Quản lý các điều kiện giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 43)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.6. Quản lý các điều kiện giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

- Kiểm tra đánh giá kỹ năng về giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT.

- Kiểm tra đánh giá thái độ về giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT. Căn cứ vào thực tiễn của địa phƣơng và thực tiễn, đặc điểm học sinh của các trƣờng THPT khác nhau sẽ xây dựng những cách thức thực hiện đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT khác nhau. Tuy nhiên, cách thức đánh giá cần đƣợc chia thành các mức độ cụ thể nhƣ sau:

- Kiểm tra đánh giá định k ; - Kiểm tra đánh giá đột xuất; - Kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên.

1.4.5. Quản lý các lực lượng giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT

Lực lƣợng GD ở đây bao gồm lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng. Lực lƣợng GD trong nhà trƣờng là: Đoàn thanh niên, Công đoàn, ... Lực lƣợng GD ngoài nhà trƣờng là: CMHS, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể của địa phƣơng nhƣ: UBND, Công an, y tế, Hội chữ thập đỏ, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội ngƣời cao tuổi,... Các lực lƣợng GD trên dựa vào thế mạnh của mình để hoạt động một cách hiệu quả nhất công tác phòng chống TNXH. Tuy nhiên để tạo sức mạnh tổng hợp thì các lực lƣợng trên phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phƣơng pháp GD và có sự phối kết hợp chặt chẽ, kịp thời, cộng đồng trách nhiệm, trong đó nhà trƣờng và gia đình là hai lực lƣợng quan trọng, cơ bản, thì mới thực sự đem lại kết quả mong muốn.

1.4.6. Quản lý các điều kiện giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THPT THPT

Điều kiện phục vụ GD bao gồm: nhân lực (đội ngũ GV, tuyên truyền viên, các chuyên gia), kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhƣ: phòng học, loa đài, tranh ảnh, băng hình, tài liệu, tủ sách pháp luật, các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các nguồn thông tin ,... Các trang thiết bị dạy học chính là “công cụ lao động của ngƣời giáo viên giảng dạy và là “công cụ nhận thức của học sinh . Nó cụ thể hoá nội dung dạy học và phƣơng pháp dạy học, đóng vai trò là “cầu nối để giáo viên, học sinh cùng hành động tƣơng hợp với nhau chiếm lĩnh đƣợc nội dung đào tạo, thực hiện mục tiêu đào tạo. Để các trang thiết bị này phục vụ công tác phòng ngừa sự xâm nhập của

tệ nạn xã hội vào trƣờng học, ngƣời sử dụng (GV là chính) cần đƣợc tập huấn sử dụng và khai thác công năng một cách tối đa. Bên cạnh những trang thiết bị đƣợc cung cấp, nhà trƣờng phải huy động các lực lƣợng hỗ trợ hoặc sáng tạo sao cho phù hợp với thực tế cũng nhƣ nội dung, phƣơng pháp nhằm phục vụ một cách hiệu quả công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội cho HS trong trƣờng THPT.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trƣờng mầm non

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội)

Hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH đƣợc diễn ra trong và ngoài nhà trƣờng, để thực hiện hoạt động này đạt hiệu quả thì nhận thức của lực lƣợng giáo dục có ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình tổ chức. Lực lƣợng giáo dục bao gồm: CBQL, giáo viên, phụ huynh, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trƣờng.

CBQL phải là ngƣời đi đầu trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH, nếu nhận thức không đúng đắn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của hoạt động thì không thể điều hành các thành viên trong nhà trƣờng thực hiện tốt công tác giáo dục phòng ngừa TNXH.

Giáo viên là những ngƣời trực tiếp chỉ đạo, điều hành, tổ chức các hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh, vì vậy mỗi giáo viên cần phải nêu cao nhận về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH trong giáo dục nhà trƣờng. Đây là nhân tố cùng với quá trình dạy học để hình thành nhân cách của học sinh. Giáo viên không nhận thức đầy đủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục TNXH , gây nhàm chán cho học sinh THPT.

Công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trƣờng và phụ huynh học sinh THPT là công tác thƣờng xuyên liên tục, nhà trƣờng và phụ huynh là cầu nối để giáo dục học sinh hình thành nhân cách, hình thành thái độ, ý thức, hành động. Cho nên, ở bất k nhà trƣờng nào, nếu công tác phối hợp đƣợc thực hiện tốt thì hiệu quả công tác giáo dục của nhà trƣờng ngày càng tiến bộ và ngƣợc lại.

Hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH đƣợc tổ chức rộng rãi trong nhà trƣờng và ngoài xã hội, chính vì vậy, để hoạt động có hiệu quả nhất thiết các nhà trƣờng cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trƣờng và ngoài nhà trƣờng, đặc biệt là sự phối hợp với các tổ chức và các đoàn thể địa phƣơng. Thực hiện tốt công tác này sẽ mang tính hiệu quả giáo dục xã hội rất cao, đồng thời tranh thủ đƣợc sự ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chất của đông đảo các ban ngành, hội đoàn thể của địa phƣơng.

Nhận thức của các lực lƣợng giáo dục trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phù hợp mang lại hiệu quả giáo dục. Ngƣợc lại, nếu nhận thức của các lực lƣợng giáo dục không đúng sẽ dẫn tới việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức sai lầm hay việc thực hiện qua loa, hình thức, hiệu quả giáo dục thấp.

1.5.1.2. Ý thức giáo dục của gia đình, cha mẹ học sinh

Giáo dục là sự kết hợp hài hòa giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Trong đó gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lƣợng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trƣờng) là lực lƣợng quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện đối với học sinh THPT. Gia đình nào có ý thức đúng trong việc phối hợp với nhà trƣờng, xã hội trong giáo dục phòng ngừa TNXH cho con em mình thì quá trình giáo dục có điều kiện thuận lợi đạt mục tiêu đề ra một cách cao nhất. Ngƣợc lại, gia đình nào nhận thức chƣa đúng, chƣa đầy đủ, phó mặc việc giáo dục phòng ngừa TNXH cho nhà trƣờng, cho xã hội thì quá trình giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

1.5.1.3. Năng lực, phẩm chất của người thực hiện chương trình giáo dục phòng ngừa TNXH

Hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH đa dạng và phong phú với nhiều nội dung khác nhau và luôn ở trạng thái động từ nội dung đến hình thức, do đó đòi hỏi ngƣời thực hiện phải có năng lực đặc trƣng; hiểu biết nhiều lĩnh vực, năng lực thiết kế bài học (lựa chọn nội dung, hình thức, phƣơng pháp), tìm kiếm các biện pháp thực hiện chƣơng trình, năng lực tổ chức hoạt động, tiếp cận và huy động các lực lƣợng giáo dục cùng tham gia, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo luôn có ý thức tìm kiếm cái mới…

Năng lực tổ chức điều hành các hoạt động của giáo viên là yếu tố quan trọng trong hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH, đồng thời cần có sự kết hợp với tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng.

Hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH với đặc trƣng là các giờ học “lồng ghép , “tích hợp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhƣng lại khó “ép các thành viên tham gia nên đòi hỏi ngƣời thực hiện ngoài việc thực hiện đúng chƣơng trình còn phải biết vận dụng linh hoạt kiến thức của nhiều môn học để tạo cho tiết học sinh động, phong phú cuốn hút các thành viên tham gia. Muốn làm đƣợc điều đó, ngƣời thực hiện cần phải có năng lực, có kinh nghiệm, có uy tín.

Trong thực tế hiện nay, giáo viên chƣa đƣợc đào tạo bài bản để thực hiện chƣơng trình hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH, vì vậy, nhiều ngƣời còn hạn chế trong

kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho học sinh THPT. Nhiều giáo viên chƣa coi trọng hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH, dẫn tới tƣ tƣởng ngại làm, ngại suy nghĩ tìm tòi.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước hay mỗi địa phương (theo đặc thù từng địa phương) có ý nghĩa là tiền đề cho việc huy động nguồn lực xã hội trong thực hiện giáo dục phòng ngừa TNXH có đƣợc thực hiện và thực hiện một cách thuận lợi hay không. Giáo dục phòng ngừa TNXH chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp, thƣờng xuyên của Đảng, sự quản lí chặt chẽ của Nhà nƣớc. Ngoài ra, ngành GD&ĐT đóng vai trò chủ động nòng cốt trong việc huy động sự tham gia phát triển giáo dục. Năng lực huy động sự tham gia phát triển giáo dục của ngành GD&ĐT quyết định việc huy động nguồn lực xã hội trong phát triển giáo dục có đƣợc triển khai thực hiện hay không; thực hiện có đúng chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, tuân thủ pháp luật và đảm bảo nguyên tắc không. Năng lực huy động sự tham gia phát triển giáo dục của ngành GD&ĐT thể hiện ở những tham mƣu, đề xuất của ngành với Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng; ở việc phối hợp với các ngành trong tổ chức thực hiện, ở kết quả thực hiện. Quyết định năng lực này của ngành là nguồn nhân lực của ngành.

1.5.2.2. Nhận thức và tham gia phát triển giáo dục của các tổ chức xã hội

Nhận thức các tổ chức (các ngành nhƣ Y tế, Công an, Lao động thƣơng binh &xã hội, các tổ chức đoàn thể nhƣ Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện vv…) có ý nghĩa quan trọng đối với việc huy động nguồn lực xã hội giáo dục phòng ngừa TNXH. Nhận thức đúng của các tổ chức xã hội sẽ có tác động lan tỏa tới hội viên, đoàn viên, thành viên của mỗi tổ chức. Khi có nhận thức đúng, các tổ chức, mỗi đoàn viên, hội viên, thành viên của tổ chức sẽ có hành động thiết thực cùng với ngành GD&ĐT, nhà trƣờng đóng góp và huy động nhân lực, vật lực, tài chính… làm cho hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT.

1.5.2.3. Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trƣờng kinh tế - xã hội ảnh hƣởng tới công tác giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT thể hiện ở chỗ: Môi trƣờng xã hội ổn định, kinh tế phát triển, thu nhập dân cƣ cao, đời sống ngƣời dân ngày càng đi lên, có thời gian chăm sóc, quan tâm đến con cái, phụ huynh tích cực phối hợp với nhà trƣờng sẽ giúp cho hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH thuận lợi. Ngƣợc lại, môi trƣờng xã hội không ổn định, kinh tế kém phát triển, đời sống ngƣời dân khó khăn, không ổn định thì nguy cơ dẫn tới sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội trong môi trƣờng giáo dục học sinh THPT.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, hoạt động rèn luyện kĩ năng cho học sinh về phòng chống TNXH tại các trƣờng THPT. Đó chính là cơ sở để tìm hiểu thực trạng quản lí việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh về phòng chống các tệ nạn xã hội ở các trƣờng THPT huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam và từ đó có thể đề xuất những biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh về phòng chống các tệ nạn xã hội ở các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)