Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 25)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non

non

1.4.1. Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Trong các hoạt động giáo dục ở trƣờng mầm non thì hoạt động phát triển ngôn ngữ chiếm ƣu thế và đƣợc trẻ yêu thích nhất. Ngôn ngữ có vai trò rất to lớn, là phƣơng tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để trẻ giao lƣu với những ngƣời xung quanh, để tƣ duy, tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, hình thành phát triển nhân cách trẻ. Chính vì vậy mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non đƣợc đề ra cụ thể với các khả năng sau:

- Nghe

+ Nghe các từ chỉ ngƣời, sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát.

+ Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. - Nói

+ Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt.

+ Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau.

+ Sử dụng đúng từ ngữ và câu giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi. + Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện.

+ Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp. - Làm quen với việc đọc, viết

+ Làm quen với cách sử dụng sách, bút.

+ Làm quen với một số kí hiệu thông thƣờng trong cuộc sống. + Làm quen với chữ viết , với việc đọc sách.

Nhƣ vậy, ta có thể thấy mục tiêu phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non tập trung vào phát triển các khả năng: Nghe, nói và làm quen với chữ viết ở trẻ.

1.4.2. Nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

* Nội dung giáo dục chuẩn mực ngữ âm

+ Đặc điểm: Vốn từ tăng nhanh, trẻ hiểu đƣợc nghĩa và đã dùng từ chính xác hơn; đã sử dụng đƣợc nhiều mẫu câu đơn giản, đúng ngữ pháp; có thể kể một số chuyện ngắn một cách tuần tự, lôgíc; có thể kể chuyện theo tranh,...Nhƣ vậy điều kiện và khả năng giao tiếp đƣợc mở rộng. Mặt âm thanh của lời nói cũng nhanh chóng phát triển: Trẻ lĩnh hội đƣợc và phát âm đúng nhiều âm vị; phát âm từ, câu rõ nét hơn. Trẻ bắt đầu biết điều chỉnh tốc độ, cƣờng độ của giọng nói.

các âm vị tiếng Việt trong các từ, câu một cách rành mạch, rõ ràng, tiếp tục rèn luyện kĩ năng điều chỉnh giọng nói với cƣờng độ, tốc độ phù hợp với tình huống giao tiếp.

+ Tuần tự tập cho trẻ phát âm tất cả các âm vị trong tiếng Việt. Các âm vị khó phát âm nhƣ s, tr, r, x, ch, l...

+ Luyện các bộ phận của cơ quan phát âm: Môi, lƣỡi, hàm,...

+ Chính xác hóa việc phát âm các âm vị riêng biệt (và trong âm tiết) và biết tách một âm ra khỏi âm khác.

+ Củng cố phát âm đúng các âm trong từ.

+ Củng cố phát âm đúng các âm tiết trong lời nói (trong các cấu trúc câu)

* Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo

Các nhà sƣ phạm đã phân chia nội dung phát triển vốn từ theo chủ đề nhƣ: những từ ngữ nói về cuộc sống riêng; những từ ngữ nói về cuộc sống xã hội và những từ ngữ nói về thế giới tự nhiên.

+ Nội dung phát triển vốn từ ngữ về cuộc sống xã hội

. Mở rộng vốn từ về phƣơng tiện giao thông và các đặc điểm hoạt động của nó: Máy bay (bay); thuyền (...trôi); xe máy (lao, phóng,...).

. Hình thành khái niệm về Tổ quốc, quê hƣơng, nhân dân (Tổ quốcViệt Nam rộng lớn, chung cho tất cả mọi ngƣời,...quê hƣơng là nơi đƣợc sinh ra và lớn lên,...).

. Cung cấp hiểu biết, vốn từ về địa phƣơng: xã, phƣờng, tỉnh, các danh lam thắng cảnh, (cho trẻ đi tham quan).

. Mở rộng vốn hiểu biết và vốn từ về các ngày lễ lớn: 2/9 ngày quốc khánh; 1/5 quốc tế lao động,... (ngày hội chung của tất cả mọi ngƣời, khác với ngày lễ của từng nhà nhƣ cƣới hỏi, mừng thọ, giỗ, Tết).

. Hiểu về gia đình và xã hội: gia đình gồm những ngƣời ruột thịt: mẹ đẻ, bố đẻ, anh chị ruột; họ hàng và những ngƣời cùng có chung các cụ, các ông bà; nhân dân có chung quê hƣơng, đất nƣớc.

. Hiểu về những sinh hoạt chung của xã hội: lao động, chiến đấu, hội họp, lễ Tết...

+ Những từ ngữ nói về thế giới tự nhiên

. Cho trẻ so sánh những con vật, yêu cầu trẻ tìm đƣợc những điểm giống nhau để dần dần biết phân loại, khái quát: Gà, vịt, chim có hai chân và hai cánh, chúng ăn thóc, gạo; chó mèo, trâu, bò,... đều có 4 chân; chó, mèo ăn thịt, trâu, bò ăn cỏ,...

. Cho trẻ nhận biết và nói về các mùa trong năm: Mùa xuân ấm áp, có mƣa phùn, cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa hạ nắng chói chang, nóng nực; mùa thu mát mẻ, nắng đẹp, trời trong, khô ráo; mùa đông rét buốt, trời u ám, gió bấc,...

* Nội dung dạy trẻ đặt câu

+ Câu đơn hạt nhân: Một số khó hơn nhƣ:

. Danh từ (của, bằng) danh từ . VD: Bàn ghế bằng gỗ. . Động từ (là) danh từ. Ví dụ: Học là rất vui.

. Tính từ (là) tính từ. Ví dụ: Chăm chỉ là ngoan.

. Tính từ (là) danh từ. Ví dụ: Cao là Ngọc Hà.Thấp là Cẩm Hà.

+ Câu đơn mở rộng: Ngoài mở rộng thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm còn là các thành phần trạng ngữ loại khác.

. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Ví dụ: Quyển vở này bị bẩn vì bạn Hƣng. . Trạng ngữ chỉ mục đích. Ví dụ: Con may áo để cho em bé búp bê. + Các từ đƣợc mở rộng thành nhóm từ phức tạp hơn

. Nhóm danh từ có cấu tạo gần đủ các thành phần. Ví dụ: Con biết tất cả các quyển vở ấy.

. Nhóm động từ có hai phần phụ. Ví dụ: Con nhìn thấy các bạn đang xếp hình ngôi nhà.

. Phần phụ sau của nhóm động từ là một cấu trúc chủ - vị. Ví dụ: Các bạn trai hét to làm các bạn trong lớp điếc hết cả tai.

+ Các kiểu câu ghép

. Ghép đẳng lập - tăng tiến: Không những mẹ thƣơng con mà ba cũng thƣơng con. . Ghép chính phụ điều kiện - kết quả: Nếu con chăm ngoan mẹ sẽ mua truyện tranh công chúa cho con.

. Ghép chính phụ giả thiết - kết quả: Nếu mà con không ốm thì con đã đƣợc về quê.

* Phát triển ngôn ngữ mạch lạc

Ở mẫu giáo lớn, lời nói mạch lạc đã đạt đƣợc trình độ khá cao. Trẻ đã biết hình thành kỹ năng nhận xét lời nói và câu trả lời của bạn, bổ sung hoặc sửa chữa các câu trả lời đó. Vào năm thứ 6 trẻ có thể đặt các câu chuyện miêu tả hay theo một chủ đề nào đó cho trƣớc một cách tuần tự và rõ ràng nhƣng trẻ cũng cần đến mẫu lời nói của cô giáo; kĩ năng truyền đạt trong lời kể thái độ, cảm xúc của mình đối với các sự vật, hiện tƣợng trong câu chuyện của trẻ vẫn còn chƣa phát triển đầy đủ, giáo viên cần có thái độ thận trọng và động viên trẻ.

+ Trong nhóm mẫu giáo lớn 5-6 tuổi yêu cầu trẻ nắm đƣợc các loại cơ bản của lời nói độc thoại - kể chuyện và kể lại chuyện.

+ Dạy trẻ kể chuyện bắt đầu từ kể lại một cách đơn giản các tác phẩm văn học ngắn đến hình thức cao hơn của kể chuyện tự sáng tạo.

* Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua thơ và chuyện

+ Dạy trẻ cảm nhận nhịp điệu, âm điệu của thơ, ca dao, đồng dao.

+ Dạy trẻ cảm nhận các hình thức nghệ thuật trong truyện, thơ, ca dao, đồng dao.

+ Dạy trẻ cách đánh giá các nhân vật trong truyện. + Dạy trẻ trẻ kể lại truyện theo từng đoạn, theo tranh. + Dạy trẻ tập đóng kịch.

* Chuẩn bị cho trẻ khả năng tiền đọc - viết

+ Dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm: Những chữ cái ghi âm tiếng Việt theo kiểu chữ in thƣờng và chữ viết thƣờng đƣợc trẻ làm quen và nhận dạng qua các giác quan.

+ Dạy trẻ nhớ đƣợc tên âm chữ cái: Thông qua thẻ chữ, qua trò chơi, cô giáo giúp trẻ nhớ đƣợc tên chữ cái. Đây là cơ sở ban đầu giúp trẻ chuẩn bị ghép các âm thành vần, thành tiếng ở lớp Một.

+ Dạy trẻ làm quen với tƣ thế ngồi và cách cầm bút viết khi tập tô chữ cái: Dạy trẻ tập tô chữ cái theo mẫu nhằm rèn luyện một số thao tác, kĩ năng, thói quen,... của hoạt động học tập nhằm chuẩn bị cho trẻ tập viết ở bậc tiểu học. Vì vậy cần chuẩn bị bàn ghế đúng quy cách, vở tập tô, bút chì, ánh sáng.

+ Dạy trẻ cách ngồi đúng tƣ thế: Ngồi ngay ngắn, thẳng cột sống, đầu hơi cúi, ngực cách mép bàn 3-4cm, mặt cách vở 25-30cm.

+ Dạy trẻ cách cầm bút: Tay phải cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), kết hợp với cổ tay, cánh tay, khuỷu tay, tay trái giữ góc trái mép vở.

+ Dạy trẻ kĩ năng tô những nét cơ bản theo mẫu.

+ Dạy trẻ kĩ năng tô 29 chữ cái tiếng Việt: Dùng bút chì đen tô trùng khít lên các nét chữ in mờ trên đƣờng kẻ ngang. Tô theo đúng trật tự: Nét nào trƣớc, nét nào sau. Tô từ trên xuống dƣới, từ trái sang phải.

* Giáo dục văn hóa giao tiếp ngôn ngữ cho trẻ

Nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trƣờng mầm non nhƣ sau:

+ Dạy trẻ biết chào hỏi, thƣa gửi, cảm ơn, xin lỗi; + Dạy trẻ biết xƣng hô phù hợp với chuẩn mực;

+ Dạy trẻ không nói dối, không đƣợc thiếu trung thực trong lời nói; + Dạy trẻ biết giữ giọng nói, ngữ điệu phù hợp trong giao tiếp; + Dạy trẻ lễ phép, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên khi giáo tiếp; + Dạy trẻ không nói nhanh, hấp tấp, nói hét to nơi đông ngƣời; + Dạy trẻ không nói ngọng, nói lắp, văng tục, chửi bậy;

+ Dạy trẻ không nói trống không, nói ngang, nói leo, quấy nhiễu, vòi vĩnh; + Dạy trẻ niềm nở trong giao tiếp, biết cảm thông, chia sẻ.

1.4.3. Hình thức, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường MN

* Hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ

Có hai hình thức phát triển lời nói cho trẻ, đó là: Các tiết học và các hoạt động ngoài tiết học.

- Đối với các tiết học có thể chia làm ba loại: + Tiết học cho trẻ làm quen với chữ cái;

+ Loại tiết học có ƣu thế phát triển lời nói nhƣ cho trẻ làm quen với môi trƣờng xung quanh và cho trẻ làm quen với văn học;

+ Các tiết học khác nhƣ cho trẻ làm quen với toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc,...

Có thể thấy, mọi tiết học khác nhau đều có cơ hội để phát triển tiếng nói cho trẻ. Đặc biệt các giờ học cho trẻ làm quen với môi trƣờng xung quanh, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là những loại giờ độc chiếm ƣu thế phát triển lời nói cho trẻ. Các giờ học thơ, truyện vừa giải quyết nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ nghệ thuật, vừa giải quyết một nhiệm vụ quan trọng không kém là hình thành và phát triển ở trẻ kĩ năng nói đúng ngữ pháp và lời nói mạch lạc.

- Đối với hình thức ngoài tiết học bao gồm tất cả các hoạt động khác nhƣ vui chơi, lao động, tham quan, sinh hoạt,... Trò chơi là hình thức tác động có hiệu quả đến ngôn ngữ của trẻ. Trò chơi giúp trẻ tự nói lên lời nói của mình. Tích cực hóa vốn từ của trẻ. Giáo viên tham gia vào các trò chơi với trẻ, làm phong phú thêm vốn từ của chúng, đồng thời giáo dục trẻ lễ độ khi giao tiếp. Hoạt động sinh hoạt của trẻ dƣới chỉ đạo của giáo viên cũng là hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo viên có thời gian nói chuyện với trẻ, sáng tạo nhiều chủ đề để nói chuyện khác nhau (ăn mặc, thể dục buổi sáng, dạo chơi, đi bộ, v.v...), làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, hình thành thói quen nói chuyện.

Tóm lại, hiện nay có rất nhiều hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mỗi hình thức có tính ƣu việt riêng của nó. Để đạt đƣợc mức độ phát triển ngôn ngữ thật tốt cho trẻ, cần vận dụng tất cả các hình thức.

* Phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ

Về phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non, bao gồm:

- Phương pháp trực quan: là phƣơng pháp chủ đạo trong quá trình phát triển

ngôn ngữ cho trẻ. Phƣơng pháp trực quan đƣợc sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dạy nói cho trẻ (luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc…)

và đƣợc tiến hành trên giờ học, mọi lúc, mọi nơi. Theo nghĩa rộng, trực quan có thể đƣợc hiểu: Trực tiếp sử dụng các giác quan (để tiếp xúc với đối tƣợng); các đối tƣợng để tiếp xúc (đồ dùng trực quan).. Phƣơng pháp trực quan thƣờng sử dụng dƣới hình thức sau:

+ Cho trẻ xem vật thật, tranh ảnh: là hình thức cô cho trẻ đƣợc tiếp xúc với từng vật cụ thể qua đó giúp trẻ nhận biết, tri giác vật một cách khái quát và cụ thể từng chi tiết, từ đƣợc gọi chính xác với vật và đặc điểm của vật. Trong khi xem xét, cô giáo kết hợp chỉ vào vật hoặc từng chi tiết, đặc điểm của vật với từ đƣợc gọi (trong trƣờng hợp không có vật thật, cô giáo cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi, tranh ảnh…).

+ Cho trẻ quan sát: là dạy trẻ sử dụng những giác quan, bộ máy vận động của mình để tích lũy dần dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tƣợng và kỹ xảo ngôn ngữ. Khi tổ chức quan sát, không nên chỉ hƣớng sự chú ý của trẻ vào các sự vật và hiện tƣợng riêng lẻ, mà cần phải làm cho trẻ thấy đƣợc mối quan hệ giữa chúng. Điều đó giúp trẻ suy nghĩ mạch lạc và biểu hiện những ấn tƣợng của mình bằng lời nói trôi chảy. Ví dụ: Quan sát quả chín, quả xanh để thấy đƣợc sự khác biệt về màu sắc .

+ Cho trẻ tham quan: là hình thức đƣa trẻ đến gần sự vật, hiện tƣợng. Trẻ có thể quan sát các sự vật... và mở rộng nhận thức của mình. Nội dung tham quan phải đáp ứng đƣợc sở thích của trẻ. Buổi tham quan không mang tính chất của một bài học. Sau buổi tham quan cần tổ chức ngay các biện pháp củng cố các nhận thức và ấn tƣợng thu lƣợm đƣợc… thông qua việc trao đổi, trò chuyện...

- Phương pháp đàm thoại (dùng lời nói): Đàm thoại là những cuộc nói chuyện có

xu hƣớng, đƣợc chuẩn bị trƣớc giữa cô giáo và các cháu theo một đề tài nhất định. Phải chọn đề tài đàm thoại phù hợp với vốn kinh nghiệm của trẻ, nhiệm vụ giáo dục trong từng lứa tuổi. Trong thực tiễn các trƣờng mẫu giáo, đàm thoại về lao động của nhân dân về thiên nhiên, về các phƣơng tiện giao thông, về cuộc sống của trẻ đƣợc tiến hành rộng rãi thông qua các hoạt động sau:

+ Cho trẻ nghe đọc thơ, ca dao, đồng dao: Đọc thơ, ca dao, đồng dao... giúp trẻ cảm nhận đƣợc vần điệu, nhịp điệu của tiếng Việt. Khi đọc thơ cho trẻ nghe, cô giáo kết hợp giải thích các từ khó, từ xa lạ đối với trẻ. Đây là việc làm góp phần phát triển vốn từ nói riêng, phát triển ngôn ngữ nói chung cho trẻ.

+ Cho trẻ nghe kể, đọc chuyện: Là phƣơng pháp chủ yếu giúp trẻ làm quen với văn học. Khi đọc, kể chuyện cô giáo sử dụng ngữ điệu giọng nói để bộc lộ đƣợc đặc điểm, tính cách nhân vật. Đọc kể phải chậm rãi, vừa phải để trẻ còn lắng nghe và ghi nhớ đƣợc các từ ngữ, câu văn trong truyện... điều đó giúp trẻ tích luỹ vốn từ và học đƣợc cách thể hiện qua giọng đọc, giọng kể của cô.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)