0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Lý thuyết tài chính hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỔ PHIẾU CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 30 -31 )

Lý thuyết tài chính hành vi là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng có ý nghĩa quan trọng nhất đến quyết định đầu tư và luôn được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân khi tham gia TTCK (Kengatharan & Navaneethakrishnan, 2014). Dựa trên việc phân tích tâm lý, tài chính hành vi đã giải thích các diễn biến bất thường trên TTCK. Cấu trúc thông tin và đặc tính của những người tham gia vào thị trường chứng khoán được tài chính hành vi giả định đều bị ảnh hưởng liên kết chặt chẽ đến quá trình ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân, kèm theo thông qua các tác nhân khác từ thị trường cũng ảnh hưởng theo. Lý thuyết tài chính hành vi chỉ ra rằng không phải lúc nào cũng xảy ra cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng. Tức là không phải những nhà đầu tư cá nhân thông minh, khôn ngoan hơn thì đưa ra những quyết định đầu tư có hiệu quả cao hơn những nhà đầu tư cá nhân yếu kém khác, họ cũng cùng chịu mức độ rủi ro và cũng có thể xảy ra thua lỗ như nhau. Lúc này thị trường sẽ không hiệu quả, hay tài sản tài chính được định giá quá cao hoặc quá thấp. Tuy không thể giải thích trọn vẹn được tại sao điều này lại xảy ra, cũng như đã có nhiều nghiên cứu trước đây chưa giải thích được về sự đối lập giữa sự hợp lý trong hành vi trên TTCK với sự hiệu quả. Khi lý thuyết tài chính hành vi chưa lý giải được sự liên quan trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân hợp lý hơn đến hiệu quả đầu tư của họ, điều này là điểm hạn chế của lý thuyết. Do đó, trong phạm vi đề tài nghiên cứu sẽ không khám phá về tính hiệu quả của kết quả đầu tư sau khi đưa ra các quyết định của nhà đầu tư cá nhân.

Theo Bikas và cộng sự (2013), có nhiều nghiên cứu đưa ra quan niệm khác nhau về tài chính hành vi trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, phổ biến nhất đều chỉ ra rằng tài chính hành vi nghiên cứu sự ảnh hưởng của tâm lý tác động đến hành vi thực hiện của những người tham gia giao dịch trên thị trường tài chính, sẽ tạo ra những kết quả từ việc ảnh hưởng tác động đó. Tóm lại, tài chính hành vi bổ sung vào các lý thuyết tài chính cơ bản khi giải thích hành vi của quá trình ra quyết định giao dịch. Ngược lại với lý thuyết của Markowitz (1952) và Sharpe (1964), hành vi tài chính

giải quyết vấn đề của các cá nhân và cách mà họ thu thập và sử dụng thông tin. Hành vi tài chính tìm cách để hiểu và dự đoán được quá trình ra quyết định có quan hệ đến hệ thống thị trường tài chính. Ngoài ra, nó còn tập trung vào việc cải thiện các quyết định tài chính bằng việc áp dụng các nguyên lý tâm lý (Olsen, 1998). Tài chính hành vi được xem như là định nghĩa một lĩnh vực tài chính riêng biệt, trong đó sử dụng quan điểm tâm lý của cá nhân để thực hiện các hành vi trên thị trường tài chính, bỏ qua các giả thuyết thị trường hiệu quả (Fama, 1998). Cuối cùng, lý thuyết tài chính hành vi đưa ra sự liên kết giữa đặc điểm của nhà đầu tư cá nhân và thông tin kết quả giao dịch trên TTCK là do ảnh hưởng bởi các thông tin liên quan, các đặc điểm tính cách khác nhau của mỗi người tham gia trong đó (Bakar & Yi, 2016). Đây chính là điểm cần thiết của lý thuyết tài chính phục vụ cho đề tài nghiên cứu của tác giả. Nhờ đó, danh mục chọn lựa cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân thông qua hành vi của họ được tìm hiểu và khám phá rõ các nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CỔ PHIẾU CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 30 -31 )

×