mầm non, mẫu giáo đến THCS trên địa bàn, vì vậy, trong quá trình xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cần sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánh giá kết quả công việc theo các mục tiêu đã xác định của tập thể hay cá nhân. Việc đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng giúp Phòng GDĐT nắm bắt được nhiều nội dung như: Có được thông tin một cách tương đối đầy đủ và khách quan về tình hình hoạt động của nhà trường mà trọng tâm là ĐNGV; giúp họ điều chỉnh và kịp thời sửa chữa các thiếu sót, đồng thời kích thích động viên, tạo động lực làm việc cho ĐNGV; đánh giá năng lực quản lý của CBQL các nhà trường, năng lực giảng dạy của ĐNGV để tổ chức bồi dưỡng, khen thưởng, đề bạt, thuyên chuyển, điều động, cơ cấu lại tổ chức.

Đối với đánh giá giáo viên THCS, Hiệu trưởng là người trực tiếp theo dõi và chịu trách nhiệm đánh giá giáo viên, trên cơ sở tự đánh giá của giáo viên, đề xuất đánh giá của tổ chuyên môn, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp.

Ngoài ra, Hiệu trưởng cần phải dựa trên kết quả học tập, rèn luyện đạo đức, kỹ năng thực hành của học sinh; ý kiến của phụ huynh học sinh và những người có liên quan; đồng thời, việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đảm bảo khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ; dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương; các minh chứng xác thực, phù hợp.

1.5.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, huấn luyện cán bộ là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ. Đây cũng chính là một trong những biện pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng. Người khẳng định: “vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”. [15]

Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên là rất cần thiết. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm”.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là việc làm thường xuyên nhằm nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị cũng như nâng cao nhận thức. Muốn thực hiện có hiệu quả công tác này cần xác định được nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng của ĐNGV nhất là nội dung và hình thức phải phù hợp.

mới, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng chuẩn đào tạo theo quy định của cấp học hoặc nâng chuẩn. Thông qua các hình thức như: đào tạo tập trung, vừa học vừa làm, từ xa.

- Bồi dưỡng giáo viên để chuẩn hóa trình độ đào tạo ứng với giáo viên từng cấp học; bồi dưỡng cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp; bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa; tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên, tham gia các hội thảo chuyên đề, các lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn hằng năm.

- Các hình thức bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng thường xuyên: Là hình thức bồi dưỡng liên tục trong suốt quá trình dạy học, làm việc cuả ĐNGV. Đây là hình thức được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất vì phù hợp với đặc điểm công việc của giáo viên và điều kiện của các nhà trường, thời gian tổ chức ngắn, không ảnh hưởng đến hoạt động của trường. Cụ thể bồi dưỡng thông qua tổ chức tập huấn, hội thảo, hội nghị, chuyên đề, thao giảng, dự giờ, tham quan...

+ Bồi dưỡng định kỳ: Phòng GDĐT căn cứ kế hoạch các cấp, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo từng giai đoạn, năm học tổ chức bồi dưỡng cho CBQL, ĐNGV. Hình thức này giúp giáo viên có cơ hội bổ sung, cập nhật kiến thức sau một thời gian công tác nhất định. Các hình thức cụ thể như: Bồi dưỡng chuyên môn, chính trị trong hè; bồi dưỡng chuyên đề về công tác quản lý; bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mới...

+ Tự bồi dưỡng: Giáo viên tự giác tham gia các lớp nâng chuẩn về chuyên môn, chính trị, ngoài ra có kế hoạch cá nhân về tự bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu giáo dục học sinh như: tự học ngoại ngữ, tự nâng cao trình độ tin học...

+ Bồi dưỡng lẫn nhau: Khuyến khích phát huy vai trò của tổ chuyên môn của các trường trong việc phân công giáo viên có năng lực hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên còn hạn chế về kinh nghiệm, chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.

Tuy nhiên, dù là hình thức nào thì tự học, tự bồi dưỡng là quan trọng, khả thi và cho hiệu quả cao nhất. Với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với đội ngũ giáo viên, bắt buộc họ phải tự nâng cao trình độ để phát triển lên cao hơn. Và xã hội đang hướng tới “xã hội học tập” và “học tập suốt đời”, vì vậy, ngoài việc tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, thì việc tự bồi dưỡng của giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng.

1.5.2.5. Xây dựng môi trường làm việc và tạo động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ giáo viên

Môi trường làm việc là những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân (bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài). Đối với giáo viên, môi trường làm việc là cơ sở vật chất, thiết bị trường học; mối quan hệ giữa lãnh đạo nhà trường với giáo viên, giữa

giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh; các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; các chế độ chính sách, thi đua, khen thưởng…

Đối với các trường THCS, để xây dựng một môi trường làm việc tốt người lãnh đạo phải xác định đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu, là một trong những nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị gồm: cảnh quan sư phạm, đảm bảo phòng học, phòng làm việc, nghiên cứu; bàn ghế, thiết bị làm việc, dạy học.

- Mối quan hệ giữa lãnh đạo và giáo viên là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới môi trường làm việc của giáo viên, đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, trông rộng, là người công tâm, có tâm huyết, có đầu óc tổ chức, biết lắng nghe; phân công, bố trí công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của giáo viên, đó chính là “nghệ thuật dùng người”.

- Người lãnh đạo phải phát huy năng lực của cán bộ, giáo viên bằng cách thực hiện các chế độ, chính sách theo đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, tạo ra môi trường thân thiện, hợp tác của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường, giúp họ tìm được niềm vui, tự hào về nhà trường, mong muốn được làm việc và công hiến.

Tóm lại, môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo viên cũng như quyết định đến chất lượng dạy học, giáo dục của một nhà trường. Ngược lại, môi trường làm việc không tốt dẫn đến chất lượng dạy học, giáo dục không đạt hiệu quả; mất đoàn kết nội bộ; giáo viên không phát huy hết khả năng và không muốn phấn đấu để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học.

Tiểu kết chương 1

Cơ sở lý luận đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện luận văn, vì vậy, tác giả nghiên cứu cơ sở lý luậnđể có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)