Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THCS

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 65 - 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.4.Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THCS

Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới phương pháp tổ chức đào tạo bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, vì vậy, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 15 cán quản lý trường học, đồng thời xây dựng phiếu khảo sát ĐNGV để có cái nhìn tổng quát về công tác này thời qua, kết quả cụ thể được đánh giá ở bảng dưới đây.

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS huyện Tiên Phước

Các tiêu chí Mức độ đạt được ĐTB Thứ

bậc Tốt Khá TB Yếu Kém

5 4 3 2 1

Việc xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng của ĐNGV

193 79 20 0 0 4,59 3

Tạo điều kiện và cử GV tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng nhu cầu của GV

215 60 17 0 0 4,68 2

Tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng, tham gia các lớp nâng chuẩn

220 60 12 0 0 4,71 1

Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên

145 88 59 0 0 4,29 6

Sử dụng đa dạng các hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

190 66 24 0 0 4,40 4

Có đánh giá hợp lý kết quả đào tạo, bồi dưỡng

Qua phân tích số liệu Bảng 2.13 cho thấy, các nội dung được đánh giá khá cao, ở mức tốt (ĐTB từ 4,29 đến 4,71), điều này thể hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng thời gian qua đã được các cấp quản lý giáo dục quan tâm đầu tư cả về nội dung và hình thức, cơ bản đáp ứng yêu cầu của ĐNGV THCS.

Tuy nhiên, đối với nội dung “Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên” được đánh giá ở mức tốt (ĐTB 4,29) nhưng xếp cuối trong các nội dung trên (thứ 6); nội dung “Có đánh giá hợp lý kết quả đào tạo, bồi dưỡng” được đánh giá ở mức tốt (ĐTB 4,35) nhưng xếp thứ 5. Như vậy, việc phát huy vai trò công tác bồi dưỡng của tổ chuyên và đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng cần xem xét trong quá trình đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THCS vì vẫn còn những bất cập và chưa hài lòng một bộ phận của ĐNGV.

Qua nghiên cứu hồ sơ và số liệu lưu trữ tại Phòng GDĐT Tiên Phước, đội ngũ giáo viên THCS huyện Tiên Phước có những tiến bộ vượt bậc về tư tưởng chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến xã, vai trò tham mưu và chỉ đạo tích cực của ngành GDĐT. Trong thời gian qua, Phòng GDĐT huyện Tiên Phước đã đề ra nhiều biện pháp nhằm xây dựng và phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV THCS nói riêng. Trong đó, tập trung các biện pháp phát triển số lượng cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ. Phòng GDĐT thường xuyên quán triệt những định hướng chỉ đạo, những chủ trương, biện pháp cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghề nghiệp cho ĐNGV. Đồng thời, đề nghị các cấp ủy Đảng quan tâm công tác phát triển đảng viên và nâng cao trình độ lý luận chính trị trong đội ngũ CBQL và giáo viên dự nguồn.

Một số hình thức đào tạo, bồi dưỡng đã triển khai đối với CBQL, giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Tiên Phước thời gian qua, đó là:

- Đào tạo nâng chuẩn trình độ:

Qua thống kê trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên THCS ở Bảng 2.7 cho thấy: đội ngũ giáo viên các trường có trình độ trên chuẩn tăng hằng năm, chủ yếu là giáo viên tự đăng ký tham gia các lớp nâng chuẩn với nhiều lý do khác nhau như: nâng cao kiến thức, kỹ năng; nâng cao trình độ về bằng cấp, bổ sung bằng để đủ điều kiện bổ nhiệm, thi thăng hạng viên chức…Nhìn chung, công tác đào tạo nâng cao trình độ được xem là nhiệm vụ quan trọng của biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV THCS. Tính đến nay, cấp THCS huyện Tiên Phước có 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 212/300 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, đạt tỉ lệ 70.7%.

- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ:

Là chương trình bồi dưỡng nhằm giúp cho giáo viên bổ sung những kiến thức mới về chủ trương đường lối giáo dục, về chương trình và nội dung, phương pháp dạy học bộ môn. Phòng GDĐT hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng kế hoạch các nội dung trọng

tâm về bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ, tổ chức các hội thảo về nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tổ chức các chuyên đề cấp huyện về sử dụng CNTT trong dạy học, bồi dưỡng chính trị hè, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Các trường THCS thông qua các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, dự giờ theo cụm trường để trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Nội dung bồi dưỡng được lựa chọn và xây dựng phù hợp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của giáo viên.

Ngoài ra, CBQL các trường thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ĐNGV tự bồi dưỡng, đó là giải pháp phù hợp để giáo viên nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn của bản thân. Xác định việc tự hoàn thiện năng lực của giáo viên là nhiệm vụ thường xuyên và khả thi nhất trong các nội dung bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT 2018:

Đây là nội dung mới triển khai bắt đầu từ năm học 2019-2020 nhằm trang bị nội dung và phương pháp dạy học, cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp cho đội ngũ giáo viên THCS nắm bắt kịp thời và dạy tốt những vấn đề mới trong Chương trình GDPT 2018.

Nhìn lại công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THCS huyện Tiên Phước trong thời gian qua, bên cạnh những ưu điểm, những mặt mạnh đã đạt được như: Phòng GDĐT và các trường THCS đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đảm bảo tính khoa học và đáp ứng được nhu cầu. Nội dung, hình thức bồi dưỡng phù hợp. Đa số giáo viên tham gia bồi dưỡng sôi nổi, tạo không khí thi đua chung, tuy nhiên, công tác bồi dưỡng còn bộc lộ một số hạn chế cơ bản sau:

- Nội dung chương trình bồi dưỡng theo quy định ngành giáo dục nói chung và cấp THCS nói riêng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của người học, chưa chú ý đến đặc điểm địa phương, chưa bám sát những yêu cầu mới của giáo dục THCS.

- Phương pháp, hình thức biên soạn tài liệu chưa đổi mới, chủ yếu tập trung về lý luận. Hình thức bồi dưỡng còn thiếu tính đa dạng, nên chưa phát huy được vai trò chủ động tích cực của người học. Thiếu cơ chế kích thích cho sự tham gia học tập nghiêm túc, tích cực; chất lượng giáo viên thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chưa đồng đều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa cao, nặng về hình thức, thiếu kiểm tra đánh giá; nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với sử dụng dẫn đến gây lãng phí về thời gian và kinh phí của ĐNGV, trong đó có việc bồi dưỡng chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tiên phước tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 65 - 67)