Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 63 - 64)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Trong chƣơng trình giáo dục mầm non, hoạt động phát triển ngôn ngữ là một lĩnh vực quan trọng trong các nội dung giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Hoạt động ngôn ngữ tốt sẽ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh nhanh nhậy hơn, từ đó ảnh hƣởng đến các hoạt động trí tuệ, đến việc phát triển đạo đức, thẩm mĩ, thể lực của trẻ. Bởi vậy, quản lý, tổ chức có hiệu quả các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cơ sở, nền tảng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị những điều kiện, tiền đề để trẻ vững vàng bƣớc vào lớp Một.

Trong quá trình đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cần đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp cụ thể là cần phải tính tới các yếu tố tác động tới các biện pháp nhƣ: Đội ngũ giáo viên; điều kiện, phƣơng tiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy; cơ sở vật chất nhà trƣờng cùng với sự kiểm tra đánh giá hoạt động của các cấp quản lý giáo dục. Khi đã đảm bảo đƣợc tính hệ thống trong đề xuất các biện pháp tức là chúng ta đã đặt các biện pháp trong mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lý. Từ đó sẽ tạo điều kiện phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục, quản

lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo hệ thống, lôgíc, biện pháp đầu tiên đến biện pháp cuối cùng phải bổ trợ, kế thừa lẫn nhau, phối hợp với nhau để cùng tổ chức thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)