Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 87 - 134)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm

* Kháo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục PNTNXH cho học sinh các trường THPT huyện Đông Giang

Bảng 3.1: Bảng khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục PNTNXH cho học sinh STT Các biện pháp ĐTB Tính cấp thiết (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

3,68 68,4 31,6 0 0

2

Thƣờng xuyên cập nhật nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể.

3 3

Đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng cho GV về đổi mới phƣơng pháp, hình thức giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang

3,05 16,3 72,4 11,3 0

4

4

Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực

3,01 14,3 72,4 14,3 0

5 5

Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng cùng tố chức hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

3,03 14,3 74,4 14,3 0

6

Tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

3,03 15,3 72,5 15,3 0

Nhận xét: Kết quả bảng 3.1 cho thấy đa số các ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang là cấp thiết, tuy nhiên mức độ đánh giá cao, thấp khác nhau nhƣ sau:

- Biện pháp đƣợc đánh giá với mức độ cấp thiết nhất với ĐTB cao nhất (3,68) đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Với 68,4% lựa chọn là rất cấp thiết và 31,6% lựa chọn là cấp thiết. Điều đó cho thấy, những ngƣời đƣợc hỏi ý kiến đều thấy cần thực hiện tốt các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT thì hoạt động này mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

- Bên cạnh đó biện pháp “Thƣờng xuyên cập nhật nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể. đƣợc đánh giá với mức độ cấp thiết thứ hai với ĐTB là 3,67 (67,3% ý kiến lựa chọn là rất cấp thiết, 32,7% ý kiến lựa chọn là cấp thiết). Bởi vì việc lồng ghép giáo dục PNTNXH trong chƣơng trình giáo dục cần có sự cân đối về thời gian, hình thức, phƣơng pháp thực hiện. Làm tốt việc lồng ghép sẽ giúp cho học

sinh hiểu biết tốt hơn về cách PNTNXH.

- Tuy nhiên, biện pháp “Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực đƣợc đánh giá là ít cấp thiết nhất với ĐTB thấp nhất là 3,01 (trong đó 14,3% ý kiến cho là rất cấp thiết; 72,4% ý kiến cho là cấp thiết và 14,3% ý kiến cho là ít cấp thiết). Có thể một số CBQL, GV cho rằng những biện pháp đang thực hiện trong PNTNXH ở các trƣờng THPT huyện Đông Giang có hiệu quả tốt trong việc giáo dục PNTNXH. Tuy nhiên, hiện nay trƣớc những thay đổi của xã hội có nhiều tác động đến học sinh cho nên việc kịp thời đổi mới đánh giá giáo dục PNTNXH cho học sinh là việc nên thực hiện để có những tác động kịp thời đến học sinh.

* Kháo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục PNTNXH cho học sinh các trường THPT huyện Đông Giang

Bảng 3.2: Bảng khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục PNTNXH cho học sinh các trường THPT huyện Đông Giang

STT Các biện pháp ĐTB Tính khả thi (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Nâng nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

3,63 63,3 36,7 0 0

2

Thƣờng xuyên cập nhật nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể.

3,62 62,2 37,8 0 0

3 3

Đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng cho GV về đổi mới phƣơng pháp, hình thức giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang

2,86 9,2 67,3 23,5 0

4

Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực

5

Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng cùng tố chức hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

3,05 12,2 80,6 7,2 0

6

Tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

3,02 14,3 73,5 12,2 0

Nhận xét: Kết quả bảng 3.2 cho thấy đa số các ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang là khả thi, tuy nhiên mức độ đánh giá cao, thấp khác nhau nhƣ sau:

- Biện pháp đƣợc đánh giá với mức độ khả thi nhất với ĐTB cao nhất (3,63) đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. với 63,3% lựa chọn là rất khả thi và 36,7% lựa chọn là khả thi. Điều đó cho thấy, những ngƣời đƣợc hỏi ý kiến đều thấy biện pháp này có thể thay đổi đƣợc, có thể thực hiện đƣợc nhằm làm cho hoạt động giáo dục PNTNXH đạt đƣợc hiệu quả mong muốn.

- Bên cạnh đó biện pháp “Thƣờng xuyên cập nhật nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể. đƣợc đánh giá với mức độ khả thi cao thứ hai với ĐTB là 3,62 (62,2% ý kiến lựa chọn là rất khả thi, 37,8% ý kiến lựa chọn là khả thi). Bởi vì, CBQL và GV đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động giáo dục PNTNXH đối với học sinh cho nên việc tích cực cập nhật các nội dung hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh đƣợc cho là có thể thực hiện. Thực tế cho thấy, thầy cô thay tích cực thay đổi thì sẽ tạo ra một môi trƣờng giáo dục sáng tạo, hiệu quả.

- Đối với biện pháp “Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực đƣợc đánh giá là ít khả thi nhất với ĐTB thấp nhất là 2,82 (trong đó 2,0% cho là rất khả thi, 77,6% ý kiến

cho là khả thi và 20,4% ý kiến cho là ít khả thi). Kết quả này là hợp lý khi biện pháp này đƣợc đánh giá là ít cấp thiết nhất trong 06 biện pháp giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang. Đông Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có dân số ít, ngƣời dân tộc thiểu số là chủ yếu. Mặc dù, ngƣời dân có đời sống khó khăn, điều kiện công việc không ổn định, việc phối hợp cùng với nhà trƣờng trong công tác giáo dục PNTNXH còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nhƣng về cơ bản, học sinh cac trƣờng THPT trên địa bàn huyện ít tham gia các tệ nạn xã hội. Ngoài một số hiện tƣợng học sinh còn đi xe máy khi chƣa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, một số có hiện tƣợng tảo hôn do những hủ tục của ngƣời bản địa. Về cơ bản, môi trƣờng sống học sinh THPT huyện Đông Giang khá ổn định.

Nhƣ vậy, qua kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Đông Giang cho phép chúng ta tin tƣởng vào tính khách quan và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất.

Tiểu kết chƣơng 3

Kế thừa nghiên cứu lý luận về quản lý, giáo dục THPT, hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đề xuất biện pháp, các biện pháp quản lý đƣợc thiết kế nhằm tác động vào tất cả các thành tố của quá trình giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội từ việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà trƣờng, giáo viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội đến việc tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT. Những biện pháp đề ra có mối quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ nhau để quá trình quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội trong nhà trƣờng đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Cụ thể 6 biện pháp đƣợc đƣa ra đó là:

- Biện pháp 1: Bồi dƣỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

- Biện pháp 2: Tăng cƣờng tổ chức điều chỉnh nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể

- Biện pháp 3: Đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng cho GV về đổi mới phƣơng pháp, hình thức giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

- Biện pháp 4: Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực

- Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng cùng tố chức hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

- Biện pháp 6: Tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Kết quả thăm dò ý kiến các nhóm đối tƣợng đã chứng tỏ rằng các biện pháp mà đề tài đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi. Kết quả khảo nghiệm cũng khẳng định các biện pháp do luận văn đề xuất mang lại hiệu quả cao cho hoạt động quản lý giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THPT nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng THPT hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Tệ nạn xã hội đã và đang tấn công, đe dọa đời sống xã hội nƣớc ta, gây những tác hại nghiêm trọng về mọi mặt và nguy hại hơn nó đã làm biến chất, hƣ hỏng một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của đất nƣớc. Hiện nay, nguy cơ tệ nạn xã hội xâm nhập học đƣờng ngày càng cao, đã và đang gây những ảnh hƣởng xấu tới việc hình thành và phát triển toàn diện của học sinh. Đứng trƣớc thực tế này, phòng ngừa tệ nạn xã hội đã trở thành một nội dung giáo dục mới hết sức cần thiết đối với ngành GD&ĐT. Để góp phần xây dựng một môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đƣợc học tập và rèn luyện thì một trong những yêu cầu đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục quan tâm là tìm ra những biện pháp quản lý hữu hiệu nhất nhằm phòng ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập vào đời sống học đƣờng.

1.2. Qua nghiên cứu thực trạng tệ nạn xã hội và thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội học sinh của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam tôi rút ra kết luận sau:

- Tình hình TNXH trên địa thành phố huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đang diễn ra hết sức phức tạp, đã xuất hiện một số tệ nạn trong đời sống học đƣờng của học sinh THPT.

- Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trƣờng, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau: đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT là tò mò, thích tìm hiểu cái mới; do sự buông lỏng quản lý của gia đình, do tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn tăng nhanh

- Các CBQL và GV trong các nhà trƣờng đã có nhận thức đúng về nguy cơ TNXH xâm nhập vào nhà trƣờng, và có thái độ quan tâm tới công tác giáo dục học sinh phòng ngừa tệ nạn xã hội.

- Hiệu trƣởng các nhà trƣờng đã nhận thức đƣợc vai trò, tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh phòng ngừa tệ nạn xã hội nên nhiều Hiệu trƣởng đã đề ra các biện pháp tích cực, cụ thể để quản lý công tác này.

1.3. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh phòng ngừa TNXH xâm nhập nhà trƣờng của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Vì thời gian và điều kiện có hạn nên việc khảo nghiệm các biện pháp này chƣa đƣợc thực hiện đại trà trong toàn thành phố. Tuy nhiên, qua khảo sát tính phù hợp và khả năng thực thi của 6 biện pháp đã đề xuất từ một số lực lƣợng giáo dục khác nhau (hiệu trƣởng, CBGV, CNV,

HS…), chúng tôi thấy đa số đều đánh giá các biện pháp đã đề ra là phù hợp và có khả năng thực thi cao. Kết quả này đã khẳng định Hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể áp dụng thực hiện các biện pháp quản lý đã đề xuất nhằm giáo dục học sinh phòng ngừa có hiệu quả TNXH xâm nhập vào nhà trƣờng. Để các biện pháp này phát huy hiệu quả đòi hỏi ngƣời Hiệu trƣởng khi chỉ đạo thực hiện các biện pháp phải phối hợp thực hiện đồng bộ, thƣờng xuyên, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tế nhà trƣờng, tạo thêm điều kiện, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, huy động đƣợc sức mạnh của tập thể CBGV, CNV trong trƣờng cũng nhƣ phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng giáo dục bên ngoài nhà trƣờng.

2. KHUYẾN NGHỊ

Qua thực tế điều tra, nghiên cứu đề tài, tôi xin đề xuất một số ý kiến nhỏ với các cấp chính quyền, các ban ngành liên quan nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh phòng ngừa TNXH xâm nhập vào các nhà trƣờng THPT hiện nay:

2.1. Đối với Sở GD&ĐT Quảng Nam

- Có kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, các hình thức tổ chức các hoạt động phòng ngừa TNXH cho giáo viên

- Cung cấp cập nhật thƣờng xuyên các thông tin, tình hình, tài liệu kiến thức liên quan công tác phòng ngừa TNXH trong học đƣờng

2.2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Đông Giang

- Tăng cƣờng công tác chỉ đạo các nhà trƣờng giáo dục học sinh phòng ngừa TNXH, đẩy mạnh phong trào dạy chuyên đề, tổ chức các hội thi, hội diễn… nhằm tạo phong trào thi đua sâu rộng trong các nhà trƣờng.

- Trong tổng kết năm học, cần coi trọng giáo dục học sinh phòng ngừa TNXH là một nội dung đánh giá các nhà trƣờng, cần xếp loại các trƣờng về công tác này, từ đó nhân điển hình để học tập.

2.3. Đối với các cấp chính quyền địa phƣơng và gia đình

- Tăng cƣờng hỗ trợ, đầu tƣ CSVC, trang thiết bị, kinh phí phục vụ giasod ục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 87 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)