Phƣơng pháp và hình thức hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Phƣơng pháp và hình thức hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học

- Hình thành kỹ năng phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT.

- Hình thành thái độ đối với công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT.

1.3.4. Phƣơng pháp và hình thức hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT cho học sinh THPT

1.3.4.1. Về phương pháp

Mục tiêu của giáo dục là hình thành kiến thức, thái độ, hành vi đúng đắn cho học sinh nhằm giúp họ có thể đƣa ra những quyết định có trách nhiệm. Điều này đòi hỏi có những phƣơng pháp dạy học hiệu quả. Học sinh THPT là những đối tƣợng rất đa dạng, do đó cần lựa chọn phƣơng pháp dạy học thích hợp trên cơ sở nắm đƣợc bản chất và mục tiêu, đặc điểm của đối tƣợng, ý nghĩa và tầm quan trọng của từng phƣơng pháp nhằm đạt hiệu quả cao đối với từng loại đối tƣợng khác nhau.

Phƣơng pháp dạy học không là mục đích mà nó chỉ là phƣơng tiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu nên ngƣời giáo viên hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn và thực hiện các phƣơng pháp.

Tổ chức giáo dục phòng ngừa TNXH phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trƣờng, của địa phƣơng, đáp ứng đƣợc những yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Vì vậy, phƣơng thức tổ chức hoạt động phải rất linh hoạt, cần điều chỉnh và thay đổi nội dung, hình thức hoạt động sao cho thích hợp với học sinh, với giáo viên và phù hợp với điều kiện cho phép. Phải đa dạng hóa các hình thức giáo dục phòng ngừa TNXH , khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh và gây sự nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. Do đó, giáo viên phải nắm chắc nội dung hoạt động, giáo viên phải lựa chọn hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung. Điều đó có tác dụng giúp học sinh thực hiện các hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH một cách linh hoạt chủ động hơn.

Giáo dục phòng ngừa TNXH phải khai thác và phát huy đƣợc tiềm năng của gia đình, các lực lƣợng xã hội, các tổ chức đoàn thể tham gia vào việc tổ chức hoạt động cho học sinh.

Phƣơng pháp tổ chức giáo dục phòng ngừa TNXH rất đa dạng, phong phú gồm một số phƣơng pháp nhƣ:

- Phương pháp làm việc nhóm: Là phƣơng pháp giáo viên định hƣớng để học sinh tự chia nhóm. Phƣơng pháp thảo luận nhóm có các kiểu ghép nhóm là: chia nhóm theo tổ, chia nhóm theo hứng thú, chia nhóm theo năng lực, chia nhóm ngẫu nhiên...

- Phương pháp đóng vai: Là phƣơng pháp thực hành của học sinh trong một số tình huống ứng xử cụ thể dựa trên trí tƣởng tƣợng, dựa trên kinh nghiệm sống và ý nghĩ sáng tạo của các em. Phƣơng pháp đóng vai giúp các em phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát huy tính thông minh, hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, phƣơng pháp đóng vai tạo cơ hội để học sinh có thể rèn luyện và thể nghiệm.

- Phương pháp trải nghiệm: Là phƣơng pháp giúp cho học sinh đƣợc tìm hiểu về giáo dục phòng ngừa TNXH khi tham gia vào các tình huống cụ thể của vấn đề, có thể là qua các trò chơi, qua các diễn đàn và qua quan sát trực quan.

+ Thông qua trò chơi: Là tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó. Sử dụng trò chơi nhƣ một phƣơng pháp tổ chức hoạt động giúp học sinh có điều kiện thể hiện khả năng của mình trong một lĩnh vực nào đó của đời sống tập thể ở nhà trƣờng cũng nhƣ ở cộng đồng. Trò chơi cũng là dịp để học sinh tập xử lý tình huống nảy sinh trong cuộc sống đời thƣờng, giúp các em có thêm kinh nghiệm sống

+ Trải nghiệm thông qua các diễn đàn: Là hình thức tổ chức hoạt động để học sinh đƣợc bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình, đƣợc tranh luận về những vấn đề có liên quan đến lứa tuổi các em. Vì vậy, diễn đàn nhƣ một sân chơi tạo cơ hội cho học sinh có thể tự do nêu lên những suy nghĩ của mình, đƣợc tranh luận một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè.

+ Trải nghiệm qua quan sát trực quan: Là hình thức giáo viên sử dụng các phƣơng tiện trực quan để dạy học thông qua việc cung cấp thông tin mới hoặc minh họa. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh khai thác kiến thức về nội dung giáo dục từ phƣơng tiện trực quan thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở hoặc dùng phƣơng tiện trực quan để minh họa cho một hiện tƣợng, một vấn đề liên quan.

1.3.4.2. Về hình thức

Hình thức tổ chức giáo dục phòng ngừa TNXH là kiểu chuyển tải nội dung GDPN TNXH đến học sinh THPT. Để thực hiện những nhiệm vụ GDPN TNXH, cần xây dựng các hình thức tổ chức hoạt động. Có nhiều hình thức khác nhau để chuyển tải các nội dung về GDPN TNXH. Việc lựa chọn hình thức nào cho phù hợp tùy thuộc vào từng chủ đề, đối tƣợng học sinh, quy mô, phạm vi tổ chức.

Có 03 hình thức hoạt động cần đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên liên tục trong năm học, một số hoạt động tổ chức cơ bản có thể sử dụng trong nhà trƣờng để giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT.

- Giáo dục phòng ngừa TNXH thông qua tích hợp, lồng ghép vào các môn học; - Phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội;

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)