Chỉ đạo giáo viên chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 72)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Chỉ đạo giáo viên chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt

hoạt động làm quen văn học và làm quen chữ cái

a. Mục đích của biện pháp

Nhằm giúp trẻ dễ nhớ tên các bài thơ, câu chuyện, dễ cảm thụ đƣợc nội dung các bài thơ, câu chuyện, tìm hiểu các tác phẩm văn học, từ đó tạo nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Qua hoạt động làm quen với chữ cái giúp trẻ có biểu tƣợng và nhớ đƣợc các chữ cái. Trẻ thƣờng xuyên đƣợc làm quen với văn học, với chữ cái sẽ rèn luyện đƣợc khả năng phát âm, phát triển vốn từ. Hoạt động làm quen với văn học giúp trẻ hiểu đƣợc ý nghĩa của các từ và đƣợc rèn luyện về ngữ pháp.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi, hoạt động làm quen với văn học và chữ cái có một vai trò rất quan trọng. Để thực hiện tốt hoạt động này, ngoài việc sử dụng các phƣơng pháp truyền thống để dạy trẻ, giáo viên cần chủ động kết hợp một số phƣơng pháp mới để giúp trẻ phát triển tốt hơn về ngôn ngữ, trí tƣởng tƣợng và phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Phƣơng pháp dạy học tích cực là phƣơng pháp giáo dục, dạy học lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, dạy học thông qua tổ chức các hoạt động thực tiễn, tăng cƣờng việc tự học và học cá nhân.

* Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen văn học

- Dạy trẻ trong các tiết học làm quen với văn học ở trên lớp

Để thực hiện tốt hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi qua các tiết làm quen với văn học thì giáo viên cần chuẩn bị bài soạn thật tốt. Giáo viên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, kiến thức cho từng tiết phù hợp với nội dung của bài, chọn nhiều hình thức gây hứng thú cho trẻ; thu hút trẻ tiếp thu kiến thức, tiết học có sự logic từ đầu đến cuối, tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng. Sử dụng hệ thống câu hỏi tổng quát, câu hỏi gợi mở, câu hỏi liên hệ, câu hỏi giúp trẻ nhớ lại tác

phẩm và hệ thống câu hỏi phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi trẻ. Từ phần trò chuyện và giải quyết nội dung đến phần cuối cùng luyện tập, củng cố, có thể thay đổi hình thức, sử dụng các phƣơng pháp khác nhau, cô có thể đƣa ra các câu đố để phát huy đƣợc tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Trong quá trình diễn ra hoạt động, cô chỉ là ngƣời tổ chức, gợi mở, vận dụng linh hoạt các kiến thức sƣ phạm để hƣớng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm. Cần hƣớng dẫn giáo viên chuẩn bị trang thiết bị, đồ dùng đẹp, hấp dẫn để trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Ví dụ: Khi cô kể cho trẻ nghe câu chuyện "Sự tích cây vú sữa" (chủ đề thế giới thực vật và giáo dục đạo đức), phần trò chuyện chủ đề và kể lần 1cô cho trẻ đi thăm khu vƣờn của bác nông dân trồng rất nhiều loại cây. Cô đƣa ra các câu đố về các loại cây cho trẻ giải, sau đó cô trò chuyện, dẫn dắt trẻ vào kể lần 1. Để thu hút trẻ vào kể lần 2, cô cho trẻ chơi trò chơi Ghép tranh (trẻ đƣợc vận động): 01 bức tranh về ngƣời mẹ và cậu bé và 01 bức tranh cậu bé ngồi dƣới cây vú sữa khóc. Từ hai nội dung bức tranh đó, cô kể cho trẻ nghe lần 2 bằng rối dẹt. Để đặt tên cho câu chuyện, cô khuyến khích trẻ tự đặt câu hỏi cho bạn trả lời. Khi kể lần 3: Cô cho trẻ hoá thân vào nhân vật bằng cách cho trẻ đóng hai nhân vật chính cậu bé và ngƣời mẹ. Qua lời kể của cô, trẻ minh họa lại hành động của hai nhân vật đó. Trẻ thực sự bị cuốn hút vào hoạt động một cách say sƣa và thoải mái. Với một số câu chuyện, bài thơ đã đƣợc các nhạc sĩ chuyển thể, phổ nhạc thành bài hát, ban giám hiệu hƣớng dẫn giáo viên đƣa vào dạy trẻ để củng cố nội dung các tác phẩm văn học. Ví dụ: Khi dạy trẻ đọc thơ: Ảnh bác", cô có thể dùng ảnh bác và lá cờ đỏ bằng vật thật, việc đó giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc và hiểu nội dung bài thơ, khắc sâu kiến thức và thu hút trẻ. Trong quá trình tổ chức các tiết học, giáo viên phải đƣa ra các tình huống hấp dẫn, bất ngờ, tạo sự hồi hộp. Ví dụ: Với chủ đề "Thế giới thực vật" cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: Cây táo thần".

- Lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động giờ học khác và dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi

Có thể thấy rằng, trong học tập và sinh hoạt hàng ngày, văn học đến với trẻ thông qua các hoạt động đa dạng, phong phú nhƣ hoạt động vui chơi, hoạt động học tập và ngay cả khi trẻ ăn, trƣớc khi trẻ đi ngủ. Ví dụ: Trƣớc giờ ngủ, để trẻ đi vào giấc ngủ một cách say sƣa và thoải mái cô có thể đọc thơ cho trẻ nghe. Văn học còn có thể đến với trẻ ngay cả khi đi dạo cùng cô. Trong lúc đi dạo, cô có thể trò chuyện với trẻ về các con vật, đọc cho trẻ nghe các bài thơ về con vật, về cây cối hoặc cho trẻ đọc các bài thơ đó. Ngoài ra, cô còn tổ chức cho trẻ tham gia vào hội thi nhƣ: “Bé kể chuyện”. Trẻ đƣợc đóng vai các nhân vật trong truyện, đƣợc thể hiện tính cách nhân vật trong truyện, từ đó trẻ hiểu đƣợc nội dung tác phẩm và muốn đƣợc tham gia vào hoạt động văn học. Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian và đọc các bài đồng dao cũng là một trong

những hình thức thu hút trẻ vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Ví dụ: Khi chơi trò chơi: Nu na nu nống" trẻ vừa đọc bài thơ, vừa chơi cùng nhau một cách vui vẻ. Hoạt động cho trẻ làm quen với văn học không chỉ dạy trẻ qua các tiết học mà ta có thể dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, lồng ghép trong các hoạt động giáo dục khác nhằm giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ văn học và phát triển ngôn ngữ.

* Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với chữ cái

- Dạy trẻ trong các tiết học cho trẻ làm quen với chữ cái

Hiệu trƣởng chỉ đạo, hƣớng dẫn giáo viên cho trẻ làm quen với từng nhóm chữ dƣới các hình thức đa dạng, phong phú theo đúng đặc trƣng của tiết học.

Ví dụ: Ở tiết dạy: Cho trẻ làm quen với chữ cái m, n chủ đề “Gia đình”, và “Thế giới thực vật" có thể dạy trẻ dƣới một số cách nhƣ sau:

Để dạy trẻ làm quen với chữ “m” giáo viên trò chuyện cho trẻ nghe về tên gọi của các thành viên trong gia đình. Cho trẻ kể tên các thành viên trong gia đình, hỏi trẻ ai là ngƣời trẻ yêu nhất. Trẻ sẽ nói là mẹ. Cho trẻ nói về lý do yêu mẹ...Từ đó cho trẻ làm quen với chữ m trong từ “mẹ”. Ngoài chữ m in thƣờng giáo viên giới thiệu cho trẻ thêm chữ M in hoa, chữ m viết thƣờng tuy viết khác nhau nhƣng đều đọc là “mờ”. Cho trẻ nhận xét, khám phá đặc điểm chữ m, luyện phát âm chữ m.

Làm quen với chữ n: Cho trẻ nhận quà và đoán: cô đọc thƣ của hoa nhài và tặng quà là một chùm hoa nhài. Sau khi dâng hoa đẹp hoa nhài viết thƣ tạm biệt chúng mình hoa nhài đã tỏa mùi hƣơng ngát cho mỗi nhà. Đƣa ra cho trẻ một số câu hỏi tích hợp các môn học khác nhƣ:

+ Hoa nhài có màu gì?

+ Vì sao hoa nhài lại nở vào ban đêm? + Con có thích trồng hoa nhài không? Giới thiệu chữ n, tìm hiểu đặc điểm, phát âm.

Cho trẻ so sánh chữ m và chữ n. Sau khi trẻ tìm ra điểm giống nhau, để định hƣớng cho trẻ tìm hiểu điểm khác nhau, giáo viên có thể hỏi trẻ: chữ nào có nhiều nét móc hơn? Sau khi cho trẻ làm quen với các chữ cái cần có những trò chơi củng cố, đây là một nội dung quan trọng giúp trẻ ôn luyện, hệ thống lại những kiến thức đã học. Tùy theo từng chủ đề, từng nhóm chữ khác nhau mà lựa chọn những trò chơi nhẹ nhàng, phù hợp.

Ngoài ra, để trẻ nhớ lâu hơn chữ cái m, n vì có 2 chữ cái nên giáo viên có thể lựa chọn cho trẻ chơi 3 trò chơi nhẹ nhàng có xen kẽ động, tĩnh.

. Trò chơi “Mắt ai tinh, tai ai thính” (trò chơi tĩnh) cho trẻ chơi dƣới nhiều hình thức khác nhau: cô giơ chữ - trẻ đọc, hát đố, tổ bên phải tìm chữ giơ lên, tổ bên trái và tổ ở giữa phát âm và ngƣợc lại.

Để thực hiện tốt các nội dung đã phân tích cần tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn để giáo viên nhận thức sâu sắc về vai trò của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ và có những kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ trong tiết học và ngoài tiết học. Ban giám hiệu nhà trƣờng cần thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động phát triển ngôn ngữ để chỉ đạo, bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ để giúp trẻ thực hiện tốt hoạt động phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ chuẩn bị tốt cho việc học đọc, học viết ở lớp Một.

3.2.5. Chỉ đạo hướng dẫn GV thực hiện xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ cả trong và ngoài lớp học

a. Mục đích của biện pháp

Nhằm giúp giáo viên thấy đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng môi trƣờng học tập cho trẻ và biết cách xây dựng môi trƣờng phát triển ngôn ngữ cho trẻ phong phú, hấp dẫn, gây hứng thú và tạo điều kiện tốt để trẻ phát triển ngôn ngữ đạt hiệu quả tích cực. Để đạt đƣợc mục đích này thì cần xây dựng môi trƣờng và điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi với đầy đủ các phƣơng tiện hỗ trợ cần thiết. Hiệu trƣởng cần quản lý các điều kiện và phƣơng tiện hỗ trợ hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi nhằm đảm bảo cho hoạt động này đƣợc thực hiện trong môi trƣờng tốt nhất và diễn ra thuận lợi. Từ đó, nâng cao chất lƣợng phát triển ngôn ngữ và chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trƣờng.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

* Tạo môi trường phát triển ngôn ngữ trong lớp học

- Tạo môi trƣờng phát triển ngôn ngữ thông qua cắt dán các chữ cái dƣới dạng các băng từ, câu đối, thơ, các bảng chữ cái, thẻ chữ cái, góc chữ cái theo chủ đề, sƣu tầm nhiều tranh chữ to, sách, truyện cho trẻ đƣợc làm quen hàng ngày và đặt ở các vị trí thuận lợi nhất.

Ví dụ: Trong lớp ban giám hiệu nhà trƣờng hƣớng dẫn giáo viên có thể tiến hành trang trí, dán các chữ viết, các từ theo từng chủ đề ở các góc hoạt động, các mảng chính nhƣ: Cụm từ: “Bé vui đến trƣờng”, “Bé học chăm ngoan”, “Thƣ viện của bé”, “Bé tập làm nghệ sỹ”...Hay dán các chữ ghi lịch sinh hoạt của lớp hay một số quy định của lớp nhƣ: “ Đến lớp không khóc nhè”, “Bé không đƣợc đánh bạn”, “Bé không ăn quà vặt trong lớp”…

- Thƣờng xuyên tổ chức cho trẻ cùng tham gia thảo luận dƣới dạng kể chuyện sáng tạo. Cô và trẻ cùng chọn tên của từng góc chơi mỗi khi chuyển chủ đề mới. Điều đó sẽ thu hút đƣợc sự chú ý của trẻ, trẻ tích cực hoạt động, giúp trẻ ôn luyện chữ đã học và làm giàu vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Đối với chủ đề các nghề: Giáo viên và

trẻ cùng trò chuyện về chủ đề ngành nghề, sau đó cô hƣớng trẻ vào câu chuyện: Cô gọi trẻ lên và hỏi xem sau này con muốn làm nghề gì? Tại sao? Cứ nhƣ vậy, cô có thể khơi gợi đƣợc tƣ duy ngôn ngữ cho trẻ. Hay với các góc khác cũng vậy, cô và trẻ cùng đàm thoại, thoải mái trao đổi để đặt tên nhƣ: họa sĩ tí hon, ngôi nhà mơ ƣớc, thành phố tƣơng lai...(đối với góc họa sĩ). Từ những tên gọi gần gũi với trẻ mà chính cô và trẻ đặt tên sẽ kích thích trẻ ghi nhớ từ đó lâu hơn, và giúp trẻ phần nào hiểu về từ đó.

- Một trong những biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi hữu ích đó là giúp trẻ thuộc các chữ cái cơ bản. Để giúp trẻ nhớ lâu các mặt chữ cái, giáo viên lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp để trang trí tên các góc, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ để trẻ dễ nhìn thấy. Đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, hầu hết các chữ này giáo viên thƣờng để ở dạng chữ in thƣờng, với màu sắc đẹp phù hợp với mảng hoạt động và hình ảnh minh hoạ của góc. Khi chơi cô thƣờng hỏi chữ cái đầu tiên của từ là chữ gì? Chữ cái nào trong từ đã học rồi? Làm nhƣ vậy trẻ nhớ các từ đó rất lâu và lại một lần nữa trẻ đƣợc luyện phát âm, đặc biệt có trẻ đã thao tác ghép chữ nhiều lần thành quen và đã tự ghép mà không cần mẫu của cô. Ngoài ra giáo viên còn thƣờng thay đổi tên gọi hình ảnh của các góc cho phù hợp với từng chủ đề và tạo sự mới mẻ khoảng không gian hấp dẫn mỗi khi trẻ đến lớp. Ví dụ: góc gia đình, góc nghề nghiệp, góc ƣớc mơ của bé…. Nhƣ vậy, qua mỗi chủ đề giáo viên lại cung cấp thêm cho trẻ nhớ và tự viết đƣợc nhiều từ mới và ôn luyện nhiều chữ cái đã học.

- Thu hút trẻ tham gia tạo môi trƣờng phát triển ngôn ngữ thông qua các góc tạo hình, góc sách, góc thƣ viện, góc ƣớc mơ nhằm phát huy tích tích cực hoạt động của trẻ. Ở mỗi góc chơi, giáo viên cần hƣớng dẫn, phát huy tính tích cực của trẻ. Ví dụ: Đối với góc thƣ viện, đây là nơi trẻ đƣợc tiếp xúc nhiều với chữ cái, và rèn luyện kỹ năng tiền biết đọc, biết viết của trẻ nhƣ: cách lật giở sách, cách đƣa mắt từ trái sang phải khi đọc, hoặc các từ mới nhƣ: tên truyện, tên các trang bìa, tên các album tự tạo với các mẫu chữ khác nhau. Cô cần tạo cơ hội cho trẻ đƣợc hoạt động với truyện thơ, tranh chữ to có sẵn, tự tạo... trẻ đƣợc xem tranh, tập kể chuyện, trẻ đƣợc mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ, trẻ biết cách chỉ từ trái sang phải, hết dòng trên mới xuống dòng dƣới, trẻ nhƣ đƣợc hoà nhập với thế giới của ngƣời lớn. Khi trẻ tiếp xúc với các loại sách, báo, tạp chí...có nhiều kiểu chữ khác nhau ở bất kỳ nơi nào trẻ cũng rất tự tin và có thể tự mình khám phá nội dung. Đối với góc ƣớc mơ, cô hãy hƣớng dẫn trẻ đƣợc nói trƣớc cô và các bạn những ƣớc mơ của mình, tại sao trẻ lại có ƣớc mơ nhƣ vậy. Qua đó, giúp trẻ tự tin thể hiện chính kiến thức của mình, rèn luyện đƣợc kỹ năng thuyết trình.

* Tạo môi trường phát triển ngôn ngữ ngoài lớp học

- Ngoài lớp học, để tạo đƣợc môi trƣờng phát triển ngôn ngữ hiệu quả, Ban giám hiệu hƣớng dẫn giáo viên gắn, treo các cụm từ, các từ, chữ cái trên cửa lớp: các cành cây ứng với tên cây nhƣ: Cây hoa phƣợng, cây hoa phong lan..., gắn trên bờ tƣờng, bờ rào, các bậc cầu thang các khẩu hiệu, chữ cái hay những nội dung tuyên truyền nhƣ: “Bé đội mũ bảo hiểm khi đến trƣờng nhé”, “Mỗi ngày đến trƣờng là một ngày vui”; ... qua đó trẻ đƣợc thƣờng xuyên tiếp xúc, củng cố các kiến thức phát triển ngôn ngữ và thông qua đó nhớ mặt chữ cái.

- Góc thiên nhiên ngoài trời: Đây là nơi trẻ đƣợc tiếp xúc ở mọi thời điểm trong ngày. Giáo viên cần tạo môi trƣờng phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng hai cách sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)