Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhàtrƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 76 - 84)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhàtrƣờng

trƣờng cùng tố chức hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Tổ chức công tác giáo dục học sinh không chỉ có giáo viên mà còn rất nhiều lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. Lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng là Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP.HCM,… Lực lƣợng giáo dục ngoài nhà

trƣờng bao gồm: gia đình, chính quyền địa phƣơng, công an, Hội phụ nữ, y tế, Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ,…. Mục tiêu của biện pháp này là huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lƣng vào công tác giáo dục học sinh phòng ngừa TNXH

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a. Phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng:

* Phối hợp với tổ chức Công đoàn trƣờng: Công đoàn cơ sở trƣờng học là một tổ chức lớn mạnh nhất trong nhà trƣờng vì nó là tập hợp tất cả lực lƣợng CBGV, CNV trong trƣờng. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công đoàn là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mọi ngƣời trong tổ chức; có quyền tham gia quản lý nhà trƣờng, động viên, khích lệ mọi ngƣời hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và xây dựng tập thể nhà trƣờng đoàn kết, hỗ trợ Hiệu trƣởng tìm ra các phƣơng hƣớng hoạt động phù hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Do vậy, Hiệu trƣởng phải tăng cƣờng phối hợp với tổ chức Công đoàn để phát huy sức mạnh của tổ chức này trong công tác giáo dục học sinh phòng ngừa TNXH xâm nhập vào nhà trƣờng. Nguyên tắc phối hợp: cộng tác trên cơ sở tôn trọng chức năng, nhiệm vụ, vai trò của nhau, không đƣợc làm ảnh hƣởng lẫn nhau, vì nhiệm vụ giáo dục chung. Khi phối hợp với Công đoàn, Hiệu trƣởng cần quan tâm các nội dung sau:

- Bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi đoàn viên, mỗi CBGV, NV trong nhà trƣờng về công tác phòng ngừa TNXH.

- Tăng cƣờng bồi dƣỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho công đoàn viên là giáo viên.

- Thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành: “Kỉ cƣơng, tình thƣơng, trách nhiệm , “Xây dựng nhà trƣờng thân thiện, học sinh tích cực , “Học tập và làm việc theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh ,… Mục đích việc thực hiện các cuộc vận động này là khích lệ, động viên CBGV, NV trong trƣờng sống và làm việc mẫu mực, là tấm gƣơng sáng cho học sinh noi theo, đồng thời có trách nhiệm với học sinh, yêu thƣơng, quan tâm, tìm hiểu tâm tƣ, tình cảm, những biểu hiện bất thƣờng của các em để kịp thời giúp đỡ, hƣớng dẫn các em vƣợt qua những vƣớng mắc, khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập,…

- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt một cách cụ thể trong nội dung giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội. Nhà trƣờng và Công đoàn cần tổ chức những buổi giao lƣu giữa các lực lƣợng trong nhà trƣờng về công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội, tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề vế sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính, tình bạn khác giới tuổi vị thành niên,… Để việc phối hợp có hiệu quả, Hiệu trƣởng cần tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, động viên, khen thƣởng, nhắc

nhở kịp thời để công đoàn hoạt động một cách linh hoạt, chủ động. Ngƣợc lại, công đoàn cần thƣờng xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình phối hợp, chủ động công việc, thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình vận dụng vào thực tế công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội.

b. Phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong trƣờng là tổ chức của thanh niên tiên tiến có nhiệm vụ vận động và thu hút đông đảo đoàn viên tích cực tham gia các hoạt động của nhà trƣờng để góp phần nâng cao chất lƣợng toàn diện; Giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đạo đức, nếp sống văn minh cho học sinh, tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động xã hội để xây dựng nhân cách, đạo đức cho mỗi đoàn viên; phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trƣờng học trong mọi phong trào.

Đội thanh niên tiền phong Hồ Chí Minh là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, với mục tiêu rèn luyện đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, rèn luyện phẩm chất,…

Trong nhà trƣờng, Đoàn, Đội là nơi Ban giám hiệu nhà trƣờng phối hợp để tổ chức thực hiện các phong trào. Đoàn, Đội hoạt động tốt, hiệu quả sẽ góp phần quan trọng việc tổ chức thi đua học tập, rèn luyện tốt cho học sinh. Do vậy, nhiệm vụ giáo dục học sinh phòng ngừa tệ nạn xã hội không nằm ngoài nhiệm vụ của Đoàn, Đội. Khi phối kết hợp với Đoàn, Đội, Hiệu trƣởng cần quan tâm một số nội dung sau:

+ Chỉ đạo Đoàn, Đội xây dựng kế hoạch theo chủ đề năm học, trong đó đƣa giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội thành một nội dung hoạt động của Đoàn, Đội. Trong nội dung này, Đoàn, Đội phải thể hiện cụ thể: mục tiêu, công việc cụ thể, thời gian thực hiện, phân công ngƣời phụ trách, biện pháp, tổng kết, đánh giá,…theo tháng, học kì, năm học. Nội dung giáo dục học sinh phòng ngừa tệ nạn xã hội phải trở thành một tiêu chí để đánh giá chi đội, liên đội.

+ Chỉ đạo Đoàn, Đội thực hiện các hình thức giáo dục khác nhau, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm thu hút tất cả học sinh ở các khối lớp tham gia.

+ Chỉ đạo các hoạt động có tính chất “điểm . Thông thƣờng mỗi học kì nên tổ chức một hoạt động với quy mô toàn trƣờng, tạo thành một phong trào thi đua giữa các lớp nhằm thu hút và gây ấn tƣợng cho học sinh, đồng thời để giáo viên và học sinh các lớp rút kinh nghiệm cho hoạt động phòng ngừa tệ nạn xã hội ở lớp mình.

+ Chỉ đạo Đoàn, Đội giao lƣu với liên đội trƣờng bạn trong cụm nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm phòng chống tệ nạn xã hội lẫn nhau.

+ Chỉ đạo các đội xung kích, Sao đỏ của Liên đội ngoài nhiệm vụ theo dõi, đánh giá nền nếp, kỷ luật,… của các chi đội phải có trách nhiệm theo d i, đánh giá cả hoạt động phòng ngừa tệ nạn xã hội của các lớp tức là theo dõi, phát hiện những học sinh mắc các tệ nạn xã hội, báo về Ban chỉ huy liên đội, giáo viên chủ nhiệm, Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội của trƣờng để ngăn chặn, giáo dục kịp thời.

+ Chỉ đạo Đoàn, Đội đánh giá, xếp loại, khen thƣởng những chi đội và cá nhân đoàn viên, đội viên có thành tích và đóng góp nhiều cho công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội của trƣờng.

c. Phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng

Quá trình hình thành nhân cách học sinh không chỉ trong phạm vi nhà trƣờng mà chịu sự chi phối của các mối quan hệ xã hội. Một mình nhà trƣờng không hể đủ để giúp các em phát triển nhân cách theo hƣớng tích cực mà nhà trƣờng phải phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng ngoài xã hội để chung tay giáo dục các em. Cụ thể là các lực lƣợng sau:

* Gia đình học sinh: Gia đình có rất nhiều thuận lợi trong việc giáo dục con cái. Gia đình là nơi hàng ngày, hàng giờ, từ bé đến lớn và thậm chí là cả cuộc đời các em sinh sống, gần gũi nên gia đình là ngƣời hiểu rất r tâm lý, tính cách, tâm tƣ, tình cảm. Mặt khác, trong gia đình có sự đa dạng về giới tính, tuổi tác, công việc, trình độ, hiểu biết, kinh nghiệm sống,… nên có nhiều thuận lợi để giáo dục các em. Với những yếu tố nhƣ vậy, gia đình thực sự là một môi trƣờng giáo dục quan trọng đối với học sinh. Việc đánh giá vai trò của giáo dục gia đình nhƣ trên không chỉ trên lý thuyết mà thực tế qua điều tra cán bộ giáo viên, nhân viên cho thấy nguyên nhân khiến học sinh mắc tệ nạn xã hội chính là sự buông lỏng giáo dục của gia đình. Nắm chắc vai trò và tầm quan trọng của giáo dục gia đình, ngƣời Hiệu trƣởng phải coi việc phối hợp chặt chẽ với gia đình là một biện pháp quan trọng trong các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh phòng ngừa tệ nạn xã hội. Để hoạt động phối hợp này phát huy tối đa hiệu, Hiệu trƣởng cần:

- Kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức tƣ vấn cho cha mẹ học sinh về:

+ Nguyên tắc giáo dục trong gia đình: Xây dựng không khí gia đình êm ấm, hòa thuận nhằm tạo tâm lý tin tƣởng, yêu thƣơng, chia sẻ giữa các thành viên; Xây dựng đƣợc uy quyền của cha mẹ; tôn trọng nhân cách, nguyện vọng, năng lực của con cái; thống nhất trong gia đình mục đích, phƣơng pháp giáo dục con.

+ Nội dung giáo dục gia đình nhằm phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh: Chỉ rõ những tác hại của tệ nạn xã hội qua việc tìm hiểu các tài liệu và các phƣơng tiện

thông tin hoặc qua các câu chuyện về các đối tƣợng mắc các tệ nạn xã hội trong địa bàn. Giáo dục lối sống lành mạnh, đúng mực;

Đấu tranh, lên án các hành vi của những ngƣời mắc tệ nạn xã hội;

Tuyên truyền về pháp luật của Nhà nƣớc về phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội; Giáo dục các em tình cảm yêu thƣơng, gắn bó với mọi ngƣời, nhất là ngƣời thân trong gia đình, họ hàng, bạn bè;

Giáo dục thái độ yêu lao động và biết lao động;

Giáo dục thể chất, thẩm mỹ tức là dạy các em biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, biết trân trọng, yêu quý và học tập cái đẹp trong cuộc sống .

+ Biện pháp giáo dục con cái trong gia đình: Sự tu dƣỡng đạo đức và lối sống gƣơng mẫu của cha mẹ là một biện pháp hữu hiệu để các em học tập và noi theo. Điều này đƣợc thể hiện bằng lời nói, thái độ, hành động trong sinh hoạt, lao động hàng ngày theo chuẩn mực đạo đức xã hội nhƣ: lòng nhân ái, sự công bằng, say mê lao động, ý thức phấn đấu vƣơn lên, trách nhiệm với gia đình, với công việc, chấp hành pháp luật,… Nếu cha mẹ không gƣơng mẫu, vi phạm pháp luật, lại mắc vào các tệ nạn xã hội sẽ khó giáo dục con, thậm chí làm cho con bắt chƣớc, sa ngã theo con đƣờng của cha mẹ.

Giáo dục con bằng sự khuyên bảo, thuyết phục bằng lí lẽ: Trong giáo dục gia đình truyền thống, cha mẹ thƣờng lấy quyền làm cha, làm mẹ để bắt ép con cái phải theo ý mình. Cách giáo dục này chỉ khiến các em sợ và buộc phải nghe theo, chứ thâm tâm chƣa thoải mái, thậm chí còn chống đối. Để các em thực sự hiểu và nghe theo một cách tự nguyện thì cha mẹ phải dùng lời lẽ khuyên bảo, thuyết phục một cách thấu đáo, có lý, có tình để các em nhận ra lẽ phải và vâng lời. Giáo dục bằng sự rèn luyện thói quen hàng ngày: Tính cách, thói quen, nếp sống của trẻ phải đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên từ khi còn nhỏ. Những hành vi, thái độ, lời nói, cƣ xử, nếp sinh hoạt, … của các em hầu hết đƣợc hình thành và rèn luyện trong cuộc sống gia đình. Do vậy, gia đình cần rèn các thói quen tốt cho các em một cách bền bỉ, thƣờng xuyên từ khi còn nhỏ. Giáo dục con bằng sự chia sẻ, cởi mở, thân tình nhƣ những ngƣời bạn. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi này là luôn cho rằng mình đã lớn, muốn đƣợc đối xử nhƣ ngƣời lớn nhƣng ngƣời lớn lại cho rằng các em vẫn còn là trẻ con. Chính điều này đã gây ra mâu thuẫn, khoảng cách giữa cha mẹ với con cái. Các em không chia sẻ với cha mẹ vì những gì các em nói ra thƣờng bị bố mẹ gạt đi và cho là chuyện trẻ con. Do vậy, bố mẹ và những ngƣời lớn trong gia đình nên có thái độ cởi mở tâm sự, tôn trọng, tìm hiểu con cái để giúp các em giải tỏa những thắc mắc, từ đó giúp các em tháo gỡ khó khăn và tránh đƣợc những hậu quả đáng tiếc.

Giáo dục con bằng cách khen thƣởng, động viên, khích lệ: Trƣớc những thành tích, những việc làm, hành động, lời nói, thái độ,… đúng của con, dù là rất nhỏ, gia đình cũng không nên tiếc lời khích lệ, động viên con. Việc khen ngợi con dù là rất nhỏ sẽ giúp các em có tâm lý, thái độ tích cực, phấn chấn và tiếp tục phát huy ƣu điểm của mình. Giáo dục con bằng phƣơng pháp kỷ luật, trừng phạt: Nếu cha mẹ bỏ qua những sai phạm của con sẽ làm con không sợ và dễ dàng tái phạm. Phƣơng pháp này là cần thiết để nhắc nhở con ghi nhớ lỗi lầm và rút kinh nghiệm cho bản thân.

+ Gia đình phải thƣờng xuyên liên lạc, thông tin với nhà trƣờng để nắm bắt, quản lý con cái. Gia đình cần nắm chắc thời gian biểu ở trƣờng của con, chủ động liên hệ với nhà trƣờng, không nên dễ dàng tin con khi thấy con không đúng lịch. Có thể bất ngờ kiểm tra việc học tập và rèn luyện của con qua bạn bè, thầy cô, qua hàng xóm,… Khi thấy con có những biểu hiện bất thƣờng, gia đình phải thông tin kịp thời với nhà trƣờng và cơ quan chức năng nếu cần thiết để có biện pháp giáo dục kịp thời, ngăn chặn, không để các em sa vào tệ nạn xã hội.

- Nhà trƣờng phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, phải liên lạc thƣờng xuyên với gia đình học sinh, tƣ vấn cho gia đình phƣơng pháp giáo dục, quản lý con theo thời khóa biểu của trƣờng, tổ chức cho gia đình và học sinh ký “Cam kết phòng chống tệ nạn xã hội . Nếu học sinh có những hành vi, lời nói, thái độ không bình thƣờng (Ví dụ: bỏ học, trốn tiết, ngủ gật, không hoàn thành bài vở ở nhà và trên lớp,…), nhà trƣờng bằng mọi cách phải thông tin với gia đình, cùng gia đình tìm hiểu nguyên nhân, thống nhất mục đích, hành động, nội dung, phƣơng pháp giáo dục. Sự phối hợp này càng chặt chẽ, đồng bộ bao nhiêu thì kết quả giáo dục học sinh phòng ngừa tệ nạn xã hội càng hiệu quả bấy nhiêu.

*Phối hợp với cơ quan công an: Công an là cơ quan chức năng Nhà nƣớc trực tiếp đấu tranh phòng chống các TNXH nên sẽ hỗ trợ rất lớn các nhà trƣờng trong công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội trƣờng học. Khi phối hợp với cơ quan công an, Hiệu trƣởng cần chú ý các nội dung sau:

- Đề nghị cơ quan công an tăng cƣờng điều tra, xử lý các tụ điểm tệ nạn xã hội nhƣ hàng quán điện tử, karaoke, …; không để hàng quán bán rƣợu bia, thuốc lá bán quanh cổng trƣờng; ngăn chặn hiện tƣợng một số thanh niên hƣ tụ tập, đe doạ, lôi kéo, trấn lột học sinh trong trƣờng.

- Thông qua cơ quan công an, cụ thể là công an địa phƣơng để thu thập thông tin về những học sinh có dấu hiệu mắc các tệ nạn xã hội để thông báo về gia đình, từ đó kết hợp để giáo dục các em.

của bọn xấu, từ đó hƣớng dẫn các em cách phòng chống và có hiệu quả nhất.

- Tổ chức để Ban chỉ đạo và cán bộ giáo viên, nhân viên của trƣờng nghe công an tƣ vấn cách xây dựng kế hoạch, cách theo dõi và phát hiện những học sinh có nghi vấn, cách giải quyết các tình huống xảy ra với các đối tƣợng học sinh vi phạm hoặc đối tƣợng bên ngoài vào trƣờng gây rối,…

- Đề nghị công an theo dõi, bắt và xử lý nghiêm minh những đối tƣợng thƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)