9. Cấu trúc của luận văn
2.5.1. Đánh giá chung
Nhƣ vậy, qua các nội dung phân tích thực trạng nói trên chúng ta thấy rằng, thời gian qua công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng bên cạnh đó vẫn còn không ít những mặt yếu, tồn tại và hạn chế. Từ kết quả điều tra, khảo sát, trò chuyện với đội ngũ Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên tham gia vào giảng dạy hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang chúng tôi có những nhận định chung nhƣ sau:
2.5.1.1. Ưu điểm
Các trƣờng mầm non huyện Tây Giang đã thực hiện nghiêm túc điều lệ trƣờng mầm non và các văn bản quy phạm pháp luật về Giáo dục - Đào tạo. Cán bộ quản lý trong nhà trƣờng đều đạt chuẩn nghề nghiệp, nhiệt tình, nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả. Nhà trƣờng có kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ GV, từ đó nâng cao chất lƣợng
chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ.
Hiệu trƣởng các trƣờng đã nhận thức đúng về ý nghĩa tầm quan trọng của nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong trƣờng mầm non nên đã chủ động xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp quản lý và tập trung chỉ đạo thành công ở một số nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ trong điều kiện cơ sở vật chất của một số trƣờng trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi đã đạt yêu cầu mục tiêu đề ra ở mức độ nhất định trong điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của một địa phƣơng miền núi còn nhiều khó khăn, có số lƣợng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số.
2.5.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những ƣu điểm trong công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục đó là:
Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều, chênh lệch về độ tuổi khá lớn trong một trƣờng mầm non. Nhiều giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và hạn chế về kỹ năng sƣ phạm. Một số giáo viên còn yếu về kỹ năng nghề nghiệp, chƣa đáp ứng yêu cầu đổi mới phƣơng pháp giáo dục theo mục tiêu chỉ đạo chuyên môn chung của ngành GD&ĐT. Có những giáo viên chƣa chủ động trau dồi ngôn ngữ, tự học, rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ đúng đắn, thân ái, lịch sự để giúp trẻ uốn nắn, rèn kỹ năng nói rõ câu, cách phát âm rõ ràng...chƣa thấy đƣợc vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ nhƣ: mở mang nhận thức, giáo dục tình cảm đạo đức, ngôn ngữ...
Một số đồ dùng trực quan chƣa đa dạng, có tính thu hút sự chú ý của trẻ. Giáo viên cũng chƣa thực sự giúp cho trẻ đƣợc phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở mọi lúc, mọi nơi (ngoài tiết học: vui chơi, tham quan thực tiễn), mà chủ yếu là qua tiết học chính và qua việc tích hợp trên một số tiết học khác.
Một số biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ chƣa phù hợp với khả năng và nhận thức của giáo viên. Biện pháp còn áp dụng thực hiện đồng đều, chƣa phân loại phù hợp với khả năng trình độ đào tạo của giáo viên và nhận thức của học sinh ở từng nhóm lớp. Đối với các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển ngôn ngữ: cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học vẫn còn nhiều hạn chế nhất, là với các môn học năng khiếu âm nhạc, hội họa. Công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ chƣa chặt chẽ, thiếu ổn định. Công tác huy động nguồn lực cộng đồng còn yếu nên chƣa phát huy hiệu quả nguồn lực xã hội trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thời gian nhà trƣờng, giáo viên dành cho hoạt động trò chuyện, vui chơi, dã ngoại rèn luyện kỹ năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ
cho trẻ còn ít. Đó chính là những hạn chế dẫn tới chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn nhiều điểm yếu, chƣa đáp ứng mục tiêu yêu cầu giáo dục đối với trẻ 5- 6 tuổi trong trƣờng mầm non.