7. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng ĐNGV THCS
Công tác bố trí, sử dụng ĐNGV là nhiệm vụ rất quan trọng đóng vai trò quyết định cho nâng cao chất lượng giáo dục, vì vậy, trong quá trình thực hiện cần bám sát quy hoạch theo giai đoạn hoặc ngắn hạn. Để đánh giá đúng thực trạng về công tác bố trí,sử dụng ĐNGV THCS huyện Tiên Phước, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá về thực trạng tuyển dụng, bố trí đội ngũ giáo viên THCS huyện Tiên Phước
Các tiêu chí Mức độ đạt được ĐTB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu Kém 5 4 3 2 1 Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm được thực hiện theo quy hoạch
215 55 22 0 0 4,66 2
Ban hành tiêu chuẩn và quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm ĐNGV hợp lý, công khai, minh bạch
212 56 24 0 0 4,64 3
Công khai về quy trình và tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm; quán triệt tới toàn thể CBQL và GV.
231 54 7 0 0 4,77 1
Triển khai tuyển dụng, bổ nhiệm theo đúng quy hoạch, quy trình và tiêu chuẩn quy định.
204 65 23 0 0 4,62 4
Thực hiện công tác luân chuyển, điều động giáo viên hợp lý
150 72 70 0 0 4,27 6
Bố trí, sắp xếp, phân công sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp với năng lực, hoàn cảnh và yêu cầu nhiệm vụ
145 87 60 0 0 4,29 5
Qua kết quả khảo sát Bảng 2.11, cho thấy các tiêu chí được đánh giá ở mức tốt (ĐTB từ 4,27 đến 4,77), điều đó thể hiện việc tuyển dụng, bố trí và sử dụng đội ngũ được thực hiện đảm bảo quy hoạch, đúng quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, thực hiện công khai dân chủ trong quy hoạch. Tuy nhiên, nội dung “Thực hiện công tác luân chuyển, điều động giáo viên hợp lý” được đánh giá ở mức tốt nhưng xếp thứ 6 trong các tiêu chí và nhiều người được hỏi đánh giá ở mức khá và trung bình; nội dung “Bố trí, sắp xếp, phân công sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp với năng lực, hoàn cảnh và yêu cầu nhiệm vụ” được đánh giá mức tốt nhưng xếp thứ 5 trong các tiêu chí, chứng tỏ rằng, trong thời gian vừa qua công tác điều động, luân chuyển và bố trí sử dụng ĐNGV THCS huyện Tiên Phước vẫn còn những trường hợp bất hợp lý, chưa được đồng thuận của ĐNGV.
Qua nghiên cứu hồ sơ thực tế cho thấy, trong những năm qua công tác tuyển dụng, bố trí ĐNGV nói chung và giáo viên THCS nói riêng được thực hiện theo đúng quy định. Hằng năm, trên cơ sở báo cáo số liệu lớp, học sinh và nhu cầu đội ngũ, đối chiếu với kế hoạch chung, Phòng GDĐT phối hợp với Phòng Nội vụ tham muu UBND
huyện phân bổ biên chế cho các trường. Căn cứ vào số biên chế giao và nhu cầu được điều động, luân chuyển của ĐNGV THCS, Phòng GDĐT phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện thực hiện công tác điều động, tập trung ưu tiên giải quyết trước những trường hợp đã công tác nhiều năm ở các trường khu vực xa, điều kiện gia đình và đi lại khó khăn.
Đối với việc tuyển dụng viên chức giáo viên, trong những năm qua, số lượng giáo viên THCS nghỉ hưu tăng hằng năm nên một số bộ môn thiếu giáo viên để giảng dạy như: Vật lý, Toán, Tiếng Anh,.... Phòng GDĐT đề xuất Phòng Nội vụ và tham mưu UBND huyện đăng ký chỉ tiêu thi viên chức, trong 5 năm qua đã tuyển dụng mới 34 giáo viên THCS ở các bộ môn có nhu cầu, vì vậy, cơ bản ĐNGV THCS đảm bảo bố trí đủ cho các trường giảng dạy. Tuy nhiên, thực tế số lượng lớp ở các trường THCS, TH-THCS khá ít nên tỉ lệ giáo viên/lớp vượt theo quy định, rất khó bố trí giáo viên nên phải sử dụng phương án bố trí giáo viên dạy liên trường, đối với những môn như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, thậm chí là Ngữ Văn, Toán, Vật lí (trường có giáo viên nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản...) nhiều giáo viên phải dạy 2 trường cùng cấp hoặc dạy 2 cấp (tiểu học và THCS), điều này trái với quy định, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học nhưng đây là giải pháp tình thế cần phải thực hiện trong thời gian ngắn; công tác tuyển dụng giáo viên do UBND tỉnh tổ chức nên không thường xuyên và không kịp thời đáp ứng theo yêu cầu của từng huyện, từng thời điểm dẫn đến tình trạng thiếu cục bộ giáo viên ở một số bộ môn.
Phòng GDĐT thường xuyên kiểm tra phân công lao động của các trường THCS để nắm bắt việc sử dụng và bố trí đội ngũ, kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý. Tuy nhiên, tình trạng có giáo viên được phân công nhiều nhiệm vụ, dạy nhiều tiết nhưng cũng có giáo viên không có việc để làm, dạy ít tiết; vì để giữ vững và nâng cao chất lượng của nhà trường, Hiệu trưởng tin tưởng và giao nhiều nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên có năng lực, có chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm; những người không được đánh giá cao về chuyên môn, năng lực lại được giao ít nhiệm vụ hơn; điều này tạo nên mất công bằng trong phân công lao động của nhà trường, sinh ra đố kỵ, mất đoàn kết nội bộ. Đây được xem là bất cập lớn nhất đối với việc bố trí, sử dụng đội ngũ tại các trường THCS hiện nay.