7. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Tình hình phát triển GDĐT của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
Trong thời gian qua, GDĐT luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đầu tư đúng mức, phát triển toàn diện.Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi, học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước; chất lượng, kết quả tham gia các hội thi, kỳ thi cấp tỉnh ngày càng được nâng lên. Huy động trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đạt 100%. Tỷ lệ học sinh THCS bỏ học giữa chừng giảm hằng năm, luôn dưới 1%. Phổ cập giáo dục được duy trì bền vững và dần nâng cao chất lượng. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đảm bảo số lượng và chất lượng, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục các bậc học. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp cụ thể; đến nay, toàn huyện có 35/44 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 80%. Công tác xã hội hóa giáo dục được triển khai thực hiện tốt; hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập có nhiều khởi sắc.
Hiện nay, toàn huyện có 44 trường, trong đó: 15 trường MN, MG; 13 trường TH; 13 trường THCS và 02 trường TH-THCS, mỗi xã, thị trấn có đủ 3 cấp học, các điểm trường nằm ở trung tâm khu dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Nhìn chung, quy mô phát triển mạng lưới trường lớp của các bậc học, cấp học đã đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân.
Bảng 2.1. Hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện Tiên Phước T Cấp học Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 I Giáo dục Mầm non 1 Số trường (trường) 16 16 16 16 2 Số lớp (lớp) 115 119 120 120
3 Số giáo viên (người) 197 214 220 221
4 Số học sinh (người) 3364 3415 3290 3291
II Giáo dục Tiểu học
1 Số trường (trường) 16 16 16 15
2 Số lớp (lớp) 219 221 221 217
3 Số giáo viên (người) 380 383 323 228
4 Số học sinh (người) 4949 5088 5359 5729
III Giáo dục THCS
1 Số trường (trường) 14 14 14 13
2 Số lớp (lớp) 130 130 128 117
3 Số giáo viên (người) 307 304 302 275
4 Số học sinh (người) 3817 3770 3773 3636
IV Giáo dục TH-THCS
1 Số trường (trường) 1 1 1 2
2 Số lớp (lớp) 16 16 14 27
3 Số giáo viên (người) 39 38 36 57
4 Số học sinh (người) 341 348 363 676
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đạo tạo huyện Tiên Phước, số liệu đến tháng 7/2020)
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế cần tập trung khắc phục, đội ngũ giáo viên và CBQL được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, vào từng thời điểm lịch sử khác nhau nên chất lượng không đồng đều và vẫn còn những hạn chế nhất định, một bộ phận giáo viên chưa thực sự cố gắng nâng cao năng lực chuyên môn, chậm đổi mới phương pháp dạy học; chất lượng giáo dục chưa đồng đều ở các trường học, cấp học và ở các địa phương, đặc biệt là chất lượng giáo dục của các xã thuộc vùng xa, khó khăn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn huyện; nhiều phòng học cấp 4 xây dựng đã lâu nên đang có dấu hiệu xuống cấp; Sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, hệ thống điện, cấp thoát nước của nhiều trường còn thiếu và không đồng bộ. Trang thiết bị phục vụ dạy và học thường xuyên hư hỏng, hiệu quả sử dụng không cao. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh ở một số nơi vẫn chưa chặt chẽ và thiếu hiệu quả. Việc huy động nguồn lực xã hội đóng góp vào xây dựng trường học, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học còn hạn chế.