9. Cấu trúc của luận văn
1.6.2. Các yếu tố khách quan
* Chế độ sinh hoạt, môi trường giáo dục hằng ngày
Chúng ta cần khẳng định rằng, giáo dục là nền tảng cho sự phát triển của xã hội và con ngƣời trong xã hội. Đối với một đứa trẻ, giáo dục bao giờ cũng tính đến mọi yếu tố sinh học cũng nhƣ yếu tố xã hội ảnh hƣởng đến sự hình thành nhân cách của đứa trẻ ấy. Giáo dục có thể rèn luyện làm thay đổi điều kiện sinh học, tạo ra hoàn cảnh tốt, đặc biệt là tổ chức cho trẻ hoạt động để thực hiện mục đích của giáo dục. Đây là yếu tố quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ có hiệu quả. Cần tăng cƣờng hoạt động ngôn ngữ, tăng cƣờng nói chuyện giao tiếp với trẻ, tạo môi trƣờng ngôn ngữ để trẻ thoải mái, tự tin giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày để ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế đƣợc rèn luyện và phát triển. Tạo môi trƣờng ngôn ngữ trong và ngoài lớp một cách phong phú, với nhiều hình thức hấp dẫn và đƣợc thay đổi thƣờng xuyên theo chủ đề. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt không còn cách nào ngoài việc tổ chức mọi hoạt động cho trẻ đƣợc tốt. Tuy nhiên, chế độ sinh hoạt của trẻ ở gia đình, môi trƣờng giáo dục hằng ngày của trẻ còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cƣ từng địa phƣơng cụ thể. Và đây là yếu tố khách quan ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại các trƣờng mầm non.
* Cơ sở vật chất
Bên cạnh việc đánh giá cao vai trò của giáo dục cũng không nên xem giáo dục là “chìa khóa vạn năng”. Bởi mọi sự tác động từ bên ngoài đều phải qua cái bên trong, thông qua điều kiện vật chất, tiền đề làm nảy sinh và phát triển tâm lý. Cơ sở vật chất, phòng học, thiết bị đồ dùng dạy học là phƣơng tiện lao động sƣ phạm của giáo viên và phƣơng tiện học tập của học sinh, là một trong những thành tố quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học trong trƣờng mầm non. Cơ sở vật chất tốt nhất để dạy trẻ nói đó là môi trƣờng tự nhiên. Nó có tác dụng mạnh mẽ thúc đẩy và làm giàu ngôn ngữ cho trẻ. Ngoài ra, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cũng là những phƣơng tiện quan trọng góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong trƣờng mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ dùng dạy học, đồ chơi là phƣơng tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn. Song hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất ở các trƣờng mầm non không tƣơng đồng. Một số nơi do nguồn kinh phí đầu tƣ hạn
hẹp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học nghèo nàn đã hạn chế nhiều đến hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp và của chính quyền địa phương
Giáo dục là quốc sách hàng đầu – đó chính là phƣơng châm thực hiện chƣơng trình giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục mầm non ở Việt Nam hiện nay. Chính những chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc về Giáo dục và Đào tạo, chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trƣờng, chế độ chính sách cho giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công tác quản lý ngành... đƣợc xem là động lực tác động từ bên ngoài vào hoạt động dạy học. Nó quyết định trực tiếp làm cho hoạt động dạy học ở nhà trƣờng đạt chất lƣợng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục. Từ vai trò quan trọng của giáo dục mầm non rất cần sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành, chính quyền về mặt kinh phí đầu tƣ, trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của trƣờng mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Nơi nào có sự quan tâm nhiều của chính quyền địa phƣơng, nơi đó hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sẽ phát triển phong phú và ngƣợc lại.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Nhƣ vậy, qua chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã đề cập các vấn đề về lý luận quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. Đồng thời, cũng làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài; phân tích cơ sở lý luận về hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trƣờng mầm non. Tác giả cũng chỉ rõ các vấn đề về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ… Qua những nền tảng lý luận trên chúng ta nhận thấy rằng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non, là một trong những chƣơng trình quan trọng hàng đầu trong chƣơng trình giáo dục tại một cơ sở giáo dục mầm non, là yếu tố quan trọng quyết định chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trƣờng. Các vấn đề đã trình bày chỉ mới ở góc độ kiến thức lý luận, còn việc đƣa ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trƣờng mầm non cần phải nghiên cứu về thực trạng công tác này hiện nay. Chúng tôi xin trình bày thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ở chƣơng 02.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON
HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM