Thực trạng quản lý thực hiện các nội dung phát triển ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 54)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện các nội dung phát triển ngôn ngữ

Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng quản lý thực hiện các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

STT NỘI DUNG Đối

tƣợng

Kết quả thực hiện (%)

ĐTB Yếu TB Khá Tốt Rất

tốt

1 Quản lý việc dạy đúng, dạy đủ các nội dung chƣơng trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ

CBQL 0 0 27,3 60,6 12,1 3,85

GV 0 2,0 44,9 53,1 0 3,51 2 Quản lý thực hiện đúng tiến độ

thời gian các nội dung theo kế hoạch thời khóa biểu

CBQL 0 0 21,2 66,7 12,1 3,91

GV 0 0 42,9 46,9 10,2 3,67 3 Quản lý thực hiện nội dung sinh

hoạt chuyên môn; thông qua giáo án, dự giờ lên lớp

CBQL 0 0 30,3 66,7 3,0 3,73

GV 0 0 30,6 57,1 12,3 3,82 4 Quản lý nắm bắt tình hình thực

hiện hoạt động hàng ngày của giáo viên các nhóm lớp

CBQL 0 0 15,2 81,8 3,0 3,88

GV 0 0 44,9 46,9 8,2 3,63 5 Kịp thời bổ sung, điều chỉnh

nhằm đảm bảo chất lƣợng thực hiện nội dung chƣơng trình

CBQL 0 0 42,4 57,6 0 3,58

Nhận x t Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy:

Mức độ quản lý thực hiện các nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang đƣợc đánh giá tƣơng đối tốt và khá đồng đều.

- Đối với CBQL: Mức độ thực hiện nội dung“Quản lý thực hiện đúng tiến độ

thời gian các nội dung theo kế hoạch thời khóa biểu” có ĐTB cao nhất = 3,91 là nội

dung đƣợc đánh giá là thực hiện tốt nhất trong 05 nội dung khảo sát. Việc quản lý thực hiện các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi theo đúng tiến độ thời gian không chỉ giúp trẻ tiếp thu đầy đủ các nội dung mà còn đảm bảo tính thƣờng xuyên, lặp lại các nội dung để giúp trẻ tiếp thu tốt nhất các kiến thức cần thiết cho phát triển hoạt động này.

- Đối với GV: Nội dung “Quản lý thực hiện nội dung sinh hoạt chuyên môn;

thông qua giáo án, dự giờ lên lớp” đƣợc đánh giá là thực hiện tốt nhất với ĐTB=3,88.

Đây vừa là kết quả đồng thời cũng là yêu cầu thƣờng xuyên ở mỗi trƣờng. Bởi vì trong một môi trƣờng giáo dục sƣ phạm, việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn thƣờng xuyên thông qua giáo án, dự giờ lên lớp sẽ giúp cho GV có sự cập nhật kiến thức liên tục, thƣờng xuyên, trau dồi, trao đổi, chia sẻ kiến thức với đồng nghiệp, từ đó, GV sẽ nâng cao đƣợc chuyên môn của mình nhiều hơn.

Trong khi nội dung “Kịp thời bổ sung, điều chỉnh nhằm đảm bảo chất lượng

thực hiện nội dung chương trình” lại có ĐTB thấp nhất là 3,58 – CBQL là 3,59 - GV.

Việc kịp thời bổ sung, điều chỉnh nội dung chƣơng trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi ở trƣờng mầm non để cho nội dung phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, điều kiện thực tế của nhà trƣờng là một công việc cần phải thực hiện thƣờng xuyên. Tuy nhiên, so với các nội dung khác thì nội dung này hiện nay chƣa đƣợc thực hiện tốt bằng ở các trƣờng mầm non ở Tây Giang do nhiều nguyên nhân nhƣ cấp quản lý chƣa kịp thời nắm bắt nội dung cần điều chỉnh, nguồn kinh phí hạn chế, nguồn lực GV chƣa đáp ứng kịp thời sự thay đổi.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các hình thức, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng chỉ đạo thực hiện các hình thức, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

STT NỘI DUNG Đối

tƣợng Mức độ thực hiện (%) ĐTB Yếu TB Khá Tốt Rất tốt 1

Chỉ đạo bồi dƣỡng giáo viên và tổ chức tọa đàm về đổi mới phƣơng pháp PTNN

CBQL 0 0 51,5 48,5 0 3,48

GV 0 0 44,9 49,0 6,1 3,61

2 Chỉ đạo triển khai đa dạng hóa các hình thức PTNN

CBQL 0 0 51,5 45,5 3,0 3,52

GV 0 2,0 34,7 59,2 4,1 3,65

3

Phổ biến kinh nghiệm dạy học của giáo viên giỏi, chỉ đạo trao đổi kinh nghiệm soạn giáo án, dử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học

CBQL 0 0 30,3 69,7 0 3,70

GV 0 0 42,9 46,9 10,2 3,67

4

Chỉ đạo tổ chức hội giảng, lựa chọn các chủ đề thiết thực với tình hình cụ thể của nhà trƣờng

CBQL 0 0 66,7 33,3 0 3,33

GV 0 0 36,7 49,0 14,3 3,78

5

Chỉ đạo đổi mới cách dạy của giáo viên theo hƣớng thúc đẩy, tạo điều kiện cho trẻ đƣợc khám phá, tìm tòi, trải nghiệm, tăng tính thực hành ngôn ngữ

CBQL 0 0 21,2 72,7 6,1 3,85

GV 0 0 22,4 73,5 4,1 3,82

6

Chỉ đạo động viên, khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT, các phần mềm hỗ trợ, phƣơng tiện nghe nhìn

CBQL 0 0 81,8 18,2 0 3,18

GV 0 4,2 46,9 46,9 2,0 3,47

Nhận x t Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy:

Công tác chỉ đạo thực hiện các hình thức, phƣơng pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang đƣợc đánh giá tƣơng đối tốt và khá đồng đều. Mức độ thực hiện nội dung“Chỉ đạo đổi mới cách dạy của giáo viên theo hướng thúc đẩy, tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, tìm

tòi, trải nghiệm, tăng tính thực hành ngôn ngữ” có ĐTB cao nhất = 3,85 (CBQL); 3,82

(GV). Đây là nội dung đƣợc đánh giá là thực hiện tốt nhất trong 6 nội dung khảo sát về chỉ đạo thực hiện các hình thức, phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở

các trƣờng mầm non huyện Tây Giang. Đối với trẻ em, việc đƣợc khám phá, tìm tòi thế giới xung quanh thông qua các hình thức trò chơi, tham quan… là một trong những phƣơng pháp, hình thức hữu hiệu nhất để phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi.

Trong khi đó, nội dung “Chỉ đạo động viên, khuyến khích giáo viên ứng dụng

CNTT, các phần mềm hỗ trợ, phương tiện nghe nhìn” đƣợc cả hai đối tƣợng khảo sát

đánh giá ĐTB thấp nhất: ĐTB=3,18 (CBQL); ĐTB=3,47 (GV). Kết quả đánh giá này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay ở huyện Tây Giang. Hiện nay, các trƣờng mầm non ở Tây Giang còn nhiều khó khăn nên việc đầu tƣ các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại còn chƣa đồng bộ. Điều này cũng ảnh không nhỏ đến việc dạy và học của giáo viên, học sinh.

2.4.4. Thực trạng quản lý xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

S TT

NỘI DUNG Đối

tƣợng Mức độ thực hiện (%) ĐTB Yếu TB Khá Tốt Rất tốt 1

Tổ chức xây dựng môi trƣờng ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ đƣợc nghe, đƣợc bắt chƣớc và đƣợc nói CBQL 0 0 21,2 75,8 3,0 3,82 GV 0 0 40,8 55,1 4,1 3,63 2 Tổ chức trang thiết bị đồ dùng học tập đáp ứng yêu cầu dạy học của các nhóm lớp

CBQL 0 0 36,4 57,6 6,1 3,70

GV 0 8,2 49,0 38,8 4,1 3,39

3

Đảm bảo môi trƣờng học tiếng Việt phong phú, thúc đẩy sự tham gia tích cực của trẻ

CBQL 0 0 45,5 45,5 9,1 3,64

GV 0 8,3 57,1 30,6 4,1 3,31

4

Tạo môi trƣờng giao tiếp phù hợp với các điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội vùng miền

CBQL 0 0 12,1 78,8 9,1 3,97

GV 0 0 14,3 77,5 8,2 3,94

Nhận x t Qua kết quả ở bảng 10 khảo sát cho ta thấy:

Mức độ thực hiện quản lý xây dựng môi trƣờngphát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang đƣợc đánh giá khá tốt. Mức độ thực hiện nội dung “Tạo môi trường giao tiếp phù hợp với các điều kiện tự nhiên, văn

hóa xã hội vùng miền” có ĐTB cao nhất = 3,97 (CBQL); 3,94(GV). Đây là nội dung

đƣợc đánh giá là thực hiện tốt nhất trong 4 nội dung khảo sát về quản lý môi trƣờng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang. Tây

Giang là một huyện miền núi cao, còn nghèo ở Quảng Nam. Đây là nơi cƣ trú của phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi vậy, trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, bên cạnh việc tuân thủ các quy định chung của Bộ GD&ĐT, vấn đề giáo dục tại địa phƣơng này còn phải bám sát vào điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hoá xã hội để phù hợp với thực trạng của các trƣờng ở Tây Giang.

Trong 4 nội dung về quản lý môi trƣờng phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nội dung

“Đảm bảo môi trường học tiếng Việt phong phú” đƣợc cả hai đối tƣợng khảo sát đánh

giá thấp nhất: ĐTB=3,64 (CBQL); ĐTB=3,31 (GV). Nhƣ vậy, hiện nay, các trƣờng mầm non ở Tây Giang do còn nhiều khó khăn trong việc tạo ra môi trƣờng học tiếng Việt phong phú cho trẻ nhƣ thiếu các thiết bị hỗ trợ dạy học; thiếu môi trƣờng cho trẻ phát triển các khả năng về nghệ thuật, hội họa…

2.4.5. Thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ

Bảng 2.11. Đánh giá thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

S TT NỘI DUNG Đối tƣợng Mức độ thực hiện (%) ĐTB Yếu TB Khá Tốt Rất tốt

1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

CBQL 0 0 30,6 63,3 6,1 3,94

GV 0 0 42,9 57,1 0 3,76 2 Phân công thực hiện kế hoạch kiểm

tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

CBQL 0 0 36,4 54,5 9,1 3,73

GV 0 0 44,9 51,0 4,1 3,59 3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra,

đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

CBQL 0 0 34,7 59,2 6,1 3,64

GV 0 0 28,6 63,3 8,1 3,71 4 Phối hợp giữa các bộ phận trong nhà

trƣờng trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

CBQL 0 0 36,4 63,6 0 3,64

GV 0 0 49,0 51,0 0 3,51

5 Xây dựng môi trƣờng thúc đẩy khắc phục hạn chế, nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

CBQL 0 0 21,2 75,8 3,0 3,82

GV 0 0 30,6 69,4 0 3,69 6 Tổ chức lƣu trữ kết quả kiểm tra,

đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

CBQL 0 0 27,3 63,6 9,1 3,82

Nhận xét: Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy:

Mức độ thực hiện tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt độngphát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang đƣợc đánh giá khá tốt. Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ thực hiện nội dung 1 “Xây dựng kế hoạch kiểm tra,

đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi” có ĐTB cao nhất = 3,94

(CBQL); 3,76 (GV). Đây là nội dung đƣợc đánh giá là thực hiện tốt nhất trong 6 nội dung khảo sát về tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang. Kết quả này cho thấy, các cấp quản lý đã rất coi trọng, quan tâm đến hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện.

Trong 6 nội dung về tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6, nội dung “Phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường trong

công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi” đƣợc cả 2

đối tƣợng khảo sát đánh giá ĐTB thấp nhất: ĐTB=3,64 - CBQL; ĐTB=3,51 - GV. Nhƣ vậy, để hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt đƣợc những hiệu quả tốt nhất thì các cấp quản lý, giáo viên ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang cần phải có biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thật thƣờng xuyên, khoa học, cần tăng cƣờng sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trƣờng trong công tác kiểm tra, đánh giá nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng chăm sóc hoạt động phát triển ngôn ngữ nói riêng, nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ tại các nhà trƣờng nói chung.

2.5. Đánh giá chung thực trạng

2.5.1. Đánh giá chung

Nhƣ vậy, qua các nội dung phân tích thực trạng nói trên chúng ta thấy rằng, thời gian qua công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng bên cạnh đó vẫn còn không ít những mặt yếu, tồn tại và hạn chế. Từ kết quả điều tra, khảo sát, trò chuyện với đội ngũ Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên tham gia vào giảng dạy hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang chúng tôi có những nhận định chung nhƣ sau:

2.5.1.1. Ưu điểm

Các trƣờng mầm non huyện Tây Giang đã thực hiện nghiêm túc điều lệ trƣờng mầm non và các văn bản quy phạm pháp luật về Giáo dục - Đào tạo. Cán bộ quản lý trong nhà trƣờng đều đạt chuẩn nghề nghiệp, nhiệt tình, nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả. Nhà trƣờng có kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ GV, từ đó nâng cao chất lƣợng

chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ.

Hiệu trƣởng các trƣờng đã nhận thức đúng về ý nghĩa tầm quan trọng của nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trƣờng mầm non nên đã chủ động xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp quản lý và tập trung chỉ đạo thành công ở một số nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ trong điều kiện cơ sở vật chất của một số trƣờng trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi đã đạt yêu cầu mục tiêu đề ra ở mức độ nhất định trong điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của một địa phƣơng miền núi còn nhiều khó khăn, có số lƣợng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số.

2.5.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những ƣu điểm trong công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục đó là:

Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều, chênh lệch về độ tuổi khá lớn trong một trƣờng mầm non. Nhiều giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và hạn chế về kỹ năng sƣ phạm. Một số giáo viên còn yếu về kỹ năng nghề nghiệp, chƣa đáp ứng yêu cầu đổi mới phƣơng pháp giáo dục theo mục tiêu chỉ đạo chuyên môn chung của ngành GD&ĐT. Có những giáo viên chƣa chủ động trau dồi ngôn ngữ, tự học, rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ đúng đắn, thân ái, lịch sự để giúp trẻ uốn nắn, rèn kỹ năng nói rõ câu, cách phát âm rõ ràng...chƣa thấy đƣợc vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ nhƣ: mở mang nhận thức, giáo dục tình cảm đạo đức, ngôn ngữ...

Một số đồ dùng trực quan chƣa đa dạng, có tính thu hút sự chú ý của trẻ. Giáo viên cũng chƣa thực sự giúp cho trẻ đƣợc phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở mọi lúc, mọi nơi (ngoài tiết học: vui chơi, tham quan thực tiễn), mà chủ yếu là qua tiết học chính và qua việc tích hợp trên một số tiết học khác.

Một số biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ chƣa phù hợp với khả năng và nhận thức của giáo viên. Biện pháp còn áp dụng thực hiện đồng đều, chƣa phân loại phù hợp với khả năng trình độ đào tạo của giáo viên và nhận thức của học sinh ở từng nhóm lớp. Đối với các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển ngôn ngữ: cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học vẫn còn nhiều hạn chế nhất, là với các môn học năng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)