Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 64 - 65)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở mỗi đơn vị thì tính khả thi của biện pháp là rất quan trọng, đóng vai trò quyết định hiệu quả của các biện pháp. Tính khả thi của biện pháp phải đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở căn cứ khoa học, các biện pháp phải đƣợc kiểm chứng, khảo nghiệm để có căn cứ khách quan, có khả năng thực hiện cao và nhận đƣợc sự đồng thuận, tham gia hƣởng ứng tích cực của các cấp quản lý giáo dục, của địa phƣơng, của PHHS, đặc biệt là sự đồng thuận, tham gia hƣởng ứng tích cực của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong nhà trƣờng. Bên cạnh đó, biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, đặc thù vùng miền, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, tâm lý, nhận thức của trẻ, khả năng và trình độ của giáo viên. Các biện pháp đƣa ra phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết mâu thuẫn và cải tạo thực tiễn. Khi đƣa ra các biện pháp đều phải cân nhắc đến tính vừa sức và cân đối với điều kiện hiện có để các biện pháp đó đem lại chất lƣợng, hiệu quả, đặc biệt có khả năng áp dụng vào hoạt

động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. Tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phƣơng pháp luận để biện pháp quản lý đề xuất có giá trị thực tiễn và trở thành hiện thực trong quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)