Mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 30)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THPT

Các nhà nghiên cứu giáo dục học và xã hội học đều khẳng định: phòng chống các tệ nạn xã hội cho học sinh chính là làm cho môi trƣờng giáo dục trong sạch, lành mạnh vì sự phát triển của nhà trƣờng cũng nhƣ sự phát triển xã hội, đồng thời, sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển xã hội. Điều đó có nghĩa là không thể tách rời giáo dục khỏi đời sống xã hội, giáo dục có bản chất xã hội và là sự nghiệp của toàn xã hội. Chỉ có sự tham gia của toàn xã hội mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lƣợng và hiệu quả trong công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội của nhà trƣờng. Vì thế, để công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập vào trong nhà trƣờng, vào học sinh có hiệu quả thì nhà trƣờng với tƣ cách là một thể chế giáo dục chuyên nghiệp cần đƣa ra các biện pháp giáo dục kết hợp với các lực lƣợng giáo dục trong cộng đồng nhƣ cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể, chính quyền, xã

hội...

Vì vậy, mục tiêu cơ bản và xuyên suốt hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THPT là giáo dục học sinh biết cách nhận biết các tệ nạn xã hội từ đó các kỹ năng phòng ngừa. Bên cạnh đó để giáo dục, phòng chống các tệ nạn xã hội cho học sinh là cần huy động toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nhà trƣờng, bảo vệ học sinh tránh xa khỏi những tệ nạn xã hội.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với cộng đồng cũng nhằm phát huy cao độ tiềm lực của cộng đồng, khơi dậy tính chủ động, tích cực, sự năng động của mọi tầng lớp nhân dân tạo ra những nguồn lực phong phú đa dạng để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nhà trƣờng phát triển nhanh mạnh và vững chắc, phục vụ kịp thời những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và đất nƣớc. Cùng với đó, sự phối hợp giữa hai lực lƣợng này cũng để xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các tầng lớp nhân dân và của từng ngƣời dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trƣờng kinh tế - xã hội lành mạnh thuận lợi trong giáo dục học sinh THPT.

Huy động các lực lƣợng xã hội tham gia đấu tranh, ngăn ngừa tệ nạn xã hội, bảo vệ học sinh là con đƣờng để thực hiện dân chủ hoá giáo dục. Nhằm biến hệ thống giáo dục từ một thiết chế hành chính cô lập thành một thiết chế giáo dục của dân, do dân, vì dân. Khi giáo dục không còn bó hẹp trong giới hạn trách nhiệm của nhà trƣờng, thì vai trò và sự tham gia của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức quần chúng và các lực lƣợng xã hội sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh không khí dân chủ trong giáo dục, tạo thêm động lực để nâng cao chất lƣợng giáo dục trong các nhà trƣờng, những tiêu cực, tồn tại trong giáo dục cũng đƣợc hạn chế, môi trƣờng giáo dục trở nên trong sạch và lành mạnh hơn.

Phối hợp với các lực lƣợng xã hội trong đấu tranh phòng ngừa tệ nạn xã hội còn nhằm mục đích mở cửa nhà trƣờng với xã hội bên ngoài, tạo sự gắn bó giữa nhà trƣờng với xã hội, để nhân dân có thể xây dựng, giám sát kiểm tra nhà trƣờng trong giáo dục học sinh THPT.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)