Tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 84)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã

nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, bổ sung học liệu để tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội là một yêu cầu quan trọng cần phải thực hiện nếu muốn hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội trong nhà trƣờng THPT đạt hiệu quả cao. Bởi hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội trong dạy học ở bậc THPT cần nhiều đồ dùng, phƣơng tiện giúp giáo viên dạy học. Cơ sở vật chất, học liệu đáp ứng sẽ tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt, học sinh đƣợc tiếp xúc với một môi trƣờng giáo dục hoàn toàn đầy đủ và hiện đại. Từ đó nâng cao khả năng nhận thức của học sinh trong khi học.

3.2.6.2. Cách thức thực hiện biện pháp

Thống kê về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong nhà trƣờng. Qua đó liệt kê số cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong nhà trƣờng nhằm có một bản đánh giá toàn diện về thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong nhà trƣờng. Những tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị không đáp ứng yêu cầu hay bị hƣ hỏng nặng cần có kế hoạch khắc phục và tu sửa. Hoạt động thống kê tài sản cần đƣợc tiến hành theo từng đợt, từng học k để kịp thời cập nhật thông tin về chất lƣợng và số lƣợng cơ sở vật chất trong nhà trƣờng.

Lập kế hoạch tu sửa, mua mới tài sản, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học. Kế hoạch này đƣợc lập bởi cán bộ quản lý nhà trƣờng phối hợp với ban tài chính và kế toán nhà trƣờng. Một bản kế hoạch cần định lƣợng số tài sản cần phải tu sửa, thay mới để tiến hành dự trù kinh phí tài chính. Kế hoạch sửa chữa cũng phải đƣợc lập một cách cẩn thận, phân công ngƣời phụ trách r ràng để tránh lãng phí và không sai phạm. Tuy nhiên trong khi tiến hành lập kế hoạch cần phải lƣu ý số lƣợng tài sản, cơ sở vật chất trong nhà trƣờng có thể chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của quá trình dạy học hiện nay nhƣng không đồng nghĩa với việc phải thay mới hoàn toàn mà cần căn cứ vào điều kiện kinh phí của nhà trƣờng để lên phƣơng án tận dụng những cơ sở vật chất đó một cách triệt để.

Xác định những ƣu tiên trong khi đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đó chính là căn cứ vào nhu cầu sử dụng và mục đích giáo dục của đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng để có thể thấy rằng nhu cầu nào là cấp thiết và mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà trƣờng thì tiến hành đầu tƣ trƣớc. Thiết bị dạy học và cơ sở vật chất khi đƣợc đầu tƣ phải đƣợc sử dụng hợp lý, có khoa học và gìn giữ cẩn thận tránh tình trạng hƣ hỏng, sử dụng sai mục đích.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trƣờng nhằm thu hút sự đóng góp trách nhiệm của các thành viên vào trong quá trình xây dựng, đầu tƣ cơ sở vật chất và tài chính cho nhà trƣờng. Nhiệm vụ của lực lƣợng liên đới giáo dục bên ngoài nhà trƣờng rất là quan trọng nhằm hỗ trợ cho nhà trƣờng có động lực đầu tƣ cơ sở vật chất thiết bị dạy học. Đặc biệt là việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên trong nhà trƣờng về sử dụng hiệu quả và thiết thực hệ thống cơ sở vật chất và tài chính trong nhà trƣờng.

Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của hệ thống cơ sở vật chất đã đƣợc đầu tƣ. Qua các phong trào phát động về duy trì và gìn giữ cơ sở vật chất cán bộ quản lý nhà trƣờng phải dựa vào uy tín và trách nhiệm của đội ngũ giáo viên cốt cán để huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trƣờng vào việc đổi mới và sáng tạo quá trình dạy học dựa trên việc đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong nhà trƣờng.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Sự ủng hộ của các lực lƣợng liên đới giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. Kế hoạch sử dụng, tu bổ và sửa chữa cơ sở vật chất đƣợc thiết kế rõ ràng, phù hợp.

3.3. Mối quan hệ giữa các iện pháp

Đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” đã đƣa ra các biện pháp:

- Biện pháp 1: Bồi dƣỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

- Biện pháp 2: Tăng cƣờng tổ chức điều chỉnh nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể

- Biện pháp 3: Đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng cho GV về đổi mới phƣơng pháp, hình thức giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

- Biện pháp 4: Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực

- Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng cùng tố chức hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

- Biện pháp 6: Tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu đã khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Ta thấy rằng, trong điều kiện hiện nay với yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục THPT nói chung và đối với giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội nói riêng cần phải có những biện pháp quản lý hoạt động giáo phòng ngừa tệ nạn xã hội đòi hỏi trình độ quản lý của cán bộ quản lý nhà trƣờng. Các biện pháp này, suy cho cùng có tác động mạnh đến quá trình giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội của nhà trƣờng để đạt hiệu quả giáo dục.

Đặt trong mối quan hệ tổng thể, có thể nói các biện pháp đƣợc đề xuất trong luận văn này chƣa phải là tối ƣu và duy nhất đúng. Mỗi biện pháp giải quyết một khía cạnh đặt ra của quá trình quản lý giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội. Chúng có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ, bổ sung cho nhau để trở nên hoàn thiện. Quá trình tiến hành xử lý các biện pháp không đƣợc tách rời mà chúng phải gắn bó mật thiết với nhau, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp khác.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các iện pháp 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm nhằm xác định tính cấp thiết và tính khả thi của hệ thống các biện pháp giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Đông Giang.

3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm

Khảo nghiệm ý kiến của 48CBQL, GV và 50PHHS của 02 THPT huyện Đông Giang.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của 06 biện pháp sau:

- Bồi dƣỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

- Tăng cƣờng tổ chức điều chỉnh nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể

- Đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng cho GV về đổi mới phƣơng pháp, hình thức giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

- Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực

- Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng cùng tố chức hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

- Tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

3.4.4. Tiến trình khảo nghiệm

- Giai đoạn 1: Tiến hành xây dựng bảng hỏi điều tra về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp GDPNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang; sau đó tiến hành hỏi thử và in bảng hỏi (từ 27/3/2020- 10/4/ 2020).

- Giai đoạn 2: Gửi bảng hỏi điều tra về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp giáo dục PNTNXH cho học sinh đến các đối tƣợng điều tra và thu hồi bản hỏi điều tra (ngày 10/4/2020- 30/4/2020).

- Giai đoạn 3: Xử lí và đánh giá kết quả điều tra về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang (30/4/2020 – 15/6/2020).

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm

* Kháo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục PNTNXH cho học sinh các trường THPT huyện Đông Giang

Bảng 3.1: Bảng khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục PNTNXH cho học sinh STT Các biện pháp ĐTB Tính cấp thiết (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

3,68 68,4 31,6 0 0

2

Thƣờng xuyên cập nhật nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể.

3 3

Đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng cho GV về đổi mới phƣơng pháp, hình thức giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang

3,05 16,3 72,4 11,3 0

4

4

Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực

3,01 14,3 72,4 14,3 0

5 5

Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng cùng tố chức hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

3,03 14,3 74,4 14,3 0

6

Tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

3,03 15,3 72,5 15,3 0

Nhận xét: Kết quả bảng 3.1 cho thấy đa số các ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang là cấp thiết, tuy nhiên mức độ đánh giá cao, thấp khác nhau nhƣ sau:

- Biện pháp đƣợc đánh giá với mức độ cấp thiết nhất với ĐTB cao nhất (3,68) đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Với 68,4% lựa chọn là rất cấp thiết và 31,6% lựa chọn là cấp thiết. Điều đó cho thấy, những ngƣời đƣợc hỏi ý kiến đều thấy cần thực hiện tốt các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT thì hoạt động này mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

- Bên cạnh đó biện pháp “Thƣờng xuyên cập nhật nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể. đƣợc đánh giá với mức độ cấp thiết thứ hai với ĐTB là 3,67 (67,3% ý kiến lựa chọn là rất cấp thiết, 32,7% ý kiến lựa chọn là cấp thiết). Bởi vì việc lồng ghép giáo dục PNTNXH trong chƣơng trình giáo dục cần có sự cân đối về thời gian, hình thức, phƣơng pháp thực hiện. Làm tốt việc lồng ghép sẽ giúp cho học

sinh hiểu biết tốt hơn về cách PNTNXH.

- Tuy nhiên, biện pháp “Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực đƣợc đánh giá là ít cấp thiết nhất với ĐTB thấp nhất là 3,01 (trong đó 14,3% ý kiến cho là rất cấp thiết; 72,4% ý kiến cho là cấp thiết và 14,3% ý kiến cho là ít cấp thiết). Có thể một số CBQL, GV cho rằng những biện pháp đang thực hiện trong PNTNXH ở các trƣờng THPT huyện Đông Giang có hiệu quả tốt trong việc giáo dục PNTNXH. Tuy nhiên, hiện nay trƣớc những thay đổi của xã hội có nhiều tác động đến học sinh cho nên việc kịp thời đổi mới đánh giá giáo dục PNTNXH cho học sinh là việc nên thực hiện để có những tác động kịp thời đến học sinh.

* Kháo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục PNTNXH cho học sinh các trường THPT huyện Đông Giang

Bảng 3.2: Bảng khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục PNTNXH cho học sinh các trường THPT huyện Đông Giang

STT Các biện pháp ĐTB Tính khả thi (%) Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Nâng nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

3,63 63,3 36,7 0 0

2

Thƣờng xuyên cập nhật nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể.

3,62 62,2 37,8 0 0

3 3

Đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng cho GV về đổi mới phƣơng pháp, hình thức giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang

2,86 9,2 67,3 23,5 0

4

Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực

5

Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng cùng tố chức hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

3,05 12,2 80,6 7,2 0

6

Tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

3,02 14,3 73,5 12,2 0

Nhận xét: Kết quả bảng 3.2 cho thấy đa số các ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý giáo dục PNTNXH cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang là khả thi, tuy nhiên mức độ đánh giá cao, thấp khác nhau nhƣ sau:

- Biện pháp đƣợc đánh giá với mức độ khả thi nhất với ĐTB cao nhất (3,63) đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trƣờng THPT huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. với 63,3% lựa chọn là rất khả thi và 36,7% lựa chọn là khả thi. Điều đó cho thấy, những ngƣời đƣợc hỏi ý kiến đều thấy biện pháp này có thể thay đổi đƣợc, có thể thực hiện đƣợc nhằm làm cho hoạt động giáo dục PNTNXH đạt đƣợc hiệu quả mong muốn.

- Bên cạnh đó biện pháp “Thƣờng xuyên cập nhật nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa các tệ nạn xã hội cho học sinh phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể. đƣợc đánh giá với mức độ khả thi cao thứ hai với ĐTB là 3,62 (62,2% ý kiến lựa chọn là rất khả thi, 37,8% ý kiến lựa chọn là khả thi). Bởi vì, CBQL và GV đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động giáo dục PNTNXH đối với học sinh cho nên việc tích cực cập nhật các nội dung hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)