Thực trạng thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 45 - 48)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Bảng 2.3. Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

S TT NỘI DUNG Đối tƣợng Tình hình thực hiện (%) ĐTB Yếu TB Khá Tốt Rất tốt 1

Nắm rõ mục tiêu, yêu cầu về kiến thức kỹ năng, thái độ và sự cần thiết của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

CBQL 0 0 15,2 57,6 27,3 4,12

GV 0 0 10,2 61,2 28,6 4,18

2

Lựa chọn nội dung phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. CBQL 0 0 12,1 54,5 33,4 4,21 GV 0 0 14,2 44,9 40,9 4,27 3 Vận dụng phối hợp linh hoạt các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ để đạt đƣợc mục tiêu. CBQL 0 0 12,1 57,6 30,3 4,18 GV 0 0 8,2 55,1 36,7 4,29 4 Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

CBQL 0 0 9,1 75,8 15,2 4,06

S TT NỘI DUNG Đối tƣợng Tình hình thực hiện (%) ĐTB Yếu TB Khá Tốt Rất tốt 5 Thiết kế giáo án và tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

CBQL 0 0 15,2 48,5 36,3 4,21 GV 0 2,0 12,2 46,9 38,9 4,22 6 Tổ chức các hoạt động trò chuyện để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. CBQL 0 0 18,2 54,5 27,3 4,09 GV 0 0 18,4 46,9 34,7 4,16 7

Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả đồ dùng trực quan và thiết bị dạy học theo mục tiêu giờ học.

CBQL 0 9,1 21,1 48,5 21,3 3,82

GV 0 6,1 12,2 51,0 30,7 4,06

8

Tham gia học, rèn luyện kỹ

năng sử dụng tiếng Việt CBQL 0 6,1 18,2 48,5 27,2 3,97

GV 0 4,1 12,2 53,1 30,6 4,10

9

Thực hiện phối kết hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. CBQL 0 0 18,2 54,5 27,3 4,09 GV 0 0 16,3 49,0 34,7 4,18 10 Đánh giá trẻ thƣờng xuyên theo đúng quy định của độ tuổi.

CBQL 0 0 30,3 57,6 12,1 3,82

GV 0 0 36,7 44,9 18,4 3,82

Nhận xét: Kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy tình hình thực hiện mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang nhƣ sau:

- Đối với đối tượng khảo sát là CBQL:

+ Mục tiêu 2: “Lựa chọn nội dung phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng

nhận thức của trẻ” và mục tiêu 5: “Thiết kế giáo án và tổ chức tốt các hoạt động với

nhiều hình thức khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ” đƣợc

đánh giá là thực hiện rất tốt, với mức ĐTB cao nhất là 4,21. Qua đó cho thấy, trong những năm qua các trƣờng mầm non ở huyện Tây Giang đã tích cực trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ với nhiều thức khác nhau và lựa chọn nội dung, phƣơng pháp phù hợp với đặc điểm của trẻ tại địa phƣơng mình.

+ Mục tiêu 3: “Vận dụng phối hợp linh hoạt các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ để đạt đƣợc mục tiêu” đƣợc đánh giá xếp thứ 2 với mức ĐTB là 4,18. Kết quả này cho thấy hoạt động phát triển ngôn ngữ chỉ đạt kết quả tốt khi đƣợc thực hiện bởi nhiều phƣơng pháp lồng ghép trong chƣơng trình giáo dục mầm non. Đối với trẻ 5-6 tuổi rất dễ nhàm chán khi chỉ áp dụng duy nhất phƣơng pháp truyền thống. Bởi vậy, việc vận dụng phối hợp linh hoạt các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ đã đƣợc CBQL đánh giá là thực hiện trong mức điểm là tốt.

+ Tuy nhiên ở mục tiêu 7 là “Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả đồ dùng trực quan

và thiết bị dạy học theo mục tiêu giờ học” có ĐTB thấp nhất là 3,82. Điều này đƣợc lý

giải là do những khó khăn chủ quan và khách quan việc huy động nguồn kinh phí đầu tƣ mua sắm thiết bị dạy học cho một huyện miền núi cao, còn nhiều khó khăn.

- Đối với đối tượng khảo sát là GV:

+ Mục tiêu 3: “Vận dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp phát triển ngôn

ngữ để đạt được mục tiêu” đƣợc đánh giá ĐTB cao nhất đó là 4,29. Kết quả này cho

thấy, các GV ở trƣờng mầm non huyện Tây Giang đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi, cho nên để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất thì việc vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ đã đƣợc các GV sử dụng và thực hiện tốt nhất trong các mục tiêu.

+ Mục tiêu 5: “Thiết kế giáo án và tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức

khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ” đƣợc đánh giá thực

hiện rất tốt mới mức ĐTB xếp thứ 2 là 4,22. Trong giáo dục mầm non, hoạt động thiết kế giáo án và các tổ chức hoạt động với nhiều hình thức linh hoạt là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến các hoạt động phát triển ngôn ngữ. Đối với trẻ 5-6 tuổi, việc thay đổi thƣờng xuyên các hình thức hoạt động nhằm giảm sự nhàm chán, kích thích sự chú ý, sáng tạo cho trẻ trong quá trình tƣơng tác với GV. Bởi vậy, việc thực hiện mực tiêu thiết kế giáo án và tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã đƣợc các GV đánh giá là thực hiện trong mức điểm là rất tốt.

+ Còn mục tiêu 10 “Đánh giá trẻ thường xuyên theo đúng quy định của độ

tuổi” có ĐTB thấp nhất là 3,82. Kết quả này cho thấy, công tác đánh giá trẻ vẫn chƣa

đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Vì vậy, để hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực sự đạt đƣợc kết quả tốt thì cần đẩy mạnh thực hiện thƣờng xuyên hoạt động đánh giá trẻ. Việc đánh giá sẽ rút ra đƣợc những ƣu điểm, hạn chế, chỉ ra đƣợc nguyên nhân để khắc phục các hạn chế.

Nhƣ vậy, từ những phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non đòi hỏi các nhà quản lý phải đƣa

ra các biện pháp hữu hiệu để đem lại hiệu quả cao hơn trong việc phát triển ngôn ngữ trẻ. Cần xây dựng nội dung bồi dƣỡng phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của cán bộ quản lý và giáo viên trong những năm tiếp theo. Phải khảo sát, kiểm tra, đánh giá phân loại giáo viên để sàng lọc và có kế hoạch bồi dƣỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)