Khái quát về quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 46)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát về quá trình khảo sát

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cho học sinh về phòng ngừa tệ nạn xã hội ở các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất biện pháp nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động giáo dục cho học sinh về phòng ngừa các tệ nạn xã hội.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV, PHHS về hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

- Khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

- Khảo sát hực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

- Khảo sát thực trạng về phƣơng pháp, hình thức hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

- Khảo sát thực trạng điều kiện hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

- Khảo sát thực trạng kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

- Khảo sát thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

- Khảo sát thực trạng quản lý thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

- Khảo sát thực trạng quản lý các phƣơng pháp, hình thức hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

- Khảo sát thực trạng quản lý điều kiện hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

- Khảo sát thực trạng quản lý tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát

Để khảo sát, điều tra thực trạng, chúng tôi sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên dạy tại các trƣờng THPT huyện Đông Giang. Phiếu đánh giá có 4 mức độ:

+ Đối với mức độ cần thiết là: Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết; Không cần thiết. + Đối với mức độ thực hiện là: Rất thƣờng xuyên; Thƣờng xuyên; Thỉnh thoảng; Chƣa thực hiện.

+ Đối với kết quả thực hiện là: Tốt; Khá; Trung bình; Yếu. Kết quả khảo sát đƣợc nhập vào phần mềm SPSS và xử lý.

Căn cứ trên giá trị trung bình chúng tôi đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các tiêu chí nhƣ sau:

Các mức độ Thang điểm quy ƣớc Điểm trung bình

Yếu/Không cần thiết/Chƣa thực hiện 1 điểm 1- 1,80 điểm Trung bình/Ít cần thiết/Thỉnh thoảng 2 điểm 1,81 – 2,60 điểm Khá/Khá cần thiết/Thƣờng xuyên 3 điểm 2,61 – 3,40 điểm Tốt/Cần thiết/Rất thƣờng xuyên 4 điểm 3,41- 4,20 điểm

- Mục đích điều tra bảng hỏi: Nhằm thu thập thông tin định lƣợng về hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh THPT và công tác quản lý hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh THPT.

- Nội dung điều tra bảng hỏi: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của luận văn, chúng tôi thiết kế bảng hỏi nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh THPT và công tác quản lý hoạt động hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh THPT tại huyện Đông Giang. Bảng hỏi điều tra đƣợc phát cho CBQL, GV giảng dạy và PHHS tại các trƣờng mầm non với các nội dung chủ yếu sau: thực trạng mục tiêu GDPNTNXH; nội dung GDPNTNXH; phƣơng pháp và hình thức GDPNTNXH; môi trƣờng điều kiện hoạt động GDPNTNXH; đánh giá – kiểm tra hoạt động GDPNTNXH; thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp GDPNTNXH, điều kiện hoạt động GDPNTNXH và quản lý công tác đánh giá – kiểm tra hoạt động GDPNTNXH.

Chúng tôi xây dựng 04 loại phiếu hỏi:

+ Phiếu hỏi 01: Phiếu hỏi ý kiến CBQL, GV nhằm thu thập ý kiến các vấn đề về thực trạng giáo dục và quản lý hoạt động GDPNTNXH tại các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

Phiếu hỏi 02: Phiếu hỏi ý kiến PHHS nhằm thu thập ý kiến các vấn đề về thực trạng nhận thức và hiểu biết về GDPNTNXH cho học sinh.

phƣơng pháp giáo dục PNTNXH.

Phiếu hỏi 04: Phiếu hỏi ý kiến CBQL,GV và PHHS về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDPNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang.

Kết quả điều tra bảng hỏi đƣợc chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để thống kê và xử lý số liệu theo từng mức đánh giá của từng nội dung. Kết quả khảo sát đƣợc tính thành mức điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC), thống kê và tính toán theo tỷ lệ % để dễ dàng so sánh, đối chiếu.

2.2.4. Kế hoạch tổ chức khảo sát

2.2.4.1. Đối tượng khảo sát

Đối tƣợng khảo sát: 48 CBQL cấp trƣờng và giáo viên dạy tại 2 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Đông Giang là trƣờng THPT Quang Trung và THPT Âu Cơ. Ngoài ra, chúng tôi khảo sát 50 PHHS của 50 học sinh lớp 10, 11, 12 đang theo học tại 02 ngôi trƣờng trên.

2.2.4.2. Thời gian và địa bàn khảo sát

- Thời gian: Từ tháng 04/2020 đến tháng 05/2020.

- Địa bàn khảo sát: 02 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam: THPT Âu Cơ, THPT Quang Trung.

2.2.4.3. Các giai đoạn tiến hành khảo sát

- Giai đoạn 1. Xây dựng công cụ khảo sát

- Giai đoạn 2. Thử nghiệm các công cụ khảo sát và điều chỉnh công cụ cho phù họp với đối tƣợng và vấn đề khảo sát

- Giai đoạn 3. Tổ chức khảo sát

- Giai đoạn 4. Thu thập dữ liệu và phân tích - Giai đoạn 5. Viết báo cáo kết quả xử lý dữ liệu.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện đông giang, tỉnh quảng nam trƣờng THPT huyện đông giang, tỉnh quảng nam

2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT học sinh THPT

Bảng 2.1. Đánh giá mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THPT huyện Đông giang,

tỉnh Quảng Nam STT Đối tƣợng Mức độ nhận thức (%) ĐTB Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 1 CBQL, GV 0 0 47,9 52,1 3,52 2 PHHS 0 0 10,0 90,0 3,9 3 HS 0 0 25,3 74,7 3,64

Nhƣ vậy, qua kết quả khảo sát ở bảng 2.1, nhìn vào điểm trung bình (ĐTB) chúng ta thấy, cả CBQL, GV và PHHS ở mức điểm đánh giá chung là cần thiết cho hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh cac trƣờng THPT. Tuy nhiên, từng đối tƣợng có những kết quả khác nhau trong từng mức độ.

- Đối với CBQL, GV: Hầu hết cán bộ quản lý đều đánh giá việc tổ chức hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh là cần thiết và rất cần thiết, cụ thể có 47,9% CBQL, GV cho là cần thiết và 52,1% cho là rất cần thiết.

- Đối với PHHS: mức độ đánh giá là cần thiết và rất cần thiết. Trong đó, có 10% giáo viên cho là hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh là cần thiết; và 90% đánh giá là rất cần thiết.

- Đối với Hs: mức độ đánh giá cần thiết chiếm tỉ lệ 25,3% và mức độ đánh giá rất cần thiết chiếm tỉ lệ 74,7%.

Tóm lại, qua phân tích trên cho thấy trong nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS tại các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam thì hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT là cần thiết. Hoạt động này giúp cho trẻ phòng tránh đƣợc những tác hại của các tệ nạn xã hội tác động đến học tập và đời sống của học sinh.

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THPT cho học sinh THPT

Để có số liệu đánh giá thực trạng mục tiêu của hoạt động GDPNTNXH cho học sinh tại các trƣờng THPT huyện Đông Giang, chúng tôi đã điều tra lấy ý kiến của 48 CBQL, GV. Kết quả điều tra đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 2.2 nhƣ sau:

Bảng 2.2. Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động GDPNTNXH cho học sinh THPT huyện Đông Giang

STT Mục tiêu ĐTB ĐLC

Mức độ

thực hiện (%) ĐTB ĐLC Kết quả thực hiện (%) Rất TX TX Thỉnh thoảng Chƣa thực hiện Tốt Khá Tr.bình Yếu 1 Giáo dục học sinh biết cách nhận biết các tệ nạn xã hội từ đó các kỹ năng phòng ngừa. 3,0 0,357 6,2 87,6 6,2 0 3,0 0,357 6,2 87,6 6,2 0 2 Giúp học sinh hình thành kỹ năng phòng ngừa TNXH nhằm góp phần xây dựng trƣờng học an toàn 2,9 0,371 0 91,7 6,2 0 2,9 0,371 0 91,7 6,2 2,1 3 Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với cộng đồng cũng nhắm phát huy cao độ tiềm lực của cộng đồng, khơi dậy tính chủ động, tích cực, sự năng động của mọi tầng lớp nhân dân nhằm mục đích mở cửa nhà trƣờng với xã hội bên ngoài, tạo sự gắn bó giữa nhà trƣờng với xã hội, để nhân dân có thể xây dựng, giám sát kiểm tra nhà trƣờng trong giáo dục học sinh. 2,08 0,404 0 12,5 83,3 4,2 2,08 0,404 0 12,5 83,3 4,2

4 Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với cộng đồng cũng nhắm phát huy cao độ tiềm lực của cộng đồng, khơi dậy tính chủ động, tích cực, sự năng động của mọi tầng lớp nhân dân nhằm mục đích mở cửa nhà trƣờng với xã hội bên ngoài, tạo sự gắn bó giữa nhà trƣờng với xã hội, để nhân dân có thể xây dựng, giám sát kiểm tra nhà trƣờng trong giáo dục học sinh. 2,15 0,505 4,2 8,3 85,4 2,1 2,15 0,505 4,2 8,3 85,4 2,1

Nhận xét: : Nhƣ vậy, qua kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy mức độ thực hiện

và kết quả thực hiện giữa các nội dung khảo sát ở từng đối tƣợng đƣợc khảo sát hoàn toàn không có sự chênh lệch. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong kết quả khảo sát ở từng đối tƣợng đƣợc khảo sát. Kết quả cụ thể cho thấy tình hình thực hiện mục tiêu hoạt động GDPNTNXH cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Đông Giang nhƣ sau:

+ Mục tiêu Giáo dục học sinh biết cách nhận biết các tệ nạn xã hội từ đó các kỹ năng phòng ngừa đƣợc đánh giá là thực hiện rất tốt, với mức ĐTB cao nhất là 3,0. Qua đó cho thấy, trong những năm qua các trƣờng THPT ở huyện Đông Giang đã tích cực trong công tác giáo dục PNTNXH cho học sinh với nhiều thức khác nhau và lựa chọn nội dung, phƣơng pháp phù hợp với đặc điểm của học sinh tại địa phƣơng mình. + Tuy nhiên ở mục tiêu “Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với cộng đồng cũng nhằm phát huy cao độ tiềm lực của cộng đồng, khơi dậy tính chủ động, tích cực, sự năng động của mọi tầng lớp nhân dân nhằm mục đích mở cửa nhà trƣờng với xã hội bên ngoài, tạo sự gắn bó giữa nhà trƣờng với xã hội, để nhân dân có thể xây dựng, giám sát kiểm tra nhà trƣờng trong giáo dục học sinh. có ĐTB thấp nhất là 2,08. Điều này đƣợc lý giải là do Đông Giang một huyện miền núi cao, còn nhiều khó khăn,

PHHS đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số ít có thời gian chăm lo cho con cái cho nên việc phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở đây trong hoạt động giáo dục PNTNXH còn hạn chế.

Nhƣ vậy, từ những phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các mục tiêu giáo dục PNTNXH cho học sinh THPT đòi hỏi các nhà quản lý phải đƣa ra các biện pháp hữu hiệu để đem lại hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục. Cần xây dựng hình thức, phƣơng pháp thực hiện phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của CBQL, GV, PHHS và học sinh trong những năm tiếp theo để công tác giáo dục PNTNXH ngày càng hiệu quả hơn.

2.3.3. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT sinh THPT

Hiệu quả của việc tổ chức giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THPT phụ thuộc không chỉ vào mục tiêu giáo dục mà trƣớc hết phải phụ thuộc vào các nguyên tắc lựa chọn và sắp xếp các nội dung của chƣơng trình hoạt động đƣợc quy định bởi lý luận giáo dục hiện đại. Trên thực tế trong hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội không chỉ có nội dung dạy học sinh thế nào là tệ nạn xã hội, nhận biết các dấu hiệu tệ nạn xã hội, giáo dục học sinh cách phòng tránh với các loại tệ nạn xã hội… Nhƣng các trƣờng chƣa mạnh dạn đƣa vào chƣơng trình học chính khóa do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn; do trình độ của giáo viên còn hạn chế nên nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội còn nghèo nàn. Chính vì vậy, việc giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh nói chung, học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam còn nhiều hạn chế. Thực trạng việc thực hiện nội dung giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh đƣợc thể hiện ở bảng khảo sát 2.3 nhƣ sau (khảo sát 48 ngƣời đối tƣợng là CBQL và GV của các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam và 50 PHHS):

Bảng 2.3. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT

STT NỘI DUNG Đối

tƣợng ĐTB ĐLC Mức độ thực hiện (%) ĐTB ĐLC Kết quảthực hiện (%) RTX TX Thỉnh thoảng Chƣa thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Cung cấp kiến thức về giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT CBQL, GV 2,15 0,461 2,1 12,5 83,3 2,1 2,15 0,461 2,1 12,5 83,3 2,1 PHHS 2,32 0,587 4,0 26,0 68,0 2,0 2,32 0,587 4,0 26,0 68,0 2,0

2 Hình thành kỹ năng phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT CBQL, GV 2,17 0,429 0 18,8 79,2 2,1 2,17 0,429 18,8 79,2 2,1 2,17 PHHS 2,42 0,575 2,0 40,0 56,0 2,0 2,42 0,575 2,0 40,0 56,0 2,0 3 Hình thành thái độ đối với các hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT CBQL, GV 3,65 0,610 70,8 22,9 6,3 0 3,65 0,610 70,8 22,9 6,3 0 PHHS 3,54 0,613 60,0 34,0 6,0 0 3,54 0,613 60,0 34,0 6,0 0

Nhận xét: Nhƣ vậy, qua kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy mức độ thực hiện

và kết quả thực hiện giữa các nội dung khảo sát và giữa các đối tƣợng đƣợc khảo sát hoàn toàn không có sự chênh lệch.

Nội dung Hình thành thái độ đối với các hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT đƣợc đánh giá cùng mức độ thực hiện và kết quả thực hiện tốt nhất với ĐTB=3,65. Kết quả đánh giá này cho thấy các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Đông Giang và gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục hình thành thái độ đối với các hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh. Có thể khẳng định, nâng cao thái độ cho học sinh có vai trò quan trọng nhất trong công tác giáo dục phòng ngừa TNXH.

Tuy nhiên ở nội dung “Cung cấp kiến thức về giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT có mức độ thực hiện và kết quả thực hiện thấp nhất ĐTB là 2,15. Kết quả cho thấy, có thể do môi trƣờng trƣờng học ở huyện Đông Giang hiện nay khá an toàn, ít các tệ nạn xã hội cho nên CBQL, GV và PHHS có phần chủ quan, từ đó dẫn tới ít cập nhật và cung cấp các loại kiến thức về giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh. Qua đó, ngành giáo dục, đặc biệt là CBQL, GV cần quan tâm nhiều hơn ở nội dung này trong hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH bởi vì hiện nay có rất nhiều rủi ro, cám dỗ trong đời sống đối với học sinh. Để nâng cao nội dung này thì đòi hỏi CBQL cần tích cực đẩy mạnh các hoạt động thông tin truyền thông về các kỹ năng bảo vệ bản thân, về các khả năng rủi ro có thể xảy ra để xã hội và gia đình nắm bắt đƣợc,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)