Phân tích nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 61 - 63)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5.2.Phân tích nguyên nhân thực trạng

2.5.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm

- Giáo dục mầm non ở huyện nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam, sự quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị trong khả năng cho phép của Ủy ban nhân dân huyện Tây Giang.

- Đội ngũ CBQL và giáo viên luôn nỗ lực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, tâm huyết, yêu nghề, ham học hỏi.

2.5.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

- Trong công tác xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ, một số nhà trƣờng còn thực hiện chung chung, chƣa cụ thể, chƣa tính đến đặc thù của trƣờng, đặc trƣng của học sinh nên khi tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả các hoạt động phát triển ngôn ngữ chƣa cao.

- Ban giám hiệu một số trƣờng chƣa thực sự coi trọng khâu kiểm tra, đánh giá, chƣa tổ chức đƣợc các chuyên đề, các đợt thao giảng để nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ; chƣa kịp thời có những hình thức khen thƣởng, khích lệ giáo viên có tinh thần tích cực trong hoạt động giảng dạy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Một số giáo viên còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động, một số giáo viên chƣa có kinh nghiệm, thiếu sự linh hoạt, sáng tạo.

- Công tác huy động nguồn lực cộng đồng phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất chƣa đầy đủ, chƣa đủ điều kiện phƣơng tiện để đáp ứng yêu cầu thiết kế hay tổ chức các hoạt động theo hƣớng hiện đại ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng của các hoạt động.

- Phụ huynh học sinh là ngƣời đồng bào chiếm đa số, đời sống còn nhiều khó khăn, sự quan tâm đến học sinh chƣa nhiều nên khó phối kết hợp trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Nhƣ vậy, thông qua nội dung chƣơng 02, tác giả đã bám sát cơ sở lý luận đƣợc xây dựng ở chƣơng 01, để từ đó làm rõ kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Luận văn đã khảo sát ý kiến của CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL và giáo viên mầm non các trƣờng về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã đƣợc các nhà trƣờng coi trọng trong quá trình dạy học. Qua tổng hợp và phân tích thực trạng nhận thấy: Kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu; các hoạt động làm quen với văn học, làm quen với chữ viết đƣợc các nhà trƣờng tổ chức thƣờng xuyên theo đúng chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại bộ phận giáo viên mầm non có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình có lòng yêu nghề, yêu trẻ, có trách nhiệm trong công việc, luôn có ý thức học hỏi để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của GDMN trong thời kỳ đổi mới. Tuy vậy, do đặc thù của một huyện miền núi nghèo, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nên kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn tồn tại một số hạn chế nhƣ: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại còn ít đƣợc đầu tƣ; một số giáo viên đã nhận thức đúng nhƣng chƣa đầy đủ về nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ, một số giáo viên còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy trẻ; hình thức tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ chƣa thực sự đa dạng phong phú. Nhà trƣờng chƣa có nhiều biện pháp tích cực trong việc huy động xã hội hóa trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tóm lại, từ các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và kết quả điều tra, phân tích thực trạng là cơ sở cần thiết cho việc đề xuất, hoàn thiện các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ở chƣơng 03.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN TÂY GIANG,

TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 61 - 63)