Biến độc lập là tất cả các biến tác động đến quyết định đầu tư gồm: hình ảnh doanh nghiệp, chất lượng thông tin báo cáo tài chính, ý kiến từ nhà tư vấn, sự quá tự tin và hiệu ứng đám đông. Tác giả chọn lọc và tổng hợp kế thừa từ các nghiên cứu đi
trước, bổ sung thêm và điều chỉnh dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm, tác giả đưa ra thang đo cho từng biến độc lập như sau:
Thang đo Hình ảnh doanh nghiệp: Các nhà đầu tư cá nhân khi quyết định đầu tư chứng khoán thì sẽ quan tâm đến hình ảnh doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh như lĩnh vực hoạt động, thương hiệu, tốc độ phát triển, danh tiếng của những người lãnh đạo,… Trong nghiên cứu này, hình ảnh doanh nghiệp được đo lường dựa theo thang đo nghiên cứu trước đây và điều chỉnh bổ sung thêm qua kết quả nghiên cứu định tính. Thang đo bao gồm gồm 6 biến độc lập được ký hiệu từ HINHANH1 đến HINHANH6:
Bảng 3.1: Thang đo hình ảnh doanh nghiệp
Yếu tố Mã hóa Biến quan sát Nguồn
Hình ảnh doanh nghiệp
HINHANH1 Lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động
Pradeep Phuyal (2017) HINHANH2 Thương hiệu của doanh nghiệp
HINHANH3 Tốc độ phát triển nhanh của doanh nghiệp
HINHANH4 Danh tiếng các cổ đông lớn của doanh nghiệp
HINHANH5 Danh tiếng người lãnh đạo doanh nghiệp
Yếu tố Mã hóa Biến quan sát Nguồn
HINHANH6 Chuẩn mực đạo đức của doanh nghiệp
Bổ sung thêm theo ý kiến của chuyên gia từ kết quả
nghiên cứu định tính.
Thang đo chất lượng thông tin báo cáo tài chính: được ký hiệu là CHATLUONGTT, đo lường dựa theo thang đo nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Quỳnh Nương (2012). Trong bước nghiên cứu sơ bộ, thang đo này được điều chỉnh từ thang đo gốc gồm 8 biến độc lập. Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính từ thảo luận nhóm, tác giả điều chỉnh lược bỏ còn 2 biến độc lập là “Lợi nhuận kỳ vọng kiếm được” và “Kết quả phân tích kỹ thuật” vì lý do không thể hiện bản chất của yếu tố thông tin báo cáo tài chính. Do đo, tác giả xây dựng thang đo với 6 biến độc lập, ký hiệu từ CHATLUONGTT1 đến CHATLUONGTT6 như sau:
Bảng 3.2: Thang đo chất lượng thông tin báo cáo tài chính
Yếu tố Mã hóa Biến quan sát Nguồn
Chất lượng thông tin
báo cáo tài chính
CHATLUONGTT1 Tỷ lệ cổ tức mà doanh nghiệp
đã trả trước đây Phạm Thị Quỳnh Nương (2012) và điều chỉnh theo ý kiến thảo luận nhóm từ kết
CHATLUONGTT2 Tính minh bạch trong báo cáo
tài chính của doanh nghiệp
CHATLUONGTT3 Kỳ hạn trả cổ tức của doanh nghiệp
CHATLUONGTT4 Tỷ lệ cổ tức mà doanh nghiệp
Thang đo ý kiến từ nhà tư vấn: Các ý kiến từ nhà tư vấn ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân được tác giả tổng hợp và chọn lọc sau khi kế thừa từ đề tài nghiên cứu trước đây của HMDN Somathilake (2020). Bên cạnh đó, sau khi có ý kiến từ chuyên gia, tác giả điều chỉnh thang đo để phù hợp với bối cảnh hiện trạng của nhà đầu tư cá nhân hiện nay tại Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, lược bỏ đi 2 biến độc lập ở thang đo gốc là “Ý kiến từ chuyên viên phân tích thị trường có kinh nghiệm” và “Ý kiến từ các cổ đông lớn trong doanh nghiệp”. Qua đó, thang đó còn 4 biến độc lập, tập trung trực tiếp vào đề tài nghiên cứu, tránh được sự lan man ở thang đo gốc, được ký hiệu từ TUVAN1 đến TUVAN 4 như sau:
Bảng 3.3: Thang đo ý kiến từ nhà tư vấn
Yếu tố Mã hóa Biến quan sát Nguồn
Ý kiến từ nhà tư vấn
TUVAN1 Ý kiến của nhân viên môi giới HMDN
Somathilake (2020) và điều chỉnh theo ý kiến thảo luận nhóm từ kết quả nghiên cứu định tính. TUVAN2 Ý kiến của người thân
TUVAN3 Ý kiến bạn bè
TUVAN4 Báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán
Thang đo sự quá tự tin: trong nghiên cứu này, trên cơ sở kế thừa từ các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả đã xây dựng thang đo phù hợp với thực tế tại Sở
CHATLUONGTT5 Giá hợp lý của cổ phiếu quả nghiên
cứu định tính. CHATLUONGTT6 Mức độ thanh khoản của cổ
Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Thang đo được xây dựng có 6 biến độc lập, được ký hiệu từ TUTIN1 đến TUTIN 6, gồm:
Bảng 3.4: Thang đo sự quá tự tin
Yếu tố Mã hóa Biến quan sát Nguồn
Sự quá tự tin
TUTIN1 Luôn tin tưởng quyết định mua cổ phiếu của mình là chính xác
Lê Phước Lương và Đoàn Thị Thu
Hà (2011) TUTIN2 Mua cổ phiếu mà không cần tham khảo ý
kiến tư vấn
TUTIN3 Hài lòng với các quyết định mua cổ phiếu của mình
TUTIN4 Thích giao dịch chứng khoán nhiều lần liên tục
TUTIN5 Có thể dự báo trước rủi ro dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của bản thân
TUTIN6 Thường phóng đại sự hiểu biết của mình
Thang đo hiệu ứng đám đông: đo lường dựa theo nghiên cứu trước đây của tác giả Võ Thị Hiếu và các cộng sự (2020). Dựa theo kết quả từ nghiên cứu định tính kết hợp ý kiến chuyên gia và thảo luận nhóm đều đồng ý với quan điểm biến độc lập không liên quan là “Quan tâm đến khối lượng giao dịch cổ phiếu” cần được loại bỏ, không phù hợp để đo lường hiệu ứng đám đông. Cuối cùng, tác giả xây dựng thang đo với 4 biến độc lập, được ký hiệu từ DAMDONG1 đến DAMDONG4, gồm:
Yếu tố Mã hóa Biến quan sát Nguồn
Hiệu ứng đám đông
DAMDONG1 Quyết định mua cổ phiếu khi không
chắc chắn, mơ hồ Võ Thị Hiếu và các cộng sự (2020). Điều chỉnh theo ý kiến chuyên gia và thảo luận nhóm từ kết quả nghiên cứu định tính. DAMDONG2 Quyết định mua cổ phiếu theo số
đông
DAMDONG3 Đưa ra quyết định đầu tư nhanh chóng
DAMDONG4 Cảm thấy an tâm khi quyết định theo số đông
Biến phụ thuộc: chỉ quyết định mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân, chịu ảnh hưởng bởi các biến độc lập. Thang đo được tác giả nghiên cứu và kế thừa từ các công trình khoa học trước đây, tác giả chọn lấy ký hiệu QUYETDINH, gồm:
Bảng 3.6: Thang đo biến phụ thuộc
Mã hóa Biến quan sát Nguồn
QUYETDINH 1 Quyết định mua cổ phiếu của tôi bị ảnh hưởng bởi hình ảnh của doanh nghiệp
Pradeep Phuyal
(2017) và kết quả nghiên cứu định tính.
QUYETDINH 2
Quyết định mua cổ phiếu của tôi bị ảnh hưởng bởi chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Phạm Thị Quỳnh Nương (2012) và kết quả nghiên cứu định tính.
QUYETDINH 3 Quyết định mua cổ phiếu của tôi bị ảnh hưởng bởi ý kiến của các nhà tư vấn
HMDN Somathilake (2020) và kết quả nghiên cứu định tính.
Mã hóa Biến quan sát Nguồn
QUYETDINH 4 Quyết định mua cổ phiếu của tôi bị ảnh hưởng bởi sự quá tự tin của bản thân
Lê Phước Lương và Đoàn Thị Thu Hà (2011)
QUYETDINH 5 Quyết định mua cổ phiếu của tôi bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông
Võ Thị Hiếu và các cộng sự (2020) và kết quả nghiên cứu định tính.
Bảng hỏi sẽ được thiết kế dựa trên thang đo chính thức và áp dụng Likert 5 cấp điểm tương ứng là: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý.
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.3.1.Phương pháp thu thập dữ liệu
Tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phù hợp với mô hình nghiên cứu đã đề xuất:
Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ cổng thông tin điện tử chính thức của các cơ quan, ban ngành liên quan công bố trong khoảng thời gian từ 2015 – nay.
Dữ liệu sơ cấp cho việc phân tích và đánh giá được xác thực, tác giả tiến hành điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi được gửi đến các nhà đầu tư cá nhân tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, thu được 209 mẫu hợp lệ phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Đối tượng khảo sát: Các nhà đầu tư cá nhân tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.
Thiết kế bảng hỏi: Bảng câu hỏi khảo sát được tác giả thiết kế và chỉnh sửa qua hai giai đoạn, tinh gọn và thực tế, đảm bảo các thông tin cần thiết, dữ liệu phù hợp với đề tài nghiên cứu, đáng tin cậy để phân tích dữ liệu.
Giai đoạn 1: Bảng câu hỏi được hình thành từ cơ sở lý thuyết và những quan điểm chung về TTCK. Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát thử nghiệm với 15 mẫu gửi đến các nhà đầu tư cá nhân, chuyên viên môi giới chứng khoán, nhận được các phản hồi về thông tin câu hỏi cần được điều chỉnh, thêm bớt để phù hợp với bối cảnh TTCK hiện nay.
Giai đoạn 2: Tác giả hoàn thiện bảng hỏi và tiến hành khảo sát với bảng hỏi được gửi đi cho các nhà đầu tư cá nhân tại Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, thu được 209 mẫu hợp lệ nghiên cứu. Bảng hỏi hoàn thiện với 2 phần gồm phần thông tin chung của nhà đầu tư cá nhân như giới tính, kinh nghiệm, trình độ văn hóa,… và phần thông tin câu hỏi chi tiết đánh giá mức độ ảnh hưởng về các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Kích thước mẫu: Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, bảng hỏi khảo sát được lập ra với 31 câu hỏi khảo sát. Theo Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), việc xác định số lượng câu hỏi được tác giả lấy kích thước mẫu sẽ là gấp 5 lần tổng số biến quan sát trở lên. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). Công thức như sau: n=5*m, với m là số lượng câu hỏi trong bài. Như vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, số mẫu yêu cầu tối thiểu là 155 bảng hỏi phù hợp. Ngoài ra, xét theo mô hình hồi quy tuyến tính, theo Green (1991) và Tabachnick & Fidell (2007) thì đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo (cross-sectional data), quy mô mẫu được xác định là: n >= 50 + 8k, với k là tỷ lệ của số quan sát so với biến quan sát. Như vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, số mẫu yêu cầu tối thiểu là 100 bảng hỏi phù hợp.
Phương pháp lấy mẫu: Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện chọn hình thức lấy mẫu là phi xác suất.
Kết quả thu về 209 bảng khảo sát phù hợp để tiến hành phân tích ở các bước tiếp theo. Phù hợp với số lượng mẫu yêu cầu tối thiểu đã phân tích bằng hai phương pháp đề cập phía trên.
3.3.2.Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi hoàn tất thu thập dữ liệu, phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS được sử dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu. Kết quả phân tích nghiên cứu giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh thông qua phân tích thống kê với dữ liệu định lượng tác giả thu thập được. Thang đo sử dụng đối với các câu hỏi cho từng nhóm yếu tố ảnh hưởng là thang đo Likert 5 điểm (1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn không đồng ý). Toàn bộ dữ liệu sẽ được xử lý theo trình tự nghiên cứu: thống kê và mô tả mẫu, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến và phân tích ANOVA.
3.3.2.1. Thống kê và mô tả mẫu:
Phương pháp thống kê mô tả là kỹ thuật giúp tác giả nghiên cứu mô tả tổng quát về đặc điểm của mẫu nghiên cứu và kết quả khảo sát có được như: thời gian kinh nghiệm tham gia thị trường chứng khoán, giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, tình trạng gia đình, thu nhập hàng tháng và các yếu tố khác được đề cập chi tiết trong bảng hỏi khảo sát.
Thống kê mô tả đơn giản mô tả khái quát đặc điểm mẫu khảo sát về các nhà đầu tư cá nhân tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, không thể hiện nhiều về ý nghĩa, bản chất của nghiên cứu. Do đó, từ đây tác giả chỉ có thể đưa ra nhận xét sơ bộ ban đầu tổng quan về đối tượng khảo sát. Mọi thông tin dữ liệu sau khi hoàn tất các bước kiểm định định lượng tiếp theo, từ kết quả định lượng đó, tác giả mới có thể đi sâu hơn về diễn giải mô hình và kết hợp với kết quả từ thống kê mô tả để đưa ra các hàm ý quản trị phù hợp với đề tài nghiên cứu.
3.3.2.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:
Độ tin cậy Cronbach’s Alpha là một thang đo giúp tác giả xác định được các biến quan sát cho một yếu tố có phù hợp hay không, ngoài ra, nó còn chỉ ra được
những biến nào đóng góp trong việc đo lường khái niệm về nhân tố đó và biến nào không.
Đề tài cần kiểm định độ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha bởi vì trong quá trình nghiên cứu định lượng thì các nhân tố lớn sẽ rất khó để đo lường và cần phải sử dụng những thang đo mang tính phức tạp hơn bằng cách sử dụng nhiều câu hỏi khảo sát để có thể hiểu được bản chất của một yếu tố. Vì vậy, khi cần đo lường một nhân tố nào đó thì cách thực hiện là chia nhỏ các biến của nó ra để được đo lường dễ dàng và chính xác hơn rồi từ đó chỉ ra được bản chất của một nhân tố. Kết quả của Cronbach’s Alpha đối với nhân tố tốt sẽ chỉ ra rằng biến mà đề tài liệt kê có một thang đo tốt. Hay hiểu một cách khác, kiểm định Cronbach’s Alpha có chức năng loại bỏ các biến không phù hợp trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA.
Theo Hair et al (2006) thì hệ số độ tin cậy Cronbach's Alpha có giá trị càng lớn thì thang đo càng có giá trị, có tiêu chuẩn giá trị trong kiểm định như sau:
Nhỏ hơn 0,6: Không chấp nhận được
Từ 0,6 đến 0,7: Chấp nhận được với các nghiên cứu mới, cần xem xét lại
Từ 0,7 đến 0,8: Chấp nhận được
Từ 0,8 đến 0,95: Tốt
Từ 0,95 trở lên: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xét xét các biến quan sát có thể có hiện tượng “trùng biến”. Tức là có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo. Nó tương tự như trường hợp đa cộng tuyến trong hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu xét thêm hệ số tương quan biến tổng. Đây là hệ số cho biết mức độ tương quan, liên kết giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Hệ số này phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 thì biến quan sát đó được loại ra khỏi nhân tố đánh giá. Hệ số tương quan
biến tổng lớn hơn 0,3 là tiêu chuẩn để đánh giá một biến có ý nghĩa đóng góp giá trị vào nhân tố hay không (Nunnally & Bernstein, 1994).
3.3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA):
Sau khi thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nhân tố khám phá EFA để thực hiện đánh giá giá trị của thang đo. Có hai giá trị quan trọng của thang đo được xem xét là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích nhiều nhóm nhân tố phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). Phương pháp EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối