9. Cấu trúc của luận văn
1.6.1. Các yếu tố chủ quan
* Đội ngũ giáo viên
Để đạt đƣợc hiệu quả trong quá trình dạy nói cho trẻ, trƣớc hết giáo viên cần biết và nắm vững tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ của cô giáo mầm non phải hƣớng tới chuẩn mực tiếng Việt, phải mẫu mực để trẻ noi theo.
Giáo viên là ngƣời đại diện nhà trƣờng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng và gia đình. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của trƣờng mầm non. Đồng thời, giáo viên cũng giúp nhà trƣờng phát huy đƣợc thế mạnh của gia đình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo nên sự thống nhất giáo dục trẻ giữa hai lực lƣợng giáo dục. Để làm đƣợc chức năng tuyên truyền cho các bậc cha mẹ các cô giáo cần nắm vững mục đích của việc tuyên truyền là giúp cho các bậc cha mẹ hiểu về trẻ, về công tác giáo dục mầm non, biết vận dụng những hiểu biết của mình vào việc nuôi dƣỡng, dạy dỗ con em mình. Ngoài những yêu cầu trên cô giáo cần nắm đặc điểm tâm lý trẻ, nắm phƣơng pháp giáo dục, phƣơng pháp dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đồng thời cô giáo còn phải xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung của công tác này. Điều đặc biệt quan trọng để thực hiện thành công hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ đó là giáo viên phải yêu trẻ và yêu nghề. Có nhƣ vậy mới đạt kết quả tốt trong thực hiện các hoạt động phát triển ngôn ngữ tại cơ sở giáo dục mầm non.
* Người thân xung quanh trẻ
Ngƣời thân xung quanh trẻ có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Chỉ thông qua ngƣời lớn và nhờ có ngƣời lớn trẻ mới lĩnh hội đƣợc toàn bộ sự phong phú của thực tại: Thế giới đồ vật với cách sử dụng chúng, các mối quan hệ ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời, kho tàng ngôn ngữ… Chính vì vậy những ngƣời lớn trong gia đình và xung quanh trẻ có vai trò đặc biệt trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngƣời lớn dạy trẻ thƣờng xuyên ở mọi nơi, mọi lúc, trong các tình huống của cuộc sống thực ở xung quanh. Có thể nói đứa trẻ đã lớn lên bên cạnh mẹ,
bên cạnh những ngƣời thân yêu ruột thịt, qua đó trẻ học ăn, học nói, học gói, học mở… học làm ngƣời và đƣợc phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Cho nên, ngƣời lớn phải có ý thức trong việc phát ngôn, không nói lắp, nói ngọng, lời nói phải có văn hóa để làm gƣơng cho trẻ bắt chƣớc, đồng thời ngƣời lớn phải có ý thức sửa sai cho trẻ. Có nhƣ vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mới đạt hiệu quả cao.