Nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 27)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng

trƣờng trung học phổ thông

1.3.1. Đ c điểm tâm lý lứa tuổi âc THPT và vấn đề tệ nạn xã hội hiện nay

1.3.1.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi bậc THPT

Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bƣớc vào tuổi ngƣời lớn. Tuổi thanh niên đƣợc tính từ 15 đến 25 tuổi, đƣợc chia làm 2 thời kì:

+ Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên

+ Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên) Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tƣợng, nó đƣợc giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời k trƣởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trƣởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trƣởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trƣớc, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhƣng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trƣớc hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lƣợng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm đƣợc và một loạt nhân tố khác…) có ảnh hƣởng đến sự phát triển lứa tuổi. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trƣởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới

hạn lứa tuổi mang tính không xác định (ở mặt này các em đƣợc coi là ngƣời lớn, nhƣng mặt khác thì lại không). Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là một hiện tƣợng tâm lý xã hội.

Chính những biến đổi sinh lí quan trọng trên đã có ảnh hƣởng rất lớn đến mối quan hệ của các em với ngƣời lớn. Vai trò của ngƣời lớn giảm dần và thay vào đó là mối quan hệ bạn bè ngày càng chiếm ƣu thế. Tình bạn ở lứa tuổi này đóng vai trò vừa là bối cảnh, môi trƣờng, vừa là điều kiện, phƣơng tiện để các em tăng sự hiểu biết, để phát hiện, thể hiện các năng lực, kĩ năng, để đƣợc đồng cảm, chia sẻ những điều thầm kín...Chính vì thế chúng ta cần hƣớng đích các mối quan hệ giữa các em với nhau để mối quan hệ bạn bè trở thành môi trƣờng, phƣơng tiện giáo dục thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trong việc phòng tránh sự xâm nhập của các TNXH.

1.3.1.2. Những tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến học sinh THPT

Trong thời kì mở cửa hiện nay, xã hội Việt Nam chịu ảnh hƣởng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của cơ chế thị trƣờng. Đời sống kinh tế ngày càng tăng trƣởng kéo theo nhiều tệ nạn nhƣ nghiện ngập, cờ bạc, lô đề, trộm cƣớp, gian dối, lừa đảo, ăn bám… Các tệ nạn này nhƣ một bệnh dịch lan truyền cả vào chốn học đƣờng và một số học sinh đã trở thành nạn nhân của nó. Các tệ nạn mà học sinh thƣờng mắc phải là nói tục chửi thề, hành xử có tính chất bạo lực, hút thuốc lá và gian lận trong học tập, thậm chí cả cờ bạc.

Điều đáng lo ngại là hiện tƣợng nói tục chửi thề khá phổ biến trong học sinh, cả nam lẫn nữ. Nhiều bạn có thói xấu khó bỏ: hễ mở miệng là phải chửi thề rồi nói gì mới nói, coi đó là chuyện bình thƣờng, bất chấp phản ứng của mọi ngƣời xung quanh. Có khi còn cho đó là dấu hiệu, là đặc điểm của “dân chơi sành điệu . Các bạn ấy thích “sáng tạo ra những từ mới, cách phát âm mới không theo một chuẩn mực nào, cho dù nó chƣớng tai đến đâu cũng mặc.

Tệ nạn gian dối trong học tập hiện nay đã đến mức báo động. Số học sinh trung thực và có tính tự trọng trở thành “quý hiếm và thƣờng phải chịu bất công vì kẻ lƣời nhác, học dốt mà kết quả học tập, thi cử chẳng kém gì mình, có khi còn cao hơn nhờ những trò gian dối nhƣ giở tài liệu hay quay cóp…

Tác hại của phim ảnh, sách truyện, băng đĩa… có nội dung xấu đối với lứa tuổi học trò cũng rất đáng sợ. Nếu thƣờng xuyên đọc mục Kí sự pháp đình trên báo Tuổi trẻ hay theo d i báo Pháp luật, chúng ta sẽ thấy có những học sinh phải đứng trƣớc vành móng ngựa, bị kết án tù vì đánh bạn, thậm chí giết chết bạn vì những nguyên nhân chẳng đáng kể nhƣ hỏi mƣợn một cái gì đó mà bạn không cho, đòi chép bài kiểm tra mà bạn không đƣa cho chép, thậm chí có khi chỉ vì một cái nhìn. Câu trả lời lạnh

tanh của một phạm nhân là học sinh đã đánh bạn đến chết trƣớc Tòa: “Thích thì đánh là dấu hiệu cảnh báo nạn bạo lực trong học đƣờng cần phải đƣợc ngăn chặn và loại trừ tận gốc.

Học sinh là lứa tuổi tò mò, hiếu động, thích khám phá, tìm hiểu, chƣa phân biệt nổi đúng sai nên dễ dàng trở thành đối tƣợng tấn công của các tệ nạn xã hội. Ban đầu, tệ nạn xã hội đến với tuổi thanh thiếu niên một cách rất tình cờ. Học sinh thƣờng bắt chƣớc những điều mắt thấy tai nghe ngoài đời hay nhìn thấy trên phim ảnh, sách báo mà không qua phân tích, nhận xét đó là tốt hay là xấu. Thấy các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ sành điệu, thế là bắt chƣớc. Bạn bè xấu rủ rê hút thử, hít thử “cho biết cảm giác lạ , một lần, hai lần… thế là thích, là thèm, thiếu không chịu đƣợc, riết rồi nghiện lúc nào không hay.

Tệ nạn gây ra những tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về nhiều mặt: tƣ tƣởng, đạo đức, nhân cách, tình cảm, kinh tế, sức khỏe… Đây là nguy cơ trƣớc mắt và lâu dài không chỉ của một cá nhân mà là của cả dân tộc và đất nƣớc. Khi đã nhiễm phải một tệ nạn nào đó thì rất khó từ bỏ hoặc muốn dứt bỏ nó thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nói tục chửi thề làm mất danh dự của cá nhân, chứng tỏ mình là ngƣời thiếu giáo dục, vô văn hóa. Gian lận trong học hành thi cử dần dần làm thoái hóa nhân cách, không còn tính tự trọng, tự lập, tạo cho mình thói lƣời nhác, ỷ lại, đối phó, lừa mình, lừa ngƣời… tất yếu trở thành kẻ bất tài, vô dụng. Chơi lô đề, cờ bạc là tự hủy hoại cuộc đời vì ông bà xƣa đã đúc kết: Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm, hết tiền thì đi vay đi mƣợn, dối trá, lừa đảo… để rồi mắc vào vòng tù tội. Nghiện hút thuốc lá, hê-rô-in vừa tốn tiền bạc vừa hại sức khỏe, vừa dễ mắc các căn bệnh hiểm nghèo ảnh hƣởng xấu tới giống nòi.

1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT

Các nhà nghiên cứu giáo dục học và xã hội học đều khẳng định: phòng chống các tệ nạn xã hội cho học sinh chính là làm cho môi trƣờng giáo dục trong sạch, lành mạnh vì sự phát triển của nhà trƣờng cũng nhƣ sự phát triển xã hội, đồng thời, sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển xã hội. Điều đó có nghĩa là không thể tách rời giáo dục khỏi đời sống xã hội, giáo dục có bản chất xã hội và là sự nghiệp của toàn xã hội. Chỉ có sự tham gia của toàn xã hội mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lƣợng và hiệu quả trong công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội của nhà trƣờng. Vì thế, để công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập vào trong nhà trƣờng, vào học sinh có hiệu quả thì nhà trƣờng với tƣ cách là một thể chế giáo dục chuyên nghiệp cần đƣa ra các biện pháp giáo dục kết hợp với các lực lƣợng giáo dục trong cộng đồng nhƣ cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể, chính quyền, xã

hội...

Vì vậy, mục tiêu cơ bản và xuyên suốt hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THPT là giáo dục học sinh biết cách nhận biết các tệ nạn xã hội từ đó các kỹ năng phòng ngừa. Bên cạnh đó để giáo dục, phòng chống các tệ nạn xã hội cho học sinh là cần huy động toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nhà trƣờng, bảo vệ học sinh tránh xa khỏi những tệ nạn xã hội.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với cộng đồng cũng nhằm phát huy cao độ tiềm lực của cộng đồng, khơi dậy tính chủ động, tích cực, sự năng động của mọi tầng lớp nhân dân tạo ra những nguồn lực phong phú đa dạng để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nhà trƣờng phát triển nhanh mạnh và vững chắc, phục vụ kịp thời những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và đất nƣớc. Cùng với đó, sự phối hợp giữa hai lực lƣợng này cũng để xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các tầng lớp nhân dân và của từng ngƣời dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trƣờng kinh tế - xã hội lành mạnh thuận lợi trong giáo dục học sinh THPT.

Huy động các lực lƣợng xã hội tham gia đấu tranh, ngăn ngừa tệ nạn xã hội, bảo vệ học sinh là con đƣờng để thực hiện dân chủ hoá giáo dục. Nhằm biến hệ thống giáo dục từ một thiết chế hành chính cô lập thành một thiết chế giáo dục của dân, do dân, vì dân. Khi giáo dục không còn bó hẹp trong giới hạn trách nhiệm của nhà trƣờng, thì vai trò và sự tham gia của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức quần chúng và các lực lƣợng xã hội sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh không khí dân chủ trong giáo dục, tạo thêm động lực để nâng cao chất lƣợng giáo dục trong các nhà trƣờng, những tiêu cực, tồn tại trong giáo dục cũng đƣợc hạn chế, môi trƣờng giáo dục trở nên trong sạch và lành mạnh hơn.

Phối hợp với các lực lƣợng xã hội trong đấu tranh phòng ngừa tệ nạn xã hội còn nhằm mục đích mở cửa nhà trƣờng với xã hội bên ngoài, tạo sự gắn bó giữa nhà trƣờng với xã hội, để nhân dân có thể xây dựng, giám sát kiểm tra nhà trƣờng trong giáo dục học sinh THPT.

1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT

Nội dung của giáo dục phòng ngừa TNXH rất đa dạng và phong phú. Căn cứ vào hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT, tình hình cụ thể của mỗi trƣờng, thực tiễn từ mỗi địa phƣơng, tùy thuộc vào mỗi loại hình trƣờng... có thể tiến hành giáo dục phòng ngừa TNXH theo những nội dung chính sau:

- Cung cấp kiến thức về giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT. - Hình thành kỹ năng phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT.

- Hình thành thái độ đối với công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT.

1.3.4. Phƣơng pháp và hình thức hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT cho học sinh THPT

1.3.4.1. Về phương pháp

Mục tiêu của giáo dục là hình thành kiến thức, thái độ, hành vi đúng đắn cho học sinh nhằm giúp họ có thể đƣa ra những quyết định có trách nhiệm. Điều này đòi hỏi có những phƣơng pháp dạy học hiệu quả. Học sinh THPT là những đối tƣợng rất đa dạng, do đó cần lựa chọn phƣơng pháp dạy học thích hợp trên cơ sở nắm đƣợc bản chất và mục tiêu, đặc điểm của đối tƣợng, ý nghĩa và tầm quan trọng của từng phƣơng pháp nhằm đạt hiệu quả cao đối với từng loại đối tƣợng khác nhau.

Phƣơng pháp dạy học không là mục đích mà nó chỉ là phƣơng tiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu nên ngƣời giáo viên hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn và thực hiện các phƣơng pháp.

Tổ chức giáo dục phòng ngừa TNXH phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trƣờng, của địa phƣơng, đáp ứng đƣợc những yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Vì vậy, phƣơng thức tổ chức hoạt động phải rất linh hoạt, cần điều chỉnh và thay đổi nội dung, hình thức hoạt động sao cho thích hợp với học sinh, với giáo viên và phù hợp với điều kiện cho phép. Phải đa dạng hóa các hình thức giáo dục phòng ngừa TNXH , khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh và gây sự nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. Do đó, giáo viên phải nắm chắc nội dung hoạt động, giáo viên phải lựa chọn hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung. Điều đó có tác dụng giúp học sinh thực hiện các hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH một cách linh hoạt chủ động hơn.

Giáo dục phòng ngừa TNXH phải khai thác và phát huy đƣợc tiềm năng của gia đình, các lực lƣợng xã hội, các tổ chức đoàn thể tham gia vào việc tổ chức hoạt động cho học sinh.

Phƣơng pháp tổ chức giáo dục phòng ngừa TNXH rất đa dạng, phong phú gồm một số phƣơng pháp nhƣ:

- Phương pháp làm việc nhóm: Là phƣơng pháp giáo viên định hƣớng để học sinh tự chia nhóm. Phƣơng pháp thảo luận nhóm có các kiểu ghép nhóm là: chia nhóm theo tổ, chia nhóm theo hứng thú, chia nhóm theo năng lực, chia nhóm ngẫu nhiên...

- Phương pháp đóng vai: Là phƣơng pháp thực hành của học sinh trong một số tình huống ứng xử cụ thể dựa trên trí tƣởng tƣợng, dựa trên kinh nghiệm sống và ý nghĩ sáng tạo của các em. Phƣơng pháp đóng vai giúp các em phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát huy tính thông minh, hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, phƣơng pháp đóng vai tạo cơ hội để học sinh có thể rèn luyện và thể nghiệm.

- Phương pháp trải nghiệm: Là phƣơng pháp giúp cho học sinh đƣợc tìm hiểu về giáo dục phòng ngừa TNXH khi tham gia vào các tình huống cụ thể của vấn đề, có thể là qua các trò chơi, qua các diễn đàn và qua quan sát trực quan.

+ Thông qua trò chơi: Là tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó. Sử dụng trò chơi nhƣ một phƣơng pháp tổ chức hoạt động giúp học sinh có điều kiện thể hiện khả năng của mình trong một lĩnh vực nào đó của đời sống tập thể ở nhà trƣờng cũng nhƣ ở cộng đồng. Trò chơi cũng là dịp để học sinh tập xử lý tình huống nảy sinh trong cuộc sống đời thƣờng, giúp các em có thêm kinh nghiệm sống

+ Trải nghiệm thông qua các diễn đàn: Là hình thức tổ chức hoạt động để học sinh đƣợc bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình, đƣợc tranh luận về những vấn đề có liên quan đến lứa tuổi các em. Vì vậy, diễn đàn nhƣ một sân chơi tạo cơ hội cho học sinh có thể tự do nêu lên những suy nghĩ của mình, đƣợc tranh luận một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè.

+ Trải nghiệm qua quan sát trực quan: Là hình thức giáo viên sử dụng các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)