Thƣờng xuyên cập nhật nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 71)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Thƣờng xuyên cập nhật nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ

tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội là nội dung quan trọng trong chƣơng trình giáo dục ở các cấp học hiện nay theo yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách, nâng cao khả năng phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh. Ngoài ra giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội còn giúp cho CBGV, phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội khác có động cơ muốn tham gia tích cực vào giáo dục học sinh về các tệ nạn xã hội nguy hiểm hiện nay. Qua đó phát triển đƣợc ý thức trách nhiệm và quan tâm sâu sắc đối với các vấn đề về tệ nạn xã hội và phòng ngừa tệ nạn xã hội.

Thƣờng xuyên cập nhật nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT nhằm tránh sự đơn điệu, nhàm chán, lặp đi lặp lại trong quá trình dạy và học và giáo dục của giáo viên, tạo đƣợc sự hứng thú đối với học sinh, giúp học sinh nhận biết và phòng ngừa các loại tệ nạn xã hội.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Nội dung về thƣờng xuyên cập nhật nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT bao gồm: Đổi mới về hình thức tổ chức trên lớp học cho học sinh theo các tiêu chí sau:

- Theo mục đích và nội dung giáo dục có tổ chức theo hoạt động chủ định của giáo viên hay tổ chức theo nguyện vọng của học sinh.

- Theo không gian dạy học có tổ chức ở trong lớp học và tổ chức ngoài lớp học, - Theo số lƣợng học sinh có tổ chức theo cặp, theo nhóm nhỏ hay nhóm lớn. Đổi mới về mục tiêu giáo dục đối với học sinh, cách bảo vệ phòng ngừa an toàn cho bản thân tránh khỏi tệ nạn xã hội xâm nhập, an toàn cho chính bản thân trong mọi môi trƣờng.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý nhà trƣờng và giáo viên phải xác định đƣợc nhu cầu đổi mới nội dung tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội là một nhu cầu cần thiết và cần phải tiến hành để giúp học sinh trong nhà trƣờng phòng ngừa các loại tệ nạn xã hội xảy ra xung quanh.

Các phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội trƣớc đây không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng cần tiến hành thay đổi hoặc đổi mới hoàn toàn. Cần giảm bớt lý thuyết, thay đổi nội dung giáo dục tăng cƣờng thời gian để học sinh đƣợc học những kỹ năng sống thay vì nhồi nhét kiến thức lý thuyết sách vở, học sinh có thêm thời gian để có thể ra ngoài thiên nhiên, tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu xã hội, có nhiều thời gian cho học sinh học cách ứng xử với nhau làm sao cho học sinh có cuộc sống không căng thẳng nhƣ bây giờ. Giáo viên xác định và nắm bắt đƣợc tâm lý của học sinh để hƣớng dẫn cho học sinh với những phƣơng thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội mới của giáo viên. Cần có sự phân loại học sinh trong quá trình đổi mới nội dung.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Năng lực quản lý nhà trƣờng sẽ quyết định đến việc đổi mới nội dung tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội.Nhà trƣờng phải xác định hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục cho học sinh theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới. Năng lực giáo dục và dạy học của giáo viên trong nhà trƣờng.

Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng đáp ứng.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác ồi dƣỡng cho GV về đổi mới phƣơng pháp, hình thức giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này là nhằm bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên về đổi mới phƣơng pháp, hình thức giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh.

Thu hút tất cả các em tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh, từ đó mà tránh xa các tệ nạn xã hội. Thông qua tập thể để phát hiện những cá nhân tích cực nhằm nêu gƣơng, động viên học sinh khác học tập, đồng thời phát hiện những cá nhân học sinh vi phạm tệ nạn xã hội để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn, giúp đỡ các em từ bỏ.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thực tế điều tra học sinh cho thấy các nhà trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam chủ yếu thực hiện thông qua một số hình thức sau: dạy lồng ghép nội dung phòng ngừa tệ nạn xã hội vào các môn học nhƣ môn Giáo dục công dân, môn Sinh học.., dán panô, khẩu hiệu; tuyên truyền qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, thi tìm hiểu về pháp luật, đóng tiểu phẩm, vẽ tranh,… Các hoạt động này cũng chỉ tập

trung vào những tháng, ngày cao điểm. Do vậy, Hiệu trƣởng cần quan tâm chỉ đạo giáo viên áp dụng nhiều hơn nữa các hình thức giáo dục khác nhau phù hợp từng nội dung kiến thức phòng ngừa tệ nạn xã hội. Dƣới đây là một số hình thức mà Hiệu trƣởng cần lƣu tâm trong quá trình chỉ đạo giáo viên làm công tác này nhƣ:

*Quản lý hoạt động dạy lồng ghép

Trên cơ sở các kiến thức về tệ nạn xã hội, Hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn xác định phần kiến thức nào liên quan đến bộ môn do tổ, nhóm phụ trách. Căn cứ vào đó, Hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ, nhóm xác định mục đích yêu cầu, nội dung và phƣơng pháp lồng ghép. Do đặc trƣng từng môn học nên chỉ có một số môn có cơ hội lồng ghép nhƣ: Ngữ văn, Sinh học, …Để giáo viên bộ môn thực hiện hiệu quả, linh hoạt việc lồng ghép, hiệu trƣởng cần lƣu ý giáo viên thực hiện lồng ghép theo cách thức sau:

+ Khi dạy một số vấn đề của nội dung một môn học nào đó có thể liên hệ đến một vài khía cạnh của tệ nạn xã hội và phòng ngừa tệ nạn xã hội . Ví dụ khi dạy bài “Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật giáo viên có thể liên hệ cho học sinh thực hiện luật phòng chống ma túy, luật giao thông, …

+ Đƣa một vài đơn vị kiến thức về tệ nạn xã hội và phòng ngừa tệ nạn xã hội vào nội dung của một bài học thích hợp. Ví dụ khi dạy bài “Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh , giáo viên có thể đƣa kiến thức về tác hại của tình bạn khác giới khi đi quá giới hạn tình bạn, từ đó điều chỉnh, định hƣớng các em về tình cảm và hành vi trong quan hệ với bạn khác giới nhằm xây dựng mối tình cảm trong sáng, lành mạnh, đúng mực của các em học sinh lứa tuổi THPT.

+ Cấu trúc lại nội dung bài học, bổ sung thêm đơn vị kiến thức giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội vào bài học và đƣa đơn vị kiến thức này trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học. Ví dụ dạy tiết Tập làm văn “Nghị luận về một sự việc, hiện tƣợng đời sống , giáo viên có thể ra đề bài nhƣ sau: “Hiện nay trò chơi điện tử đang cuốn hút rất nhiều học sinh tham gia. Em hãy viết một bài văn nghị luận về hiện tƣợng này và khuyên các bạn không nên quá ham mê điện tử mà quên mất nhiệm vụ học tập của ngƣời học sinh . Với đề bài này, giáo viên rất dễ dàng đƣa các kiến thức về trò chơi điện tử (khái niệm, hình thức, tác hại,…) từ đó giáo dục các em ý thức tránh xa trò chơi điện tử và tập trung vào học tập và chơi các trò chơi lành mạnh, bổ ích...

* Tổ chức các buổi tọa đàm

- Tổ chức cho học sinh nghe nói chuyện về các tệ nạn xã hội và tác hại của nó, về tình hình tệ nạn xã hội ở địa phƣơng và nguy cơ xâm nhập vào nhà trƣờng. Ngƣời nói chuyện phải là những nhà nghiên cứu về tệ nạn xã hội, là công an phụ trách công tác

phòng ngừa tệ nạn xã hội, là các chuyên gia tâm lý, các bác sĩ chuyên chữa các bệnh liên quan đến tệ nạn xã hội, các chuyên viên giáo dục phụ trách về tệ nạn xã hội,….

Mục đích các buổi nói chuyện là giúp các em nhận biết kiến thức sâu hơn về các tệ nạn xã hội, hiểu tác hại và cách để phòng ngừa cho chính bản thân.

* Tổ chức các cuộc thi, sinh hoạt ngoại khóa

- Tổ chức hội thi thuyết trình, hùng biện trong phạm vi toàn trƣờng nhằm tìm ra các tuyên truyền viên tích cực cho công tác này. Hội thi này vừa tạo đƣợc không khí thi đua, tìm hiểu và sự tham gia của các thành viên trong lớp học nhằm chọn cử đại diện tham gia, vừa rèn cho các em khả năng thuyết trình, phát triển ngôn ngữ nói.

- Thi sáng tác tranh ảnh, viết văn, thơ, soạn kịch bản đề tài phòng ngừa tệ nạn xã hội.

- Thi văn nghệ: múa hát, đóng kịch, kể chuyện ,… - Thi hái hoa dân chủ tìm hiểu về tệ nạn xã hội

- Thi nhấn chuông “ai nhanh trả lời các câu hỏi về Luật phòng chống các tệ nạn: ma tuý, mại dâm, cờ bạc,…

- Tổ chức Câu lạc bộ phòng ngừa tệ nạn xã hội học đƣờng

- Lập địa chỉ thƣ điện tử hoặc mở hòm thƣ kín tại trƣờng tƣ vấn sức khoẻ, tình bạn, tố giác những học sinh vi phạm, giải đáp những thắc mắc của học sinh,…

- Tổ chức kí cho 100% học ính và gia đình cam kết “Nói không với TNXH . - Tổ chức tuyên truyền phòng ngừa tệ nạn xã hội định kì hàng tuần, tháng vào các giờ ra chơi, sinh hoạt dƣới cờ, sinh hoạt lớp,…

- Bố trí tủ sách riêng về phòng ngừa tệ nạn xã hội trong thƣ viện trƣờng để các em tự đọc, nghiên cứu. Để tủ sách này thực sự hấp dẫn các em, nhà trƣờng cần có kế hoạch bổ sung liên tục các tài liệu có liên quan thông qua các hình thức mua, sƣu tầm, huy động sự quyên góp từ học sinh, cán bộ giáo viên, công nhân viên,…

- Dán panô, áp pich, tờ rơi, tranh ảnh cổ động,... do chính học sinh trong trƣờng vẽ đề tài phòng ngừa tệ nạn xã hội.

- Tổ chức cho học sinh thi làm các mẫu vật, biểu bảng, sơ đồ,… liên quan đến các kiến thức về tệ nạn xã hội.

- Thi thiết kế, biểu diễn thời trang đề tài phòng ngừa tệ nạn xã hội.

Mỗi hình thức có những ƣu điểm và tồn tại khác nhau, khi chỉ đạo, hiệu trƣởng cần nhấn mạnh việc lực chọn hình thức nào cho phù hợp với nội dung, với tâm lý học sinh, với khả năng và điều kiện thực tế của trƣờng, lớp. Tất nhiên việc lực chọn phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản nhƣ: chuyển tải và khắc sâu đƣợc kiến thức, tác dụng giáo

dục cao, hấp dẫn và lôi cuốn tất cả học sinh. Ngoài các hình thức giáo dục mang đề tài phòng ngừa tệ nạn xã hội, Hiệu trƣởng cũng nên quan tâm chỉ đạo giáo viên và Đoàn, Đội tổ chức các Câu lạc bộ em yêu thích (các môn văn hoá, năng khiếu, thể dục,…), các sân chơi theo các chƣơng trình truyền hình (chiếc nón kì diệu, vƣợt qua thử thách, ai là triệu phú,..), tìm hiểu khoa học, tìm hiểu con ngƣời, văn hóa Quảng Nam, giao lƣu văn hoá, văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao, vệ sinh trƣờng lớp, khu dân cƣ,.… Những hoạt động này sẽ thu hút sự ham mê, gắn bó của các em với nhà trƣờng, kích thích sự tìm tòi, hiểu biết, khám phá thế giới của lứa tuổi THPT. Đây cũng là một con đƣờng gián tiếp giúp các em tránh xa TNXH.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện thành công và có hiệu quả biện pháp này, Hiệu trƣởng cần quan tâm tới các điều kiện sau:

- Ngƣời xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phải am hiểu lý thuyết về các hình thức hoạt động và vận dụng một cách sáng tạo, khéo léo vào thực tế. Muốn vậy, Hiệu trƣởng phải tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn cho cán bộ giáo viên, công nhân viên trong trƣờng về các hình thức giáo dục.

- Bố trí đƣợc thời gian biểu để các hoạt động này đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, có nền nếp.

- Các trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí phải đƣợc trang bị đầy đủ thì mới tổ chức đƣợc các hình thức hoạt động khác nhau nhằm thu hút học sinh tham gia.

- Cán bộ giáo viên, công nhân viên và các lực lƣợng giáo dục ủng hộ và hƣởng ứng, tham gia.

3.2.4. Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực sinh các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Đây là bƣớc đƣợc xem là cuối cùng hay còn gọi là giai đoạn hoàn tất một quy trình quản lý giáo dục để chuẩn bị cho một quy trình mới. Mục tiêu của biện pháp này là đƣa ra đƣợc những con số thể hiện kết quả tức là số lƣợng và chất lƣợng hoạt động của cả cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh, chỉ ra cái đƣợc và cái chƣa đƣợc, những kinh nghiệm hay và bổ ích của mỗi biện pháp để phát huy và những hạn chế cần khắc phục cho những năm học sau khi tiếp tục thực hiện giáo dục học sinh phòng ngừa tệ nạn xã hội.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Khi chỉ đạo biện pháp này, Hiệu trƣởng cần lƣu tâm một số nội dung sau: - Xây dựng đƣợc kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá, rút kinh

nghiệm, tuyên dƣơng, khen thƣởng. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ: mục tiêu, nội dung công việc, thời gian, tiêu chí đánh giá, phân công ngƣời phụ trách, chỉ tiêu và tiêu chuẩn khen thƣởng,…

- Việc kiểm tra, giám sát phải mang tính thời sự tức là thƣờng xuyên, liên tục, kịp thời từ thực trạng ban đầu, đến tiến độ thực hiện và kết thúc hoạt động. Có nhƣ vậy mới đảm bảo nắm bắt kịp thời diễn biến, thực trạng kế hoạch và điều chỉnh kịp thời những sai sót, lệch lạc.

- Việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm nên quy định theo học kì và năm học để có những bài học cho những học kì và năm học tiếp theo. Trong tổng kết, đánh giá cần có thái độ khách quan, công bằng, tránh bới móc hoặc hạ thấp uy tín lẫn nhau.

- Nội dung đánh giá, tổng kết: Việc xây dựng kế hoạch của Hiệu trƣởng; các biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng; đánh giá nhận thức, năng lực, tổ chức dạy học, tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục của cán bộ giáo viên, nhân viên; đánh giá chƣơng trình; đánh giá việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục; đánh giá về cơ sở vật chất và trang thiết bị, kinh phí; đánh giá các kết quả giáo dục đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc;…

- Hình thức tổ chức tổng kết, đánh giá: tổ chức hội nghị giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.

- Trong tổng kết cần phải cụ thể hóa các kết quả, các cá nhân, tập thể đạt thành tích. Trên cơ sở kết quả cần có động tác so sánh, đối chiếu nhằm tuyên dƣơng, khen thƣởng những tập thể và các nhân điển hình nhằm tạo tâm lý phấn khởi, tự hào và tiếp tục phấn đấu nhiều hơn của ngƣời đạt thành tích đồng thời kích thích thi đua của các tập thể, cá nhân khác.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhân lực: xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên có kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)