Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 75 - 76)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Tổ chức đổi mới đánh giá giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

sinh các trƣờng THPT theo hƣớng hình thành năng lực

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Đây là bƣớc đƣợc xem là cuối cùng hay còn gọi là giai đoạn hoàn tất một quy trình quản lý giáo dục để chuẩn bị cho một quy trình mới. Mục tiêu của biện pháp này là đƣa ra đƣợc những con số thể hiện kết quả tức là số lƣợng và chất lƣợng hoạt động của cả cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh, chỉ ra cái đƣợc và cái chƣa đƣợc, những kinh nghiệm hay và bổ ích của mỗi biện pháp để phát huy và những hạn chế cần khắc phục cho những năm học sau khi tiếp tục thực hiện giáo dục học sinh phòng ngừa tệ nạn xã hội.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Khi chỉ đạo biện pháp này, Hiệu trƣởng cần lƣu tâm một số nội dung sau: - Xây dựng đƣợc kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá, rút kinh

nghiệm, tuyên dƣơng, khen thƣởng. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ: mục tiêu, nội dung công việc, thời gian, tiêu chí đánh giá, phân công ngƣời phụ trách, chỉ tiêu và tiêu chuẩn khen thƣởng,…

- Việc kiểm tra, giám sát phải mang tính thời sự tức là thƣờng xuyên, liên tục, kịp thời từ thực trạng ban đầu, đến tiến độ thực hiện và kết thúc hoạt động. Có nhƣ vậy mới đảm bảo nắm bắt kịp thời diễn biến, thực trạng kế hoạch và điều chỉnh kịp thời những sai sót, lệch lạc.

- Việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm nên quy định theo học kì và năm học để có những bài học cho những học kì và năm học tiếp theo. Trong tổng kết, đánh giá cần có thái độ khách quan, công bằng, tránh bới móc hoặc hạ thấp uy tín lẫn nhau.

- Nội dung đánh giá, tổng kết: Việc xây dựng kế hoạch của Hiệu trƣởng; các biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng; đánh giá nhận thức, năng lực, tổ chức dạy học, tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục của cán bộ giáo viên, nhân viên; đánh giá chƣơng trình; đánh giá việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục; đánh giá về cơ sở vật chất và trang thiết bị, kinh phí; đánh giá các kết quả giáo dục đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc;…

- Hình thức tổ chức tổng kết, đánh giá: tổ chức hội nghị giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.

- Trong tổng kết cần phải cụ thể hóa các kết quả, các cá nhân, tập thể đạt thành tích. Trên cơ sở kết quả cần có động tác so sánh, đối chiếu nhằm tuyên dƣơng, khen thƣởng những tập thể và các nhân điển hình nhằm tạo tâm lý phấn khởi, tự hào và tiếp tục phấn đấu nhiều hơn của ngƣời đạt thành tích đồng thời kích thích thi đua của các tập thể, cá nhân khác.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhân lực: xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên có kinh nghiệm phụ trách kiểm tra, đánh giá, …

- Xây dựng đƣợc các tiêu chí làm căn cứ để đánh giá mức độ đạt đƣợc của các tập thể, cá nhân.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường thpt huyện đông giang, tỉnh quảng nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)