Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ

Việc tổ chức kiểm tra đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống, phân tích và đối chiếu với mục tiêu của chƣơng trình giáo dục mầm non, nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo sự phát triển của trẻ phù hợp với mục tiêu giáo dục. Việc kiểm tra đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non là việc làm hết sức cần thiết. Nội dung kiểm tra bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:

+ Đánh giá thực trạng, xác định xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt đƣợc ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến.

+ Phát hiện những lệch lạc, sai sót trong kế hoạch đã đạt đƣợc. + Điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp uốn nắn lệch lạc

Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phải đạt đƣợc những yêu cầu cơ bản sau:

- Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trƣờng thông qua đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo, gồm có 2 loại: Đánh giá trẻ hằng ngày và theo giai đoạn (đánh giá cuối chủ đề và đánh giá cuối độ tuổi). Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phƣơng pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thƣờng xuyên qua các hoạt động hằng ngày.

hợp với tình hình đặc điểm phát triển của nhóm lớp theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5-6 tuổi. Vai trò của giáo viên là xác định kỹ năng ngôn ngữ của trẻ và lên kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho phù hợp cá nhân từng trẻ. Đối với một số trẻ, việc học ngôn ngữ tƣơng đối dễ dàng, nhƣng đối với các trẻ khác việc đó có khó khăn hơn. Quan trọng là phải đánh giá ngay sự khó khăn về ngôn ngữ của trẻ trong quá trình dạy học.

- Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chƣơng trình giáo dục trẻ của mọi giáo viên trong trƣờng; việc sử dụng trang thiết bị và các phƣơng tiện kỹ thuật vào hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)