Mục đích khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 81)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm nhằm kiểm định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi, trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu và phổ biến các biện pháp để quản lý chỉ đạo tốt hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong đơn vị nhà trƣờng.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Khảo nghiệm ý kiến của 33 CBQL và 49 GV của 07 trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của 07 biện pháp sau:

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về sự cần thiết và yêu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.

- Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, đổi mới nội dung, hình thức và phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo hƣớng tích hợp các hoạt động trong nhà trƣờng.

- Chỉ đạo GV chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen văn học và làm quen chữ cái.

- Chỉ đạo hƣớng dẫn GV thực hiện xây dựng môi trƣờng phát triển ngôn ngữ cho trẻ cả trong và ngoài lớp học.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3.4.4. Tiến trình khảo nghiệm

- Giai đoạn 1: Tiến hành xây dựng bảng hỏi điều tra về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang; sau đó tiến hành hỏi thử và in bảng hỏi (từ 25/4/2020- 29/4/2020).

- Giai đoạn 2: Gửi bảng hỏi điều tra về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang đến các đối tƣợng điều tra và thu hồi bảng hỏi điều tra (ngày 4/5/2020- 11/5/2020).

- Giai đoạn 3: Xử lí và đánh giá kết quả điều tra về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang (11/5/2020 – 18/5/2020).

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

* Kháo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 3.1. Bảng khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

S TT CÁC BIỆN PHÁP TÍNH CẤP THIẾT (%) ĐTB Không cấp thiết Ít Cấp thiết Khá cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về sự cần thiết và yêu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

0 1,2 32,9 53,7 12,2 3,77

2

Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV, đổi mới nội dung, hình thức và phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

0 0 30,5 62,2 7,3 3,77

3

Xây dựng kế hoạch chƣơng trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo hƣớng tích hợp các hoạt động trong nhà trƣờng

0 0 48,8 42,7 8,5 3,60

4

Chỉ đạo GV chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen văn học và làm quen chữ cái trong chƣơng trình giáo dục mầm non

0 2,4 35,4 47,6 14,6 3,74

5

Chỉ đạo hƣớng dẫn GV thực hiện xây dựng môi trƣờng phát triển ngôn ngữ cho trẻ cả trong và ngoài lớp học

0 0 39,0 52,4 8,6 3,70

6

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

0 0 36,5 53,7 9,8 3,73

7

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Nhận x t Nhìn vào kết quả bảng 3.1 cho thấy đa số các ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang là cấp thiết, tuy nhiên mức độ đánh giá cao, thấp khác nhau nhƣ sau:

- Biện pháp đƣợc đánh giá với mức độ cấp thiết nhất với ĐTB cao nhất (3,77) đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về sự cần thiết của việc

phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”và biện pháp “Bồi dưỡng nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV, đổi mới nội dung, hình thức và phương

pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ”. Điều đó cho thấy, những ngƣời đƣợc hỏi ý kiến

đều thấy cần thực hiện tốt các biện pháp này thì mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Cùng với nhận thức tốt, ngƣời giáo viên giỏi chuyên môn, thƣờng xuyên cập nhật và bổ sung những phƣơng pháp dạy tích cực, luôn yêu nghề, yêu trẻ là nhân tố quyết định đến chất lƣợng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ và chất lƣợng giáo dục nói chung.

- Bên cạnh đó biện pháp “Chỉ đạo GV chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ

thông qua hoạt động làm quen văn học và làm quen chữ cái” đƣợc đánh giá với mức

độ cấp thiết thứ hai với ĐTB là 3,74. Đối với trẻ 5-6 tuổi, những kiến thức làm quen ban đầu với văn học và chữ cái đặt nền móng cho trẻ bƣớc vào lớp Một. Bởi vậy, giáo viên, nhà trƣờng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này trong giảng dạy trẻ để trẻ có thể lĩnh hội một cách tốt nhất.

- Biện pháp “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất

lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ” đƣợc đánh giá là ít cấp thiết hơn với

ĐTB là 3,40. Qua trao đổi một số CBQL, GV cho rằng hoạt động phát triển ngôn ngữ là tất yếu trong chƣơng trình giáo dục mầm non, do vậy cảm thấy không cần thiết phải kiểm tra, đánh giá nhiều tránh gây áp lực cho giáo viên. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, bất kỳ hoạt động giáo dục nào của nhà trƣờng cũng cần đến công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, có nhƣ thế thì hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mới thực sự hiệu quả.

* Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 3.2. Bảng khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

S TT CÁC BIỆN PHÁP TÍNH KHẢ THI (%) ĐTB Không khả thi Ít khả thi Khá khả thi Khả thi Rất khả thi 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về sự cần thiết và yêu cầu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

0 0 64,6 30,5 4,9 3,40

2

Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV, đổi mới nội dung, hình thức và phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

0 2,4 65,9 29,3 2,4 3,32

3

Xây dựng kế hoạch chƣơng trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo hƣớng tích hợp các hoạt động trong nhà trƣờng

0 3,7 56,1 40,2 0 3,37

4

Chỉ đạo GV chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen văn học và làm quen chữ cái.

0 3,7 53,7 41,4 1,2 3,40

5

Chỉ đạo hƣớng dẫn GV thực hiện xây dựng môi trƣờng phát triển ngôn ngữ cho trẻ cả trong và ngoài lớp học

0 8,5 54,9 36,6 0 3,28

6

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

0 7,3 63,4 28,0 1,3 3,23

7

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

0 6,1 63,5 28,0 2,4 3,27

Nhận x t Nhìn vào kết quả bảng 3.2 cho thấy đa số các ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang là khả thi, tuy nhiên mức độ đánh giá cao, thấp khác nhau nhƣ sau:

- Biện pháp đƣợc đánh giá mức độ khả thi nhất với ĐTB cao nhất (3,40) đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển ngôn

ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”và biện pháp “Chỉ đạo GV chú trọng phát triển ngôn

ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen văn học và làm quen chữ cái”. Qua trao đổi

nhiều ý kiến cho rằng hai biện pháp này có thể thực hiện đƣợc ở tất cả các trƣờng mầm non trong huyện.

- Biện pháp “Xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo

hướng tích hợp các hoạt động trong nhà trường” đƣợc đánh giá với mức độ khả thi

cao thứ hai với ĐTB là 3,37. Có thể thấy rằng, ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thì việc tích hợp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trƣờng là biện pháp cần phải thực hiện và có thể thực hiện đƣợc.

- Biện pháp “Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ

trẻ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ” đƣợc đánh giá

là ít khả thi nhất với ĐTB thấp nhất là 3,23. Dựa trên điều kiện thực tế thì kết quả này cũng hợp lý vì đa số PHHS tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang là ngƣời dân tộc thiểu số, họ có đời sống khó khăn, điều kiện công việc không ổn định cho nên việc phối hợp cùng với nhà trƣờng trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nhƣng để khắc phục thực trạng này, GV cần cố gắng tận dụng những cơ hội trong giờ đón trẻ trả trẻ, trao đổi trò chuyện với PHHS một số điều về trẻ tại trƣờng thì có thể tạo đƣợc sự quan tâm cùng phối hợp của PHHS trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Nhƣ vậy, qua kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang cho phép chúng ta tin tƣởng vào tính khách quan và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chƣơng 1 và kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang ở chƣơng 2, trong chƣơng 3 chúng tôi đã đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý công tác này. Qua kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp cho thấy rằng các biện pháp đều có tính cấp thiết và khả thi để góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang trong giai đoạn hiện nay, nhằm tạo bƣớc đệm vững chắc cho trẻ vào lớp Một. Có thể khẳng định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non có một vai trò rất quan trọng trong hình thành kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và phát huy các tố chất của trẻ. Phát triển ngôn ngữ là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả của công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, Ban giám hiệu nhà trƣờng cần dành nhiều thời gian và công sức cho công tác này nhằm ngày càng nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Kết quả đề tài nghiên cứu cho thấy trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có thể rút ra một số kết luận sau:

Về lý luận: Đề tài đã nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi, một số đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi và tầm quan trọng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại trƣờng mầm non. Đề tài cũng đã nêu đặc điểm, phân tích nội dung ngôn ngữ của lứa tuổi mầm non 5-6 tuổi và các phƣơng pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ; từ đó làm rõ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp quản lý cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non.

Về thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực tế, đề tài đã có những đánh giá toàn diện về thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi, thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, từ đó làm rõ những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, tồn tại nhƣ sau:

* Kết quả đạt đƣợc:

- CBQL nhà trƣờng và GV đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi và đã quan tâm thực hiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ dựa trên sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- GV chủ nhiệm các lớp đã chú trọng tích hợp các nội dung phát triển ngôn ngữ vào trong chƣơng trình GDMN, vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp, hình thức giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.

- Về cơ bản, Ban giám hiệu các trƣờng mầm non đều nắm đƣợc nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi và đã chú trọng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong nhà trƣờng.

- Những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng GDMN, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng.

* Những hạn chế, tồn tại:

- Một bộ phận nhỏ CBQL, GV vẫn chƣa đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi, chƣa xác định rõ các nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục thích hợp để thực hiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ đạt hiệu

quả tốt nhất.

- Công tác kiểm tra đánh giá còn mang tính hình thức, chƣa bám sát vào mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ để xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể.

- Công tác quản lý, bồi dƣỡng GV về tổ chức thực hiện các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi chƣa đƣợc các trƣờng chủ động thực hiện mà chủ yếu là dựa vào các lớp tập huấn, bồi dƣỡng do ngành tổ chức. Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với gia đình, các tổ chức xã hội trong việc nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ chƣa thực sự hiệu quả.

* Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại:

Những hạn chế của công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi có nguyên nhân từ nhiều phía, song nguyên nhân chính quyết định đến kết quả của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ vẫn thuộc về vai trò quản lý của Ban giám hiệu trƣờng. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất 07 biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non, bao gồm:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)